09 điểm nhấn thị trường đất nền năm 2023 – Trầm lắng và giảm sâu 

  • 16 Tháng Một, 2024
  • Năm 2023 là một chặng đường đầy thách thức và biến động đối với thị trường đất nền tại Việt Nam. Trái ngược với những kỳ vọng và sự sôi động của nhiều năm trước, thị trường đất nền trong năm này chứng kiến sự trầm lắng và giảm sâu, tạo ra những điểm nhấn đáng chú ý. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group đi qua 09 điểm nhấn thị trường đất nền năm 2023 – Trầm lắng và giảm sâu.

    TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2023 

    Năm 2023 đánh dấu một giai đoạn đầy biến động và thách thức trong thị trường bất động sản Việt Nam. Thị trường đã trải qua một chuỗi biến động đầy thăng trầm, từ suy thoái ở nửa đầu năm và bước vào vùng đáy, đến sự lạc quan hơn trong hai quý cuối, mặc dù chưa thể nói là một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ba sự kiện chủ chốt đã có tác động đặc biệt lớn đến thị trường bất động sản trong suốt năm vừa qua.

    Thứ nhất, sự kiện quốc hội thông qua Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, đồng thời đưa vào hiệu lực từ năm 2025, với nhiều quy định mới, tạo ra những thay đổi đáng kể trong cách thức hoạt động của thị trường.

    Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, hiệu lực từ 1/1/ 2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, hiệu lực từ 1/1/ 2025. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Thứ hai, chuỗi giải pháp chính sách đồng bộ được triển khai nhằm giải quyết những vướng mắc và khó khăn cho thị trường. Nghị định 08 về trái phiếu, ví dụ, đã giúp doanh nghiệp bất động sản có thời gian để tái cấu trúc và đàm phán với chủ sở hữu trái phiếu, tạo điều kiện cho thanh toán gốc và lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra sự lãnh đạo trực tiếp trong hai hội nghị toàn quốc, tập trung vào việc giải quyết những khó khăn đối với thị trường. Việc thảo luận giữa lãnh đạo doanh nghiệp lớn và chính phủ đã giúp tìm ra giải pháp cụ thể cho nhiều dự án, tạo ra những tiến triển quan trọng.

    Những phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy bất động sản. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Những phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy bất động sản. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất nhằm hỗ trợ và giải quyết khó khăn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Lãi suất huy động hiện đã giảm từ 2-2.5% so với cùng kỳ năm trước, tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong tương lai. Doanh nghiệp và người mua nhà đã có cơ hội tiếp cận các gói vay với điều kiện thuận lợi hơn nhờ vào chỉ đạo và điều hành có chiến lược của chính phủ đối với thị trường bất động sản.

    Lãi suất huy động hạ nhiệt sâu kéo theo lãi suất cho vay. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Lãi suất huy động hạ nhiệt sâu kéo theo lãi suất cho vay. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Những biện pháp cụ thể như tìm đối tác tài chính mạnh mẽ, thương lượng với khách hàng để điều chỉnh tiến độ bàn giao nhà, hoặc thậm chí là xoay sở về tài chính để hoàn trả tiền góp vốn đã thu từ người mua, đều là những chiến lược linh hoạt mà các doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện để vượt qua những thách thức đặt ra.

    09 ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG ĐẤT NỀN NĂM 2023 

    1. Nghẽn pháp lý khiến thị trường bất động sản thiếu nguồn cung trầm trọng

    Việc hàng loạt dự án “treo”, chậm triển khai không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường cũng như gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của địa phương. 

    Lượng cung, giao dịch nhà ở giai đoạn 2018-2023 và cơ cấu nguồn cung theo phân khúc. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Lượng cung, giao dịch nhà ở giai đoạn 2018-2023 và cơ cấu nguồn cung theo phân khúc. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Về tình hình chung toàn thị trường, nguồn cung năm 2023 cho thấy sự thiếu hụt, nghèo nàn khi tổng nguồn cung cả năm 2023 chỉ đạt 55.329 sản phẩm, dù tăng 14% so với năm 2022, nhưng chỉ bằng 32% so với năm 2018, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

    Điểm đáng chú ý là rất hiếm dự án mới được phê duyệt, trong khi hàng nghìn dự án dở dang bị “đắp chiếu” do vướng mắc pháp lý, một lượng không nhỏ dự án bị ngưng trệ vì thiếu vốn, chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

    Trải qua quá trình thanh lọc, sức khỏe nội tại, cùng khả năng ứng biến với các khó khăn, thử thách của các chủ thể tồn tại trên thị trường sẽ được nâng lên.

    Các thay đổi trong các sắc luật mới tuy chưa được áp dụng, nhưng sẽ là tín hiệu tích cực để các chủ thể gửi gắm niềm tin và sốc lại tinh thần cho công đoạn chuẩn bị trong thời kỳ sắp tới, với điều kiện Luật Đất đai sửa đổi phải “ăn nhập” và thống nhất với 2 sắc luật đã được thông qua trước đó (Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi).

    Song song với các giải pháp tháo gỡ các khó khăn về mặt pháp lý, nguồn vốn cho thị trường bất động sản, thì “niềm tin” của khách hàng và nhà đầu tư vẫn sẽ là yếu tố tiếp tục được quan tâm và tập trung các biện pháp nhằm giải tỏa trong năm 2024.

    2. Thị trường đất nền tỉnh rơi vào tình trạng “ngủ đông”

    Đất nền có lẽ là phân khúc bị ảnh hưởng mạnh nhất trước các chính sách siết tín dụng, thuế chuyển nhượng. Suốt nửa năm nay, phân khúc này gần như “bất động” giao dịch, nhất là tại các “điểm nóng sốt” trước đến nay. Môi giới, nhà đầu tư đất nền vì thế cũng “ngủ đông” suốt thời gian qua. Nhiều người chạy xe ôm, kinh doanh online, mở quán bún phở… để kiếm kế sinh nhai qua ngày.

    Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng “Ngủ đông” - Ảnh minh họa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng “Ngủ đông” – Ảnh minh họa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Điều đáng chú ý là khả năng cắt lỗ của các nhà đầu tư đang đối mặt với sự hạn chế đáng kể. Ngược lại, việc giữ lại đầu tư lại mang theo những đòn bẩy tài chính quá lớn, tạo nên một bức tranh đầy những thách thức mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt.

    Sự trầm lắng của thị trường đất nền không chỉ phản ánh sự ảm đạm trong nhu cầu mua bán mà còn là hậu quả của những thay đổi chính sách quan trọng. Sự kiện quốc hội với việc thông qua Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi đã đặt ra nhiều rào cản mới và yêu cầu nghiêm ngặt, làm gia tăng khả năng rủi ro và giảm sự linh hoạt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

    Nhu cầu tìm kiếm đất nền dự kiến trong năm 2023 sẽ suy giảm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nhu cầu tìm kiếm đất nền dự kiến trong năm 2023 sẽ suy giảm. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Một thách thức lớn khác đó là khả năng cắt lỗ giảm bớt, khiến cho việc thoát khỏi dự án đất nền trở nên phức tạp hơn. Khách hàng, dù có ý định chấm dứt đầu tư, thường gặp khó khăn khi bắt đầu quá trình chuyển nhượng hoặc bán lại dự án, đặt ra thách thức lớn cho những người muốn tái cơ cấu danh mục đầu tư.

    Đồng thời, những nhà đầu tư quyết định giữ lại đầu tư của mình cũng đối mặt với đòn bẩy tài chính quá lớn. Sự giảm giá trị của tài sản đất nền kèm theo sự chậm trễ trong quá trình bán ra gây ra áp lực tài chính đáng kể, làm suy giảm khả năng sinh lời và tăng chi phí duy trì dự án.

    Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I năm 2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tóm lại, thị trường đất nền tỉnh năm 2023 không chỉ bị đặt vào “ngủ đông” mà còn đối mặt với những thách thức lớn từ việc giữ lại hoặc chấm dứt đầu tư. Sự kết hợp giữa sự trầm lắng của thị trường và áp lực tài chính đặt ra một bức tranh phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt từ phía các nhà đầu tư để vượt qua thời kỳ khó khăn này.

    3. Các trào lưu bỏ phố về biển, bỏ phố về rừng

    Dịch bệnh và tháng ngày giãn cách đã làm thay đổi lựa chọn sống của người dân. Đó cũng là giai đoạn, người người, nhà nhà muốn bỏ phố về rừng, về biển, nuôi giấc mộng sống giữa thiên nhiên, buông bỏ lại áp lực, xô bồ của phố thị. Lựa chọn sống trong môi trường trong lành, giữa thiên nhiên đã trở thành động lực khiến nhiều gia đình trẻ quyết tâm phải có căn nhà thứ hai ven biển, hay rừng.

    Bỏ Phố Về Vườn hay Bỏ Phố Về Rừng trào lưu nở rộ rồi vỡ mộng - ảnh minh họa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bỏ Phố Về Vườn hay Bỏ Phố Về Rừng trào lưu nở rộ rồi vỡ mộng – ảnh minh họa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Những người lựa chọn bỏ phố về vườn thường rất can đảm bởi việc chọn lựa giữa một cuộc sống đầy tính giải trí cũng như 1 cuộc đời bình lặng trôi qua cùng môi trường tự nhiên không hề đơn giản như tưởng tượng. Mặc dù vậy, với những ai đó đã làm được thì cuộc sống của họ sẽ là kỳ tích, chính là điểm chấm lạ giữa những thứ rất bình thường khác.

    Sự thất bại của các trào lưu “bỏ phố về biển” và “bỏ phố về rừng” đã trở nên rõ ràng khi nhiều chủ đầu tư buộc phải thực hiện chiến lược “bán tháo” để đối mặt với những khó khăn và thách thức không lường trước được. Mặc dù những ý tưởng về cuộc sống gần gũi với biển và rừng mang đến sự hứng thú, nhưng những vấn đề cụ thể đã làm suy giảm giá trị của những dự án này.

    4. Các vụ án lớn liên quan các đại gia bất động sản khiến thị trường bất động sản rúng động

    Điểm lại một số vụ lừa đảo huy động vốn quy mô lớn nhằm chiếm đoạt

    4.1. Vụ Vũ Thị Thúy – Công ty Bất động sản Nhật Nam lừa đảo chiếm đoạt 8.900 tỷ đồng của 20.000 cá nhân:

    Quá trình điều tra xác định, trong thời gian từ 2020 – 2022, Vũ Thị Thúy đã đưa ra thông tin quảng cáo sai sự thật về các dự án, cam kết trả lãi suất từ 34-46% để người dân tin tưởng nộp tiền vào Công ty dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh rồi lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước.

    Theo cơ quan chức năng, Công ty Nhật Nam đã thu tổng khoảng 8.900 tỷ đồng của 20.000 cá nhân thông qua hơn 45.000 hợp đồng kinh doanh, trong đó, có trường hợp một cá nhân ký nhiều hợp đồng. Công ty trả lãi và gốc cho các cá nhân hơn 4.000 tỷ và chi phí cho hoạt động của công ty 520 tỷ, chi hoa hồng trả các cá nhân giới thiệu, huy động vốn hơn 2.000 tỷ; chi cho cá nhân bị can Vũ Thị Thúy hơn 600 tỷ; số tiền còn lại gần 1.000 tỷ chưa rõ chi đi đâu.

    Vũ Thị Thúy - Công ty Bất động sản Nhật Nam lừa đảo chiếm đoạt 8.900 tỷ đồng của 20.000 cá nhân. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Vũ Thị Thúy – Công ty Bất động sản Nhật Nam lừa đảo chiếm đoạt 8.900 tỷ đồng của 20.000 cá nhân. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hiên cơ quan chức năng đang tích cực điều tra làm rõ, mở rộng, truy bắt các đối tượng đồng phạm. Đồng thời, kê biên tài sản, truy tìm, truy lùng các bất động sản, tài sản để đảm bảo quyền lợi của bị hại.

    4.2. Vụ Tân Hoàng Minh chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng

    Từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng các bị can đã thông qua các công ty con có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật trong phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ để chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng của 6.600 nhà đầu tư.

    Ông Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Ông Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm đã bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    4.3. Vụ Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát lừa đảo 30.000 tỉ trái phiếu của 42.000 nhà đầu tư

    Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB để chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng – khoảng 12,36 tỷ USD.

    Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay dù áp dụng “cách tính có lợi cho bị can” nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi.

    So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%.

    Xét các chỉ tiêu về hoạt động của ngành ngân hàng, con số này bằng 2,4% tổng dư nợ    nợ cho lĩnh vực bất động sản. Số tiền này cũng tương đương với tổng tài sản một ngân hàng quy mô tầm trung trên thị trường hiện nay.

    Nghiên cứu các vụ án trên cho thấy thủ đoạn các đối tượng sử dụng để lừa đảo có nhiều điểm chung như : cố tình thông tin sai lệch, thiếu minh bạch; vẽ ra các dự án ma, đánh bóng  dự án, “thổi phồng” giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh; “vẽ” ra các kịch bản, dự án không đúng thực tế; đưa ra lãi suất cao, cam kết lợi nhuận hấp dẫn… để thu hút nhà đầu tư.

    5. Tín dụng tăng đột ngột vào cuối tháng 12, gần 1 triệu tỷ động đã vào thị trường bật động sản

    Chỉ trong tháng 12/2023, tín dụng tăng trưởng 4,35% so với tháng trước, đưa mức tăng cả năm lên 13,5%. Một số chuyên gia cho rằng, với mức tăng trưởng GDP chỉ 5,05% nhưng tín dụng tăng tới 13,5% là yếu tố cần lưu ý đối với kiểm soát lạm phát trong năm tới.

    Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến 30/09/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

    Trong đó tín dụng bất động sản tập trung vào mục đích tiêu dùng/tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, điều này có thể cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản đang dần phát huy hiệu quả.

    Tính tới cuối tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng gần 3% so với tháng trước.

    Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, tới cuối tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng gần 3% so với tháng trước; trong khi cuối tháng 10/2023, con số này là gần 994.000 tỷ đồng. Như vậy, tăng gần 3% so với tháng trước.

    Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản đạt gần triệu tỷ đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản đạt gần triệu tỷ đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo Bộ Xây dựng, trong quý IV/2023, Chính phủ, NHNN đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế.

    Ngân hàng cho bất động sản vay hơn 1 triệu tỷ đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Ngân hàng cho bất động sản vay hơn 1 triệu tỷ đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo đó, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022). 

    Đồng thời, lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022.

    Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, dẫn số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam tổng hợp từ HNX và SSC, Bộ Xây dựng cho biết, tính cả năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng. 

    Tuy nhiên, trước tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân đều bị ảnh hưởng, dẫn tới chất lượng tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn những rủi ro.

    Trong bối cảnh tín dụng trên thị trường bất động sản đang tăng đột ngốn, đây là một thách thức đầy quan ngại đối với những nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong một biến động khó lường, chúng ta đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư phải đối mặt với áp lực và khả năng cắt lỗ, đặc biệt là trong những vụ vay vốn lớn như Vinhomes Ocean Park.

    Các từ khóa đòn bẩy tài chính, một trong những yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, đang trở thành điểm đen khiến nhiều nhà đầu tư phải ngậm ngùi chấp nhận sự hiện thực cắt giảm lợi nhuận. Vụ vay vốn của Vinhomes Ocean Park không chỉ là một ví dụ cụ thể, mà còn là tín hiệu cảnh báo về sự nguy hiểm của việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời kỳ không chắc chắn.

    Ngộp bank tràn lan, không chỉ là vấn đề của các doanh nghiệp lớn mà còn là nỗi lo lớn cho toàn bộ hệ thống tài chính. Sự đồng loạt đối mặt với nguy cơ này khiến thị trường bất động sản lao đao, tạo ra một tình trạng khó khăn và không chắc chắn cho các nhà đầu tư.

    Đối mặt với thách thức này, việc quản lý rủi ro và đánh giá mức độ đòn bẩy tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những bài học từ những trường hợp như vụ vay vốn của Vinhomes Ocean Park đều đặt ra câu hỏi về sự bền vững của chiến lược tài chính và yêu cầu sự cẩn trọng và quản lý rủi ro từ phía các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

    6. Luật kinh doanh bất động sản và luật nhà ở thông qua, trong đó đặc biệt có quy định về “siết” phân lô bán nền

    Phân lô bán nền trong các dự án kinh doanh bất động sản nhiều năm qua là vấn đề nóng, gây ra nhiều hệ lụy cho cả doanh nghiệp, người dân cũng như sự phát triển của đô thị.

    Xét về mặt tích cực, các sản phẩm đất phân lô được giao dịch nhiều sẽ giúp nhiều người dân dễ tiếp cận với quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản năng động hơn.

    Tuy nhiên, xét về mặt tiêu cực, việc cho phép phân lô bán nền một cách dễ dàng đã khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lợi dụng chính sách để đi gom đất, san phẳng mặt bằng, xây dựng một ít hạ tầng sơ sài, từ đó bán đất giá cao cho người dân để thu tiền. Khi đó, không chỉ dự án ban đầu bị nham nhở mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh đô thị, tạo sự rối rắm trong việc quy hoạch phát triển đô thị do mỗi người dân có thể xây dựng nhà ở một kiểu cách khác nhau. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước những quy định về siết phân lô bán nền đã được đề ra.

    Những điểm mới của Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Những điểm mới của Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    7. 70% môi giới bỏ nghề

    Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đến đầu tháng 12/2023 còn chưa đến 100.000 người đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, giảm 70% so với giai đoạn đỉnh điểm.

    Người môi giới bất động sản dẫn đầu tỉ lệ bỏ nghề. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Người môi giới bất động sản dẫn đầu tỉ lệ bỏ nghề. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNN, ngành bất động sản đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh. Trong thời gian sắp tới, đặc biệt là năm 2024, dự kiến thị trường bất động sản sẽ mở ra nhiều cơ hội mới khi các vấn đề cơ bản được giải quyết. Quy hoạch đang được cải thiện đáng kể, với 31/63 tỉnh, thành được phê duyệt và dự kiến nhiều địa phương sẽ được duyệt quy hoạch trong khoảng quý 1 đến giữa quý 2.2024.

    Ước tính, số lượng người ứng tuyển nhân viên kinh doanh bất động sản cuối năm 2023 tăng hơn 50% so với đầu năm nhờ các chiến dịch tuyển nhân lực mạnh mẽ từ các chủ đầu tư, đại lý dự án.

    Ước tính, tổng hoa hồng lĩnh vực môi giới bất động sản trong năm 2023 tăng 20% so với năm 2022, đạt 60.000 tỷ đồng.

    8. Nhiều dự án chậm tiến độ, bị thu hồi hoặc vướng pháp lý

    Sự chậm tiến độ và những vấn đề pháp lý đang là yếu tố quyết định đối với nhiều dự án bất động sản, tạo ra một bức tranh khá khó khăn cho các hợp đồng trước hợp đồng mua bán. Nhiều nhà đầu tư đang phải đối mặt với thách thức đặt ra bởi việc thu hồi hoặc vướng mắc pháp lý, khiến cho quá trình thực hiện các hợp đồng mua bán trở nên phức tạp và khó khăn.

    Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì). Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Cụ thể, Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (huyện Thanh Trì) có tổng vốn đầu tư hơn 16.293 tỷ đồng được khởi công từ tháng 10-2016, dự kiến được bàn giao vào quý 2-2022. Đây được xem là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn ngổn ngang, chưa thể hoàn thành đưa vào sử dụng.

    Tính tới quý 1/2023, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, Tập đoàn FLC có tới 22 dự án nằm tại 10 địa phương đã bị dừng nghiên cứu, thu hồi chủ trương đầu tư, thậm chí chấm dứt hoạt động.

    Các vụ đại án từ những tập đoàn lớn như Vạn Thịnh Phát, FLC, Tân Hoàng Minh dẫn  dẫn đến rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới các dự án đã, đang và chuẩn bị triển khai, ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng và nhà đầu tư. Sự bế tắc này đã mở ra  nhiều cuộc tranh cãi và kiện cáo, biển bảng thông báo về tình trạng khẩn cấp của tình hình. Các baron và biển bảng kiện cáo diễn ra ngày càng trở nên phổ biến, thể hiện sự lo lắng và bức xúc của cộng đồng đầu tư trước những khó khăn và rủi ro không lường trước được. Ngoài ra, sự tắc nghẽn pháp lý củng khiến hàng loạt các dự án chậm triển khai, dẫn đến tâm lý lo sợ, bất an đối với các nhà đầu tư. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư mà còn tạo ra những tác động rộng lớn đến uy tín của thị trường bất động sản. Sự không minh bạch và không chắc chắn trong các dự án đang tạo nên một tâm trạng lo ngại, làm ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của cả nhà đầu tư và người tiêu dùng.

    Trước bức tranh này, việc đẩy mạnh giải quyết các vấn đề pháp lý và tăng cường quản lý dự án trở thành những ưu tiên hàng đầu để khôi phục lòng tin và định hình lại hình ảnh tích cực của thị trường bất động sản.

    9. Đất nền tại khu vực trung tâm, vùng động lực, vùng lõi  vẫn là một phân khúc bất động sản được yêu thích từ người mua 

    Mặc dù thị trường bất động sản trải qua giai đoạn ế ẩm và giảm sâu, đặc biệt là trong ngữ cảnh chung của nền kinh tế, nhưng đáng chú ý là phân khúc đất nền vẫn duy trì sự hấp dẫn và thu hút từ phía người mua.

    Đất nền, với tính linh hoạt và tiềm năng phát triển, vẫn được đánh giá cao trong mắt những người tìm kiếm cơ hội đầu tư và an cư lâu dài. Dù có những thách thức về tài chính và không chắc chắn từ thị trường chung, nhưng đất nền vẫn là một lựa chọn an toàn và đáng tin cậy.

    Đất nền vẫn là một phân khúc bất động sản được yêu thích từ người mua. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Đất nền vẫn là một phân khúc bất động sản được yêu thích từ người mua. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong nhóm người dự định mua bất động sản để đầu tư có đến 46% tiết lộ sản phẩm mà họ nhắm tới đó là đất nền. Đứng ở vị trí thứ 2 là chung cư với 24%, nhà riêng, nhà phố và biệt thự ghi nhận tỷ lệ được lựa chọn lần lượt là 18%, 8% và 4%.

    Nhìn chung, trong bối cảnh khó khăn, đất nền vẫn là một điểm sáng trong thị trường bất động sản, thu hút sự quan tâm và đầu tư từ những người hiểu rõ giá trị và tiềm năng của nó.

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “09 điểm nhấn thị trường đất nền năm 2023 – Trầm lắng và giảm sâu” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tổng kết thị trường BĐS 2023 và dự báo năm 2024 anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : tổng kết - dự báo, thị trường đất nền 2023, 09 điểm nhấn thị trường đất nền năm 2023, bản tin đất nền, vụ án bất động sản, tập đoàn lớn, đất nền, bất động sản, senvanggroup, senvangdata, Nhà phố,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP