Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của cả nước, đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với những bước phát triển vượt bậc trong quy hoạch đô thị và hạ tầng. Tuy nhiên, song song với cơ hội là những thách thức lớn, đòi hỏi sự đầu tư bền vững và định hướng chiến lược. Bài viết sẽ phân tích sâu tiềm năng phát triển và những cơ hội đầu tư nổi bật tại thị trường bất động sản Thủ đô.
Vẻ đẹp cổ kính của Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm
Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với tám tỉnh trong khu vực. Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội được xem là trung tâm chính trị và hành chính quốc gia, nơi hội tụ các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước, cùng các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế. Đồng thời, Hà Nội còn là đầu tàu về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế và giao thương quốc tế của cả nước.
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
Tiềm năng phát triển kinh tế
Hà Nội, với vai trò là Thủ đô, không chỉ đóng vai trò quan trọng về chính trị mà còn là trung tâm kinh tế năng động của cả nước. Tiềm năng phát triển kinh tế của thành phố này được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng Đồng bằng sông Hồng, giáp tám tỉnh lân cận, đóng vai trò là đầu mối giao thương quan trọng giữa các khu vực miền Bắc, miền Trung và quốc tế.
-Kết nối khu vực: Hà Nội có hệ thống giao thông liên vùng thuận tiện, kết nối với các cảng biển lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
-Trung tâm chính trị và hành chính: Là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, Hà Nội thu hút các nhà đầu tư lớn, các dự án hợp tác quốc tế, và nguồn vốn FDI đa dạng.
Hà Nội nổi bật với tiềm năng du lịch phong phú, vừa mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa vừa hòa quyện với sự năng động của một đô thị hiện đại.
-Di sản văn hóa và lịch sử: Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, chùa Hương và các làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ. Các di sản này không chỉ thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mà còn là nguồn lực phát triển các dịch vụ đi kèm như lưu trú, lữ hành, và thương mại.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
-Ẩm thực độc đáo: Hà Nội nổi tiếng với các món ăn truyền thống như phở, bún chả, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây. Không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước, ẩm thực Hà Nội còn có tiềm năng trở thành thương hiệu quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển các chuỗi nhà hàng toàn cầu.
Ẩm thực Hà Nội
Du lịch:
Hà Nội, được mệnh danh là Thủ đô “ngàn năm văn hiến,” nổi bật với bề dày lịch sử, văn hóa độc đáo và đa dạng, cùng gần 6.000 di tích, hơn 1.350 làng nghề, tạo tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, du lịch làng nghề và du lịch tâm linh. Vùng ngoại thành giàu tài nguyên thiên nhiên thích hợp cho du lịch sinh thái, nông nghiệp, thể thao và giải trí. Với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, Hà Nội kết nối thuận tiện qua đường bộ, đường không, đường sắt và đường thủy, đồng thời sở hữu hạ tầng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách. Thành phố còn ghi dấu ấn với sự hiếu khách, an ninh tốt, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm, góp phần khẳng định vị thế là điểm đến du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực.
Phố đi bộ Hồ Gươm
Xem thêm: Bài viết Kinh tế đêm Hà Nội
Trong giai đoạn 2024 – 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục phát triển du lịch Thủ đô đảm bảo bền vững, hiệu quả, vừa là cửa ngõ đón và phân phối khách du lịch ở phía Bắc và cả nước, vừa là điểm đến du lịch “An toàn – Thân thiện – Chất lượng – Hấp dẫn”.
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
Hà Nội không ngừng đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và kết nối khu vực.
-Hệ thống đường bộ: Thành phố sở hữu mạng lưới cao tốc hiện đại như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, và các vành đai giao thông liên kết nội đô và ngoại ô.
-Hệ thống giao thông công cộng: Các tuyến metro (đường sắt đô thị) đang dần hoàn thiện, như tuyến Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, cùng với hệ thống xe buýt nhanh (BRT), giúp giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng sống.
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
-Hàng không quốc tế: Sân bay Nội Bài, với công suất lớn và kết nối quốc tế rộng rãi, là cửa ngõ quan trọng thúc đẩy giao thương, du lịch, và vận chuyển hàng hóa toàn cầu.
Đường thủy nội địa:
– Khu đô thị hiện đại: Các dự án đô thị như Vinhomes Smart City, Ecopark, Starlake Tây Hồ Tây không chỉ mang đến không gian sống đẳng cấp mà còn thu hút chuyên gia nước ngoài, tạo động lực cho sự phát triển dịch vụ cao cấp.
-Khu công nghiệp trọng điểm: Hà Nội hiện có hơn 10 khu công nghiệp lớn như Bắc Thăng Long, Quang Minh, Sài Đồng, tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, và xuất khẩu.
Chỉ số nổi bật
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
PCI
Hà Nội xếp ở vị trí thứ 28 (tụt đến 8 bậc so với PCI 2022). Đáng chú ý, 5 trong 10 chỉ số thành phần của Hà Nội trong PCI 2023 giảm so với 2022 là: “Tiếp cận đất đai”, “Tính minh bạch”, “Cạnh tranh bình đẳng”, “Đào tạo lao động” và “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự”. Nguyên nhân do một số bộ phận thủ tục vẫn còn rườm rà, phức tạp, còn những rào cản gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai…
Nguồn: PCI Việt Nam 2023
GRDP
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
FDI
Tính chung 11 tháng năm 2024, toàn thành phố thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI; trong đó đăng ký cấp mới 258 dự án với số vốn đạt 1,2 tỷ USD; 180 lượt tăng vốn đầu tư với 283,2 triệu USD.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Samsung đặt tại Khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội)
-Trung tâm giáo dục lớn nhất cả nước: Hà Nội tập trung hơn 70 trường đại học, học viện lớn, cùng nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu. Các cơ sở này cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, và dịch vụ.
-Lao động trẻ và năng động: Lực lượng lao động trẻ tại Hà Nội không chỉ đông đảo mà còn được đào tạo bài bản, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp 4.0.
Đầu tư công
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Quy hoạch phát triển
Năm không gian phát triển: (1). Không gian số; (2). Không gian văn hoá; (3) Không gian ngầm; (4). Không gian xây dựng; (5). Không gian xanh, công cộng.
Năm hành lang và vành đai kinh tế: (1). Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô; (2). Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô; (3). Hành lang kinh tế Bắc Nam; (4). Hành lang kinh tế Tây Bắc; (5). Vành đai kinh tế (Là sự kết hợp giữa vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô).
Năm trục động lực: (1). Trục sông Hồng; (2). Trục Hồ Tây – Sơn Tây – Ba Vì; (3). Trục Nhật Tân – Nội Bài; (4). Trục Hồ Tây – Cổ Loa và (5). Trục liên kết phía Nam(trục liên kết Vùng)
Năm vùng kinh tế – xã hội: (1). Vùng trung tâm; (2). Vùng Bắc sông Hồng; (3). Vùng Tây Nam Thủ đô; (4). Vùng phía Nam Thủ đô; (5). Vùng phía Bắc Thủ đô.
Năm vùng đô thị: (1) Đô thị Trung tâm; (2) Thành phố phía Tây; (3) Vùng Đô thị Sơn Tây- Ba Vì; (4) Thành phố phía Bắc; (5) Đô thị phía Nam.
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
4 hàng lang kinh tế
(1) Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô là một tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các tỉnh phía Bắc với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác với khu vực Tây Nam Trung Quốc. Giữ vai trò nối liền các tỉnh miền núi với các cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương; Là động lực phát triển kinh tế – xã hội của khu vực phía Bắc; Tạo cơ hội phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ và công nghiệp.
(2) Hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô là một tuyến giao thông quan trọng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các tỉnh phía Bắc Việt Nam với các cảng biển lớn. Giữ vai trò là cầu nối giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc ; Kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và các cảng biển; Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của khu vực
(3) Hành lang kinh tế Bắc – Nam là một tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các tỉnh thành từ Bắc vào Nam của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
(4) Hành lang kinh tế Tây Bắc là một tuyến giao thông kết nối liên kết tiểu vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế – xã hội. Đóng vai trò trong việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và khai thác tiềm năng du lịch, phục vụ vận chuyển nông sản, lâm sản từ Tây Bắc về Hà Nội và các khu vực tiêu thụ khác.
(5)Vành đai kinh tế Thủ đô là sự kết hợp trong việc khai thác tổng thể không gian phát triển của đường vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô; Vành đai kinh tế cùng với việc hình thành thành phố phía Tây Thủ đô, thành phố phía Bắc sông Hồng sẽ tạo tạo sự liên kết chặt chẽ, lan tỏa từ khu vực đô thị trung tâm tới các khu vực phía Tây Nam và khu vực phía Bắc của Thủ đô. Đây là tuyến vành đai mang tính đột phá trong việc thể hiện vai trò là trung tâm của Thủ đô Hà Nội đối với các tỉnh trong vùng Thủ đô
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
5 trục liên kết
(1). Trục sông Hồng: Là trục cảnh quan chính của Thủ đô; Là trục kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch văn hóa, điểm nhấn của vùng đô thị trung tâm kết nối đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồng, với trục sông Hồng ở chính giữa.
(2) Trục Hồ Tây – Cổ Loa: Là trục kết nối lịch sử Thành Cổ Loa với Thành Thăng Long với Hồ Tây, là điểm hội tụ của hai trục không gian lịch sử văn hóa Hồ Tây – Cổ Loa và Hồ Tây – Ba Vì. Đây cũng là trục kết nối trung tâm hành chính mới của Thủ đô (Đông Anh) với trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Đình lịch sử với đại lộ – quảng trường, cầu qua sông Hồng với các công trình kiến trúc biểu tượng là điểm nhấn của Thủ đô.
(3). Trục Nhật Tân – Nội Bài: Là trục kết nối từ trung tâm thành phố đến Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thông qua cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long; Là trục đô thị thông minh – kết nối toàn cầu, là trục động lực kinh tế phía Bắc sông Hồng. Định hướng là trục đối ngoại, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình ảnh của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam ra thế giới
(4) Trục Hồ Tây – Ba Vì: Là trục di sản văn hóa, kết nối không gian cảnh quan phía Tây Thủ đô để liên kết các không gian cảnh quan lớn từ Ba Đình – Hồ Tây – Tây Hồ Tây;
(5)Trục liên kết phía Nam: Là trục đóng vai trò trong liên kết Thủ đô với các tỉnh phía Nam vùng ĐBSH (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định); gắn kết khu vực trung tâm với sân bay quốc tế thứ hai và đô thị Phú Xuyên
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Định hướng phát triển đô thị
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển và mở rộng đô thị đến vành đai 4, đồng thời hoàn thiện, nâng cấp các huyện trong khu vực này lên quận. Cụ thể, hệ thống đô thị được định hướng phát triển như sau:
Đô thị trung tâm: Bao gồm 17 quận, trong đó có 12 quận nội thành hiện hữu và 5 huyện được nâng cấp lên quận, đạt tiêu chí đô thị loại I, gồm Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng.
Đô thị vệ tinh và khu vực trọng điểm:
-Đô thị Hòa Lạc đạt tiêu chí đô thị loại II.
-Đô thị Sơn Tây đạt tiêu chí đô thị loại III.
-Đô thị Mê Linh đạt tiêu chí đô thị loại III.
Thị trấn huyện lỵ: Các thị trấn Chúc Sơn, Quốc Oai, Sóc Sơn và Phú Xuyên sẽ đạt tiêu chí đô thị loại IV, phát triển theo mô hình thị trấn sinh thái.
Thị trấn loại IV/V: Nâng cấp các thị trấn Tây Đằng, Tản Viên Sơn, Phúc Thọ, Liên Quan, Xuân Mai, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Phú Minh và Nỉ đạt tiêu chí đô thị loại IV/V.
Đô thị hóa vùng nông thôn: Mỗi huyện sẽ nâng cấp 2-3 xã đạt tiêu chí đô thị loại V, trang bị các hạ tầng hiện đại nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện.
Định hướng này tạo tiền đề cho Hà Nội mở rộng không gian đô thị, phát triển đồng bộ hạ tầng và gia tăng kết nối vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Định hướng phát triển đô thị
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
Dự án trọng điểm
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội với quy mô đầu tư có chiều dài 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đi qua địa phận TP Hà Nội (58,2km); Hưng Yên (19,3km); Bắc Ninh (dài 25,6 km) và tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Tuyến đường Vành đai 4
Dự án hầm chui Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng: Khởi công ngày 6/10/2022, điểm đầu nối với dự án vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1A, điểm cuối nối với đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai. Với quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 890 m, trong đó 460m đường hầm và 430m đường dẫn. Đoạn qua hầm mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5m/làn, đoạn ngoài hầm mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5m/làn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 778 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 3 năm…/.
Tiến độ hầm chui Vành đai 2,5 tháng 9/2024
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Trong vòng một thập kỷ, thị trường bất động sản Hà Nội chưa bao giờ ghi nhận mức tăng giá mạnh mẽ và bất chấp như thời điểm hiện tại. Phân khúc chung cư liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, với giá bán cao hơn đáng kể so với những năm trước. Song song đó, các phiên đấu giá đất tại các khu vực vùng ven thu hút lượng lớn nhà đầu tư, với mức giá trúng thường cách xa giá khởi điểm, cho thấy sức nóng của thị trường không chỉ tập trung ở trung tâm mà còn lan rộng ra vùng ngoại ô.
Phân khúc căn hộ chung cư, biệt thự liền kề
Thị trường căn hộ và biệt thự – liền kề tại Hà Nội trong năm 2024 cho thấy sự tăng trưởng đáng kể về nguồn cung và số lượng giao dịch. Tuy nhiên, chênh lệch lớn giữa thu nhập trung bình của người dân và giá nhà vẫn là bài toán nan giải.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, thị trường căn hộ đã ghi nhận hơn 12.000 căn mới ra mắt. Đặc biệt, trong quý 3, có tới 5.265 căn hộ được cung cấp mới, tăng 95% so với quý trước và 178% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng nguồn cung này cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường bất động sản, nhưng cũng đặt ra thách thức về khả năng tiếp cận nhà ở của người dân trong bối cảnh giá nhà ngày càng cao so với thu nhập.
Số lượng căn hộ bán ra đã đạt mức 6.840 căn trong quý 3, tăng 35% theo quý và 226% theo năm.
Tình hình hoạt động phân khúc căn hộ Hà Nội. Nguồn: Savills
Phần lớn nguồn cung mới trong năm 2024 vẫn thuộc phân khúc hạng B, tập trung tại các dự án lớn ở khu vực phía Đông và Tây Hà Nội. Trong quý 3, quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy chiếm tới 63% nguồn cung sơ cấp và 78% số lượng giao dịch. Đặc biệt, 92% nguồn cung mới tại khu vực phía Tây là các căn hộ hạng B, cho thấy sự thống trị của phân khúc này trong thị trường.
Khu vực phía Tây tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu trong nguồn cung tương lai khi dự kiến cung cấp 21.000 căn hộ từ 28 dự án, chiếm khoảng 17% tổng nguồn cung tương lai của thị trường Hà Nội. Với sự phát triển hạ tầng đồng bộ, kết nối giao thông thuận tiện và vị trí chiến lược, phía Tây đang trở thành tâm điểm thu hút cả nhà đầu tư và người mua để ở.
Năm 2021, giá chung cư sơ cấp trung bình tại Hà Nội đạt 36 triệu đồng/m², tăng 13% so với năm trước. Hiện nay, giá đã tăng gấp đôi và chưa có dấu hiệu chững lại. Thị trường thứ cấp cũng ghi nhận mức tăng 10-50%/năm, phản ánh sức nóng của thị trường và áp lực lớn đối với người mua nhà.
Giá một số khu chung cư đã sử dụng (Thông tin tổng hợp từ Dữ liệu Batdongsan.com.vn).
Đất nền
So với đầu năm 2023, giá đất nền tại các khu vực ngoại thành Hà Nội ghi nhận mức tăng đáng kể. Đất nền Hoài Đức tăng 81%, từ 55 triệu đồng/m² lên 100 triệu đồng/m² vào tháng 9.2024. Đất nền Đông Anh tăng 53%, từ 41 triệu đồng/m² lên 63 triệu đồng/m², và đất nền Thanh Oai tăng 90%, từ 21 triệu đồng/m² lên 40 triệu đồng/m².
Nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số nơi trong bối cảnh lãi suất xuống thấp kỷ lục
Khu công nghiệp
Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp hoạt động, tổng diện tích hơn 1.300 ha. Trong đó, 9 dự án đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, có tỷ lệ lấp đầy 100%. Một dự án đang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.
Hà Nội sẽ phát triển ba khu công nghiệp mới với tổng diện tích hơn 600 ha tại Thường Tín và Sóc Sơn. Cụ thể:
– Khu công nghiệp Bắc Thường Tín: Diện tích khoảng 137 ha, chuyên về nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản và thực phẩm, cơ khí chế tạo, điện tử. Dự kiến thu hút 7.000 công nhân và có quỹ đất 8 ha dành cho nhà ở xã hội.
-Khu công nghiệp Phụng Hiệp: Diện tích gần 175 ha, chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chế biến nông sản. Dự kiến thu hút 8.000 công nhân, với 8 ha dành cho nhà ở xã hội.
Một góc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh
-Khu công nghiệp Sóc Sơn: Diện tích 324 ha, tập trung vào các ngành công nghiệp sạch như điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, và sản xuất ô tô, mỹ phẩm. Khu này dự kiến có khoảng 45 ha đất cho nhà ở xã hội cho công nhân.
Nhà ở xã hội
Hà Nội đang đối mặt với nhu cầu cao về nhà ở xã hội, nhưng đầu tư còn hạn chế. Thành phố dự kiến hoàn thành 3 dự án với 1.700 căn nhà ở xã hội đến cuối năm 2025, đáp ứng khoảng 9% nhu cầu của người lao động thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo mục tiêu của Chính phủ, Hà Nội cần hoàn thành 18.700 căn nhà ở xã hội vào năm 2025, trong khi hiện tại mới hoàn thành gần 28% chỉ tiêu. Thành phố đã bổ sung khoảng 15 khu đất lớn để phát triển các dự án nhà ở xã hội, mỗi khu có khoảng 2.000 căn.
Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường TP. Hà Nội
Theo danh mục dự án nhà ở, khu đô thị thuộc Kế hoạch phát triển 2021-2025 (đợt 3) vừa được UBND TP Hà Nội duyệt, thành phố sẽ có thêm 6 dự án nhà ở xã hội. Các dự án có tổng diện tích gần 13 ha tại quận Ba Đình, Long Biên và các huyện Thanh Trì, Thạch Thất.
Số dự án này sẽ cung cấp cho thị trường hơn 8.300 căn hộ, tương ứng hơn 655.000 m2 sàn. Tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng. Phần lớn các dự án đã xong giải phóng mặt bằng, đang triển khai và dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2029.
STT |
Tên dự án |
Vị trí |
Số lượng căn hộ |
Tiến độ hoàn thành |
1 |
Khu nhà ở giãn dân quận Hoàn Kiếm |
Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên |
3.505 |
2026 |
2 |
Nhà ở để bán cho đối tượng thu nhập thấp Công an quận Ba Đình |
Xứ đồng Bảo Vân, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình |
77 |
2026 |
3 |
Nhà ở xã hội để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an |
Thôn Thượng, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì |
660 |
2028 |
4 |
Nhà ở xã hội tại khu dân dụng Bắc Phú Cát |
Xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất |
2.592 |
2028 |
5 |
Nhà ở xã hội tại ô đất CT thuộc ô quy hoạch CT1, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá tại phường Long Biên |
Phường Long Biên, quận Long Biên |
290 |
2028 |
6 |
Nhà ở xã hội tại ô C14/NO1 phường Phúc Đồng |
Phường Phúc Đồng, quận Long Biên |
1.220 |
2029 |
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Kết luận
Tiềm năng bất động sản và quy hoạch tại Hà Nội đang rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh các dự án phát triển hạ tầng và các khu công nghiệp mới được triển khai mạnh mẽ. Với việc tập trung phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp và nhà ở xã hội, Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân mà còn tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Mặc dù còn nhiều thách thức trong việc hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội, đặc biệt là về tiến độ và nguồn lực, nhưng với các kế hoạch phát triển chiến lược và việc bổ sung quỹ đất cho các dự án lớn, Hà Nội sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản trong tương lai.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Phân tích quy hoạch và tiềm năng phát triển BĐS TP. Hà Nội” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com |
Xem thêm các bài viết về TP. Hà Nội:
Tóm tắt quy hoạch du lịch TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030
Tóm tắt quy hoạch phát triển KCN-CCN TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch phát triển nhà ở TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025
_______________
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van
Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/
Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/
TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup
Hotline liên hệ: 0948.48.48.59
Email: info@senvanggroup.com
————————————————————————–
© Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng
© Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup
#senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,
#công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án
#R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản
#phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản
#tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP