Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến và yêu cầu của người mua nhà ngày càng đa dạng, chúng ta không thể phủ nhận rằng chu kỳ mới đang mở ra những thách thức mới cũng như những cơ hội to lớn. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group khám phá “05 Lưu ý Quan Trọng cho Chủ Đầu Tư khi Phát Triển Nhà Ở Xã Hội trong Chu Kỳ Mới.”
Năm 2024 được kỳ vọng là một thời kỳ sôi động cho lĩnh vực Nhà Ở Xã Hội (NOXH), với sự xuất hiện đồng loạt của nhiều dự án được phê duyệt và triển khai. Sự gia tăng dự kiến này tạo ra không khí tích cực và đầy hứng khởi cho Chủ đầu tư, đặt ra những thách thức và cơ hội mới trong quá trình phát triển dự án.
Dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ đầu năm đến nay nhưng số dự án được khởi công xây dựng trong năm 2023 chỉ dừng ở con số hơn 10 dự án, tương ứng nguồn cung trên 20 nghìn căn hộ.
Lũy kế giai đoạn 2021- 2025, tính đến thời điểm kết thúc năm 2023, trên địa bàn cả nước đã có hơn 465 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô trên 400 nghìn căn đã hoàn thành và đang tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng.
Tính đến đầu năm 2023, cả nước đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7,78 triệu mét vuông; đang tiếp tục triển khai (bao gồm các dự án đã được chấp thuận đầu tư và đang triển khai đầu tư xây dựng) 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22,72 triệu mét vuông, giúp cho hàng trăm nghìn người thu nhập thấp, công nhân có chỗ ở.
Trong năm 2023, 110 dự án đã khởi công, quy mô trên 100 ngàn căn NOXH, 309 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư mới với hơn 292 ngàn căn.
Tuy nhiên, thực tế trong quá trình triển khai vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc đặc biệt liên quan đến vấn đề về bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư và xác định đối tượng được hưởng chính sách.
Vì thế, kết quả đề án không đạt như chỉ tiêu đề ra. Hết năm 2023, mới hoàn thành 20.2 ngàn căn, và đạt 4.7% chỉ tiêu giai đoạn năm 2021 – 2025. Đây là một kết quả khá khiêm tốn.
Cùng với trợ lực chính sách, nguồn vốn cũng sẵn dành hỗ trợ phân khúc nhà ở xã hội với gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay. Theo báo cáo, các địa phương và chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đang tập trung triển khai gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng, hiện có khoảng 20 tỉnh công bố danh mục hơn 54 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với nhu cầu vay vốn gần 26 nghìn tỷ đồng. Trong số này, đã có một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương được giải ngân.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân triển khai gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân đến từ cả chủ quan lẫn khách quan, cụ thể như nhiều dự án nhà ở xã hội còn vướng về thủ tục pháp lý, quy hoạch…
Bộ Xây dựng cho biết, theo số lượng đăng ký của các địa phương, năm 2024, cả nước sẽ hoàn thành việc xây dựng 108 dự án nhà ở xã hội, tương đương quy mô hơn 47.500 căn hộ.
Trong số 108 dự án nhà ở xã hội đăng ký hoàn thành trong năm 2024, Bình Dương dẫn đầu về số dự án với 20 dự án, quy mô 4.500 căn hộ. Bắc Ninh dẫn đầu về số lượng căn hộ khi đăng ký hoàn thành 6.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024 tại 5 dự án.
Trong bối cảnh kỳ vọng về nhiều dự án NOXH được phê duyệt, Chủ đầu tư cần chú ý đến việc tận dụng một nguồn vốn quan trọng – gói tài chính 120,000 tỷ đồng. Đây là một cơ hội lớn để đầu tư vào những dự án có tiềm năng và đảm bảo chuẩn bị hạ tầng, tiện ích một cách kỹ lưỡng để tối ưu hóa giá trị dự án.
Theo hướng dẫn triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay các dự án nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ của Ngân hàng Nhà nước thì đối tượng cho vay bao gồm: chủ đầu tư dự án và khách hàng mua nhà tại các dự án đó.
Trong đó, điều kiện cho vay là các dự án cần thuộc danh mục được Bộ Xây dựng công bố; đồng thời, bên vay thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ và đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Lãi suất vay mua nhà gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cụ thể như sau: 8,7%/năm đối với chủ đầu tư, kéo dài trong 3 năm kể từ ngày giải ngân; 8,2%/năm đối với người mua nhà, kéo dài trong 5 năm kể từ ngày giải ngân.
Liên quan đến gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội ( NƠXH ) 120.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng cho biết, đến nay đã có 23 tỉnh công bố danh mục 54 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 25.884 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, một số dự án đã được giải ngân với số vốn khoảng 143,3 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, tình hình phát triển nhà ở xã hội thời gian tới chắc chắn sẽ tiếp tục có thêm những kết quả tích cực với các “trợ lực”. Trước hết là “trợ lực” nguồn vốn. Mặc dù tỷ lệ giải ngân của gói hỗ trợ này chưa đạt như mong muốn từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như dự án còn vướng về quy hoạch, thủ tục pháp lý, quy hoạch song gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay – nguồn vốn cũng sẵn sàng hỗ trợ cho phân khúc này. Do đó cần phải khơi thông điểm nghẽn để việc tiếp cận vốn từ gói hỗ trợ tín dụng được dễ dàng hơn.
Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Quỹ nhà này không chỉ giúp người dân có thu nhập thấp cải thiện chỗ ở, mà còn giúp cân bằng các phân khúc trên thị trường bất động sản sát với nhu cầu thực tiễn.
Trong khi đó, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mới giải ngân được khoảng 105 tỷ đồng, tương đương 0,087% tổng quy mô gói tín dụng. Thực tế việc giải ngân cho các dự án nhà ở xã hội cũng không dễ dàng.
Bên cạnh đó, Quốc hội vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều điểm mới về nhà ở xã hội được kỳ vọng tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai. Bởi thực tế, dù đã có chính sách tín dụng 120.000 tỷ đồng dành riêng cho vay Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mức lãi suất ưu đãi cho cả chủ đầu tư và người vay mua nhà, nhưng sau hơn nửa năm, tỷ lệ giải ngân khá chậm.
Luật Nhà ở mới cũng nới lỏng điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội, người dân không cần phải đăng ký thường trú hay tạm trú như trước kia. Việc nới lỏng những quy định để mở rộng thêm các đối tượng người dân có thể vay mua nhà cũng là đề xuất của nhiều chủ đầu tư dự án.
Xem thêm những bài viết về Pháp lý, tài chính tại: Chủ đầu tư/ Tài Chính Sen Vàng Data
Với lợi nhuận thấp, việc quản lý chi phí và tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chủ Đầu Tư (CĐT) cần xây dựng kế hoạch chi tiết, theo dõi và điều chỉnh chi phí một cách liên tục để đảm bảo sự bền vững của dự án NOXH.
Mặc dù cơ chế chính sách dành cho NƠXH (bao gồm cả chủ đầu tư và người mua nhà) rất nhiều, nhưng thực tế công tác phát triển NƠXH đang gặp rất nhiều khó khăn, ách tắc khiến cho nguồn cung sản phẩm ngày càng thiếu hụt nghiêm trọng, không nhiều DN mặn mà tham gia đầu tư.
Chính sách ưu đãi cho phát triển NƠXH đang được Nhà nước thực thi hiện nay, như: miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cho DN, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cả trong và ngoài dự án, cho phép sử dụng 20% diện tích đất hoặc diện tích sàn nhà ở để kinh doanh dịch vụ, thương mại; còn đối với người mua, thuê mua NƠXH được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức bình quân cả thời kỳ từ 4,8 – 5%/năm…
Quy trình phát triển dự án: Dịch vụ tư vấn phát triển dự án
Lợi nhuận của chủ đầu tư khi làm nhà ở xã hội chỉ được khống chế tối đa ở mức 10%. Nếu dự án chỉ chậm tiến độ 1 năm thôi là coi như không có lợi nhuận nên các doanh nghiệp rất mong muốn được gỡ nút thắt pháp lý, đẩy nhanh thủ tục đầu tư, đồng thời có giải pháp tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư khi xây nhà ở xã hội
Để tăng tốc làm nhà ở xã hội trong thời gian tới, cần nhanh chóng rà soát các thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết; có chính sách tạo động lực mạnh hơn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản tham gia triển khai dự án nhà ở xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, nếu tháo gỡ được nút thắt thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội thì không những giải quyết nhu cầu nhà ở đang rất bức thiết của người dân, mà sức nóng của nhà ở xã hội cũng sẽ lan tỏa tới các phân khúc bất động sản khác, giúp thúc đẩy thị trường bất động sản hồi phục.
Tham khảo: Quy trình triển khai bán hàng
Các dự án nhà ở xã hội đối diện với những rủi ro pháp lý từ quy định của chính phủ, thay đổi về luật lệ hay tranh chấp với chính quyền địa phương. CĐT cần tiến hành phân tích sâu rộng các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến dự án và tìm giải pháp phù hợp.
Để quản lý rủi ro pháp lý, CĐT cần thiết lập quy trình đánh giá và theo dõi thường xuyên các thay đổi pháp lý. Hợp tác chặt chẽ với chuyên gia pháp lý để đảm bảo tuân thủ và minh bạch trong mọi giao dịch và quy trình.
Các hoạt động R&D bất động sản có thể bao gồm: R&D thị trường, R&D đối thủ cạnh tranh, R&D khách hàng, R&D chiến lược – nguồn vốn, R&D quy trình… Mỗi hoạt động R&D có mục tiêu riêng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị của dự án bất động sản.
R&D giúp phân tích thị trường và các xu hướng trong ngành bất động sản. Bằng cách nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường, R&D có thể cung cấp thông tin quan trọng về biến động thị trường nhu cầu nhà ở, xu hướng thiết kế, yêu cầu khách hàng và các thay đổi quy định pháp lý. Đối với các sản phẩm Nhà Ở Xã Hội, cần tập trung nghiên cứu sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng mới. Điều này giúp các chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản đưa ra các quyết định chiến lược và phát triển dự án dựa trên cơ sở hiểu rõ thị trường và tiên đoán xu hướng.
Đối mặt với thế hệ mới, CĐT cần xác định rõ nhu cầu của họ đối với tiện ích, chất lượng sống và những tiện ích hiện đại. Phân loại đối tượng mua nhà theo từng phân khúc giúp tùy chỉnh thiết kế và tiện ích dự án phản ánh chính xác nhu cầu của đối tượng mục tiêu.
Tăng tính cạnh tranh và tạo ra lợi thế cạnh tranh là mục tiêu quan trọng của R&D. Dựa vào khảo sát có thể thấy, các quốc gia đầu tư nhiều vào hoạt động R&D đều có nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Tham khảo: Dịch vụ tư vấn chiến lược xanh – Phát triển bền vững doanh nghiệp bất động sản
Tập trung vào việc xây dựng các công trình xanh từ đầu để đảm bảo tính bền vững mà không làm tăng chi phí ban đầu. Các dự án Nhà Ở Xã Hội có chứng chỉ công trình xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn làm tăng giá trị và thu hút khách hàng có ý thức về môi trường.
Chính phủ Singapore định hình bức tranh tổng thể cho nhà ở xã hội bao gồm cả môi trường sinh thái nhằm tạo lập cộng đồng dân cư nhà ở xã hội sống động, sáng tạo và phát triển bền vững. Các tổ chức tư nhân tham gia xây dựng nhà ở xã hội tại Singapore cũng được Nhà nước hỗ trợ với quy trình thủ tục hành chính rõ ràng, minh bạch và nhanh chóng.
Công bố báo cáo phát triển bền vững để tạo uy tín thương hiệu. Việc này không chỉ làm tăng giá trị cho dự án mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng về sự bền vững và xã hội.
Tham khảo: Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững
Báo cáo phát triển bền vững giúp tạo ra hình ảnh tích cực về CĐT trong mắt cộng đồng và khách hàng. Sự cam kết với các nguyên tắc bền vững đồng nghĩa với việc chú trọng đến trách nhiệm xã hội và môi trường.
Ngày nay, người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, ngày càng chú trọng đến các giá trị bền vững. Các dự án được chứng nhận bền vững có thể thu hút một lượng lớn khách hàng có ý thức về môi trường, giúp CĐT mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
Mua nhà tại các dự án bền vững giúp khách hàng đóng góp vào môi trường xanh và phát triển bền vững. Điều này tạo ra sự hài lòng và hạnh phúc cho những người có ý thức về bảo vệ môi trường.
Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn Marketing Truyền thông BĐS
Để đạt được hiệu suất cao trong Marketing và bán hàng của dự án nhà ở xã hội, chiến lược cần được thiết lập một cách chặt chẽ và chuyên nghiệp. Trước hết, phải tiến hành một phân tích chi tiết về đối tượng khách hàng, xác định rõ nhu cầu và mong muốn cụ thể. Chính sách giá cần được xây dựng một cách linh hoạt để đáp ứng đa dạng tài chính của đối tượng mục tiêu, bao gồm các gói ưu đãi và hỗ trợ tài chính đặc biệt.
Trong lĩnh vực Marketing, việc tạo dựng cộng đồng thông qua các kênh truyền thông là quan trọng. Sử dụng mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác để tạo ra cộng đồng trực tuyến sẽ thúc đẩy tương tác và tạo ra sự hứng thú. Ngoài ra, việc cung cấp nội dung giáo dục chất lượng giúp tái định hình ý thức và tạo hiểu biết sâu sắc về lợi ích của việc sống trong cộng đồng nhà ở xã hội.
Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn Marketing Truyền thông BĐS
Trong quá trình bán hàng, dịch vụ tư vấn tài chính chuyên nghiệp là yếu tố then chốt. Cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ về quy trình mua nhà, cùng với chương trình thưởng và khuyến mãi hấp dẫn, sẽ tăng cường động lực cho việc mua nhà. Hỗ trợ quá trình làm thủ tục và tạo ra hướng dẫn chi tiết giúp khách hàng cảm thấy an tâm và hỗ trợ.
Đối mặt với khủng hoảng, việc duy trì giao tiếp trung thực và chủ động là quan trọng. Thông báo mọi thay đổi và biện pháp hỗ trợ một cách minh bạch, cũng như hợp tác chặt chẽ với cộng đồng qua các chương trình hỗ trợ cộng đồng, sẽ giúp duy trì và củng cố niềm tin từ phía khách hàng và cộng đồng xã hội.
Tham khảo thêm: Dịch vụ tư vấn Marketing Truyền thông BĐS
Cuối cùng, sự linh hoạt trong chính sách và chiến lược là quyết định sáng tạo để đối mặt với bất kỳ thách thức nào có thể phát sinh. Bằng cách kết hợp những yếu tố này một cách chuyên nghiệp và khôn ngoan, dự án nhà ở xã hội có thể đạt được sự thành công và ổn định trên thị trường.
Tham khảo: Dịch vụ Chuyển đổi số Doanh nghiệp BĐS
Chủ đầu tư cam kết tạo ra một mô hình nhà ở xã hội vững mạnh và mang lại giá trị lâu dài không chỉ cho cư dân mà còn cho cộng đồng xung quanh. Kế hoạch quản lý sau bán hàng và vận hành sản phẩm BĐS được xây dựng với tư duy chiến lược và sự chuyên sâu.
Trong giai đoạn sau bán hàng, chủ đầu tư nhà ở xã hội cần tập trung vào việc xây dựng một hệ thống phản hồi khách hàng chặt chẽ, đảm bảo mọi ý kiến và đánh giá đều được theo dõi và giải quyết một cách nhanh chóng. Bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ cư dân và giải đáp mọi thắc mắc.
Trong khi đó, trong quá trình khai thác và vận hành, cần đặt sự chú trọng lớn vào bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ, đảm bảo rằng mọi công trình và tiện ích đều được duy trì ổn định.
Chủ đầu tư và bộ phận vận hành tòa nhà không chỉ xem xét dự án từ góc độ kỹ thuật mà còn tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ thông qua các sự kiện và hoạt động tương tác. Qua giao tiếp chặt chẽ và hợp tác với cộng đồng, có thể tạo nên một môi trường sống không chỉ hiện đại mà còn gắn kết và nhân văn.
Cần có kế hoạch quản lý chi phí và ngân sách được thiết kế linh hoạt, đảm bảo sự ổn định tài chính và tối ưu hóa nguồn lực, không ngừng theo dõi và đánh giá ngân sách để đảm bảo rằng mọi chi phí được kiểm soát và sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Chủ đầu tư đang đối mặt với một thách thức lớn và quan trọng khi phải quản lý đồng thời nhiều dự án bất động sản, bao gồm cả nhà ở xã hội và dự án thương mại. Một chiến lược xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết trở thành yếu tố chủ chốt để giữ cho mối quan hệ với cư dân mạnh mẽ và bền vững.
Chủ đầu tư nên tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý thông tin khách hàng hiệu quả, với mục tiêu tạo ra một cơ sở dữ liệu chi tiết về mỗi cư dân, bao gồm lịch sử mua bán và những sở thích cá nhân. Điều này giúp tối ưu hóa chăm sóc khách hàng và tạo ra các chiến dịch tiếp thị đích thực.
Cũng đáng chú ý là việc tổ chức các sự kiện và hoạt động cộng đồng. Mô hình này không chỉ tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ mà còn là cơ hội để cư dân gặp gỡ, tương tác và chia sẻ kinh nghiệm. Việc sử dụng các kênh truyền thông hiện đại như ứng dụng di động và mạng xã hội cũng giúp tăng cường giao tiếp và tạo ra một không gian trực tuyến để cư dân tương tác.
Trong bối cảnh có nhiều dự án và loại hình bất động sản khác nhau, việc quản lý mâu thuẫn giữa cư dân trở nên ngày càng quan trọng. Chủ đầu tư cần xây dựng một quy trình rõ ràng và công bằng để giải quyết mâu thuẫn, đồng thời đào tạo nhân viên chăm sóc cư dân về kỹ năng giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn.
Ngoài ra, việc thiết kế các chương trình ưu đãi và thưởng cho cư dân tích cực và trung thành không chỉ giúp duy trì sự hạnh phúc và cam kết của họ mà còn làm tăng tính cạnh tranh của dự án. Chủ đầu tư có thể cân nhắc tạo ra các gói quyền lợi và ưu đãi đặc biệt dành cho thành viên cộng đồng.
Tóm lại, chiến lược xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết không chỉ giúp chủ đầu tư duy trì và phát triển cơ sở khách hàng mà còn tạo ra một môi trường sống tích cực và bền vững cho cư dân. Điều này không chỉ làm tăng giá trị thương hiệu mà còn đặt nền móng cho sự thành công của các dự án tiếp theo.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “05 lưu ý cho Chủ đầu tư khi phát triển NOXH trong chu kỳ mới” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tổng kết thị trường BĐS 2023 và dự báo năm 2024 anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP