CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI CẢNG BIỂN CỬA NGÕ QUỐC TẾ

  • 3 Tháng mười, 2024
  • Chiến lược quy hoạch và phát triển các tuyến đường sắt trong việc kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm với hệ thống cảng biển quốc tế tại Việt Nam, đến 2030 và tầm nhìn 2050 trong thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Bài viết này Senvangdata sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vai trò và tầm quan trọng của các tuyến đường sắt trong việc kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm với hệ thống cảng biển quốc tế tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Bài viết sẽ tập trung vào việc nêu bật vai trò chiến lược của những dự án này trong việc tối ưu hóa chi phí logistics, thúc đẩy giao thương quốc tế, và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

    I) Tình hình hệ thống đường sắt Việt Nam

    Hình Ảnh: Bản đồ hệ thống đường sắt Việt Nam_ Nguồn: Senvang tổng hợp 

    Đường sắt không chỉ đóng vai trò kết nối nội địa mà còn mở rộng ra các khu vực quốc tế thông qua các cửa khẩu và cảng biển lớn. Với nhiều kế hoạch phát triển đến năm 2030, đường sắt Việt Nam đang hướng đến hiện đại hóa và tối ưu hóa vận tải hàng hóa cũng như hành khách. Ngoài ra, Việt Nam đang phát triển các tuyến đường sắt mới, đặc biệt là các tuyến đường sắt kết nối cảng biển và khu vực cửa khẩu quốc tế nhằm tăng cường khả năng giao thương và phát triển kinh tế bền vững. Quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 tập trung vào việc hiện đại hóa hệ thống, tăng cường hiệu quả vận chuyển và giảm thiểu áp lực lên hệ thống giao thông đường bộ                                            

    Hệ thống đường sắt trong việc kết nối các cảng biển và cửa khẩu quốc tế, giúp thúc đẩy xuất nhập khẩu, giảm chi phí logistics, và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, các tuyến đường sắt này giúp giảm tải giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, và tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa, nhờ kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm như Bắc Bộ, miền Trung, và miền Nam. Điều này cũng góp phần quan trọng vào chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

    II) Các tuyến đường sắt kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế

    Các tuyến đường sắt đã hoàn thành và đang hoạt động.

    1. Hà Nội- Hải Phòng.

    Hình ảnh: Tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng_ Nguồn: Senvangdata

    Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, khởi công xây dựng từ ngày 16/06/1902. Tuyến đường sắt này không chỉ là một trong những tuyến đường sắt lâu đời nhất tại Việt Nam mà còn là xương sống trong việc kết nối thủ đô với thành phố cảng lớn nhất miền Bắc. Với chiều dài khoảng 102 km, khổ đường là 1000mm.

    Các tỉnh đầu nối :Hà Nội- Hải Phòng- Hải Dương- Hưng Yên.

    Các Ga tàu : Hà Nội (ga đầu) – Long Biên – Gia Lâm – Cầu Bây – Phú Thụy – Lạc Đạo – Tuấn Lương – Cẩm Giàng – Cao Xá – Hải Dương – Tiền Trung – Lai Khê – Phạm Xá – Phú Thái – Dụ Nghĩa – Vật Cách – Thượng Lý – Hải Phòng (ga cuối)

    Chính vởi vậy tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực. Gần đây, tuyến đường đã được chú trọng nâng cấp để tăng cường khả năng vận chuyển, giảm thời gian đi lại. Dự kiến, những cải tiến này sẽ giúp kết nối thông suốt từ Lào Cai đến cảng Lạch Huyện, mở rộng mạng lưới giao thông và logistics. Tuy nhiên, tuyến đường vẫn gặp phải nhiều thách thức như tắc nghẽn do nhu cầu ngày càng tăng, cũng như các vấn đề kỹ thuật cần được khắc phục. Để phát huy tối đa tiềm năng, việc đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa hạ tầng giao thông sẽ là cần thiết trong tương lai gần.

    2. Hà Nội- Lào Cai

      Hình ảnh: Ảnh minh họa tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai

    Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, khánh thành từ thời kỳ thực dân Pháp, đã trở thành huyết mạch giao thông quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Chiều dài khoảng 296 km, khổ toàn tuyến là 1000mm tuy nhiên từ Ga Gia Lâm- Ga Đông Anh là 1435mm với nhiều cầu lớn và hầm xuyên núi, giúp việc di chuyển trở nên thuận lợi hơn.

    Các tỉnh đầu nối: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai

    Các Ga tàu : Hà Nội – Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên – Cổ Loa – Đông Anh – Bắc Hồng – Thạch Lỗi – Phúc Yên – Hương Canh – Vĩnh Yên – Hướng Lại – Bạch Hạc – Việt Trì – Phủ Đức – Tiên Kiên – Phú Thọ – Chí Chủ – Vũ Ẻn – Ấm Thượng – Đoan Thượng – Văn Phú – Yên Bái – Cổ Phúc – Ngòi Hóp – Mậu A – Mậu Đông – Trái Hút – Lâm Giang – Lang Khay – Lang Thíp – Bảo Hà – Thái Văn – Cầu Nhò – Phố Lu – Lạng – Thái Niên – Làng Giàng – Lào Cai

    Tuyến đường sắt này phục vụ nhiều mục đích không chỉ phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa mà còn đáp ứng nhu cầu đi lại của hàng triệu hành khách mỗi năm. Đặc biệt, việc phát triển du lịch tại Lào Cai, với điểm đến nổi tiếng như Sapa, đã thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hành khách qua tuyến này.

    Để nâng cao hiệu quả, chính phủ đang nghiên cứu mở rộng và cải thiện hạ tầng đường sắt, bao gồm cả việc đưa vào hoạt động những đoàn tàu cao tốc có khả năng di chuyển với tốc độ lên đến 160-200 km/h. Hơn nữa, việc quy hoạch mở rộng tuyến đường sắt này đến các khu công nghiệp và cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lưu thông hàng hóa. Bởi tuyến đường sắt này có các tỉnh đầu nối là Hà Nội- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai, chính điều này đã tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ vùng sâu, vùng xa đến các trung tâm kinh tế.

    3. Hà Nội- Đồng Đăng.

    Hình ảnh: Tuyến đường sắt Hà Nội- Đồng Đăng_ Nguồn: Senvangdata tổng hợp

    Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng dài 167 km, đây là tuyến đường sắt chỉ một và duy nhất có khổ lồng 3 đường ray 1000mm và 1435mm và được khởi công từ năm 1889. Có vai trò chiến lược trong việc kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Mục Nam Quan. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, tuyến đường này đã trải qua nhiều cải tạo, với 8 hầm và nhiều cầu lớn, nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách.

    Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng có điểm đầu là Ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Đồng Đăng với lý trình như sau:

    • Các tỉnh, thành: Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lặng Sơn.
    • Các ga tàu: Long Biên – Gia Lâm – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn – Đồng Đăng

    Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng còn kết nối với đường sắt Hành Dương- Bằng Tường của Trung Quốc.

    Tuyến đường sắt này không chỉ là tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa mà còn thúc đẩy du lịch và thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuyến đường này cũng được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực logistics khu vực, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững của miền Bắc Việt Nam. Gần đây, các đề xuất nâng cấp và đầu tư vào hạ tầng đường sắt đã được đưa ra, với khoản đầu tư dự kiến lên đến 2.000 tỷ đồng để cải thiện hiệu suất và an toàn giao thông.

    Các tuyến đường sắt đang triển khai

    1. Đường sắt Yên Viên – Hạ Long

    Hình ảnh: Ảnh minh họa Đường sắt Yên Viên – Hạ Long_ Nguồn: Senvangdata tổng hợp.

    Tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân là một dự án hạ tầng giao thông quan trọng. Dự án có số vốn đầu tư trên 7.600 tỉ đồng, chiều dài 132 km, đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm nối từ ga Yên Viên (Hà Nội) qua các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh và kết thúc tại cảng Cái Lân. Được chia thành nhiều giai đoạn, tuyến đường này có mục tiêu cải thiện khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các khu vực, đặc biệt là kết nối cảng biển Cái Lân với các khu vực nội địa.

    Các ga tàu : – Yên Viên (ga đầu) – Lim – Phả Lại – Chí Linh – Mạo Khê – Uông Bí – Hạ Long – Cái Lân (ga cuối)

    Tuy nhiên, dự án đã bị trì hoãn nhiều năm do thiếu vốn đầu tư và gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng. Dự kiến trong giai đoạn 2026 – 2030, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và tiếp tục triển khai dự án để hoàn thành. Với việc tái khởi động này, tuyến đường sắt Yên Viên – Cái Lân hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế vùng và nâng cao năng lực vận tải đường sắt của Việt Nam.

    2. Đường sắt Hồ Chí Minh– Lộc Ninh

    Hình ảnh: Quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn 2050

    Trong QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG SẮT THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 của thủ tướng chính phủ thì tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam – Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư) là một trong 09 tuyến đường sắt mới. Tuyến đường sắt Hồ Chí Minh– Lộc Ninh  có số vốn đầu tư khoảng 938,6 triệu USD với tổng chiều dài khoảng 128.5km ,đường đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435mm, trong đó, đoạn Dĩ An – Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành – Lộc Ninh đường đơn. Mục tiêu chính của truyến đường sắt này là kết nối giao thông đường sắt giữa Việt Nam và Campuchia, góp phần vào việc phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ vận tải khu vực.

    Tuyến đường sắt này không chỉ đóng vai trò kết nối nội địa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Nam Á. Dự án khi hoàn thành sẽ hỗ trợ đáng kể trong việc vận chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp, cảng biển đến Campuchia và ngược lại, giúp tăng cường năng lực giao thương quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, dự án hiện đang gặp khó khăn trong việc triển khai do vấn đề vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng. Nếu hoàn thành, tuyến đường sắt Hồ Chí Minh – Lộc Ninh sẽ là một bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    Các tuyến đường sắt đang có kế hoạch triển khai 

    1. Đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ.

    Hình ảnh: Bản đồ quy hoạch dự kiến Đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ_ Nguồn: Senvangdata tổng hợp 

    Tuyến đường sắt cao tốc TP HCM – Cần Thơ là một dự án quan trọng, dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2035. Với chiều dài 139 km, tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435 m, cho phép tàu chở khách di chuyển với tốc độ tối đa 200 km/h và tàu hàng đạt 120 km/h. Dự kiến khi hoàn thành, thời gian di chuyển từ TP HCM đến Cần Thơ sẽ rút ngắn xuống chỉ còn 45 phút, góp phần giảm tải áp lực giao thông trên các tuyến đường bộ hiện tại và nâng cao năng lực vận tải hàng hóa.

    Các tỉnh đầu nối: Bình Dương – HCM – Long An – Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ

    Các Ga tàu : Tân Kiên (ga đầu) – Bến Lức – Tân An – Trung Lương – Cai Lậy – Cái Bè – Mỹ Thiện – Mỹ Thuận – Tân Chánh Hiệp – Vĩnh Lộc – Cái Răng (ga cuối)

    Tổng vốn đầu tư cho dự án dự kiến khoảng 220.000 tỷ đồng. Tuyến đường này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và giao thông của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa TP HCM và các tỉnh miền Tây. Việc triển khai dự án dự kiến sẽ bắt đầu trước năm 2030 và hoàn thành sau 5 năm thi công.

    2. Đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu 

    Hình ảnh: Tuyến Đường sắt Biên Hòa- Vũng Tàu_ Nguồn: Senvangdata tổng hợp.

    Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu là một trong những tuyến đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu là dự án hạ tầng quan trọng. Tuyến này có tổng chiều dài khoảng 122,7km, với mục tiêu kết nối trực tiếp các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là từ Biên Hòa đến cảng Cái Mép – Thị Vải, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam.

    Các tỉnh đầu nối: Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu

    Các Ga tàu: Ga Trảng Bom (Đồng Nai) (ga đầu) – Cụm cảng quốc tế Thị Vải – Cái Mép (ga cuối) . Gồm 5 ga tuyến chính, 3 ga trong cảng, 1 ga trung tâm Logistic và 3 depot

    Dự án được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư 6,2 tỷ USD. Tuyến đường sắt này dự kiến sẽ giúp giảm tải giao thông đường bộ, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa và kết nối khu vực Đông Nam Bộ với các trung tâm công nghiệp lớn. Ngoài ra, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu còn có tiềm năng kết nối với sân bay quốc tế Long Thành, tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng.

    3. Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành.

    Hình ảnh: Bản đồ quy hoạch Đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành_ Nguồn: Senvangdata tổng hợp.

    Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành là dự án quan trọng, kết nối khu đô thị Thủ Thiêm (TP.HCM) với sân bay quốc tế Long Thành. Tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 38-40 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đô thị với khổ 1.435 mm. Mục tiêu của dự án là phục vụ vận tải hành khách, giảm áp lực giao thông đường bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa TP.HCM và sân bay Long Thành.

    Tỉnh đầu nối: Đồng Nai- Hồ Chí Minh.

    Các ga tàu: Sân bay Long Thành- Sân bay Thủ Thiêm.

    Dự án đường sắt Thủ Thiêm- Long Thành có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40.500 tỷ đồng và được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tuyến này không chỉ giúp cải thiện khả năng kết nối vùng mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc phát triển hạ tầng giao thông của miền Nam Việt Nam, đặc biệt khi sân bay Long Thành trở thành một trong những trung tâm hàng không lớn nhất khu vực.

    4. Đường sắt Việt – Lào đoạn Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Gia.

    Hình Ảnh: Hướng tuyến dự kiến của đường sắt Việt – Lào (Viêng Chăn – Vũng Áng)_ Nguồn: Senvangdata tổng hợp.

    Dự án đường sắt Việt – Lào đoạn Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ là một phần quan trọng của tuyến đường sắt kết nối Việt Nam và Lào, nhằm thúc đẩy giao thương giữa hai quốc gia. Tuyến đường sắt này có tổng chiều dài 103 km, với 8 nhà ga, trong đó có 1 ga chính và 7 ga trung gian. Được thiết kế theo khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đoạn đường sắt này không chỉ giúp cải thiện năng lực vận tải hàng hóa qua cảng Vũng Áng, mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho khu vực miền Trung Việt Nam và Lào.

    Dự án được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP) với số vốn đầu tư khoảng 27.485 tỷ đồng và nằm trong quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Tuyến đường này cũng là một phần của hành lang kinh tế quan trọng. Tuyến đường sắt này giúp kết nối hiệu quả cảng Vũng Áng (Việt Nam) với Lào và các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trung chuyển hàng hóa giữa hai nước và khu vực. 

    Tuyến đường sắt sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng Vũng Áng, góp phần phát triển kinh tế khu vực miền Trung Việt Nam và Lào, đồng thời giảm tải cho các tuyến đường bộ hiện tại. Bên cạnh đó đường sắt này tạo nền tảng cho sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Lào, đặc biệt khi Lào không có biển, dự án sẽ giúp quốc gia này có lối ra trực tiếp đến cảng biển.

    5. Tuyến đường sắt vành đai phía Đông – Tuyến đường sắt vành đai phía Tây

    Hình ảnh: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải_Nguồn: Senvangdata tổng hợp.

    Sáng ngày 29-3, HĐND Hà Nội họp chuyên đề, cho ý kiến và thông qua Nghị quyết Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung đáng chú ý trong quy hoạch này là 14 tuyến đường sắt đô thị, tại kỳ họp, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Hà Minh Hải cho biết trong 14 tuyến metro này, thành phố ưu tiên đầu tư, hoàn thiện các tuyến vành đai và ga đầu mối, cùng 2 tuyến kết nối trung tâm thành phố với các đô thị phía Bắc (Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh) và với các đô thị phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai).

    Tuyến đường sắt vành đai phía Đông – Tuyến đường sắt vành đai phía Tây, có tổng chiều dài là 109,2km: Phía Đông có có chiều dài khoảng 59km, khổng lồng 1000mm và 1.435mm và phía Tây có chiều dài 50,2km. Trong giai đoạn 1 của phía Đông ( đến năm 2040) có số vốn đầu tư là khoảng 108.646 tỷ đồng, giai đoạn 2 ( 2040- 2050) khoảng 7.274 tỷ đồng; vốn đầu tư phía tây là khoảng 57.492 tỷ đồng.

    Các ga tàu:

    • -Phía Đông: Yên Thường – Ngọc Hồi – Trung Màu – Đông Anh – Bắc Hồng – Thạch Lỗi – Hưng Long – Lạc Đạo
    • -Phía tây: Phùng – Tây Hà Nội – Hà Đông

    Tuyến đường sắt vành đai phía Đông và phía Tây ở Hà Nội được quy hoạch nhằm tăng cường kết nối giao thông giữa các khu vực trong thành phố và các tỉnh lân cận. Tuyến đường sắt vành đai phía Đông sẽ kéo dài từ Ngọc Hồi qua các khu vực như Thường Tín và Thanh Trì, trong khi tuyến phía Tây sẽ kết nối các khu vực phía Tây thành phố như Hoài Đức và Bắc Từ Liêm.

    Dự kiến, hai tuyến này sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, cải thiện khả năng di chuyển cho người dân và hỗ trợ phát triển kinh tế cho khu vực. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị, được xem là bước đi quan trọng trong việc hiện đại hóa mạng lưới giao thông của Hà Nội, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển đô thị bền vững trong tương lai.

    III) Tổng quan

    Các tuyến đường sắt đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Chúng không chỉ giúp vận chuyển hàng hóa hiệu quả mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân. Từ đó thúc đẩy giao thương, du lịch và kết nối các vùng miền. Sự phát triển của hạ tầng đường sắt giúp giảm thiểu chi phí vận tải, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, và hỗ trợ sự phát triển bền vững trong dài hạn.

    Mục tiêu của việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng các tuyến đường sắt là nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế. Cụ thể, việc nâng cấp sẽ tập trung vào cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường an toàn, và mở rộng mạng lưới để kết nối hiệu quả hơn giữa các vùng, đồng thời phát triển đường sắt đô thị để giảm ùn tắc giao thông.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Các tuyến đường sắt nối với cảng biển cửa ngõ Quốc Tế”  do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

     

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : tuyến đường sắt đang triển khai, quốc tế, thông tin các tuyến đường sắt, dịch vụ tư vấn, Tuyến đường sắt nối cảng biển, cảng biển, tư vấn, phát triển, quy hoạch và phát triển, Tuyến đường sắt, hội nhập, quy hoạch, cửa ngõ quốc tế, senvangdata, hệ thống đường sắt việt nam, phát triển dự án, Đường sắt Hà Nội Hải Phòng, đường sắt, các tuyến đường sắt, kinh tế trọng điểm, các tuyến đường sắt đang hoạt động, phát triển kinh tế,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP