Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật mà còn là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Với bề dày lịch sử, văn hóa và những giá trị di sản độc đáo, Hà Nội sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Nhằm khai thác tiềm năng này và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, Hà Nội đã ban hành Quy hoạch du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, vạch ra chiến lược phát triển du lịch bài bản, đồng bộ và hiệu quả. Bài viết này Sen Vàng sẽ tóm tắt những điểm chính của quy hoạch, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về định hướng phát triển du lịch của Hà Nội trong những năm tới.
senvangdata.com
Thành phố Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng ĐBSH, tiếp giáp với 8 tỉnh trong vùng. Nhờ vị thế Thủ đô, Hà Nội là “trung tâm chính trị – hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.
senvangdata.com
Ranh giới tọa độ địa lý Hà Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông. Địa giới hành chính giáp với các tỉnh như sau:
– Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên.
– Phía Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Giang.
– Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.
– Phía Nam tiếp giáp tỉnh Hà Nam.
– Phía Tây Nam tiếp giáp tỉnh Hòa Bình.
– Phía Tây giáp tiếp tỉnh Phú Thọ.
– Phía Tây Bắc tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Dân số trung bình của thành phố Hà Nội năm 2022 là 8.435,65 nghìn người, đứng thứ hai sau TP.HCM (9.389,72 nghìn người), bằng 35,98% dân số vùng ĐBSH; 8,45% dân số toàn quốc. Trong đó: Dân số khu vực thành thị chiếm 49,1%; dân số khu vực nông thôn chiếm 50,9%. Dân số nam chiếm 49,6% và dân số nữ chiếm 50,4% tổng dân số.
senvangdata.com
Từ năm 2009 đến nay, dân số thành phố Hà Nội tăng thêm 1.957.416 người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 150 nghìn người. Tốc độ tăng dân số bình quân năm từ Tổng điều tra dân số năm 2009 đến 2019 là 2,22%, từ 2020 đến 2022 là 1,39%/năm do chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
senvangdata.com
Mật độ dân số của Hà Nội năm 2022 là 2.511 người/km2, đứng thứ hai trong cả nước, sau TP.HCM (4.470 người/km2), đồng thời có sự khác biệt lớn giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Từ 2011 đến 2022, mật độ dân số của Thành phố tăng khoảng 29,4%. Trong đó, một số quận nội thành có mật độ dân số đông như: Ba Đình (24.224 người/km2), Hoàn Kiếm (26.206 người/km2), Cầu Giấy (23.788 người/km2), Đống Đa (37.980 người/km2), Hai Bà Trưng (28.645 người/km2), Thanh Xuân (31.996 người/km2).
senvangdata.com
Tính theo giá SS năm 2010, quy mô GRDP của Hà Nội đạt trên 355,83 nghìn tỷ đồng (năm 2010), khoảng 380,2 nghìn tỷ đồng (năm 2011), trên 689 nghìn tỷ đồng (năm 2020) và 774,7 nghìn tỷ đồng (năm 2022). Số liệu thống kê cho thấy, các hoạt động kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã có đóng góp lớn vào quy mô kinh tế cả nước, như năm 2010 đã chiếm 13,6% tổng GRDP cả nước (theo giá HH); năm 2022, Hà Nội đóng góp gần 12,6% vào giá trị GRDP cả nước. Tại vùng ĐBSH, Hà Nội luôn địa phương có quy mô GRDP lớn nhất, song khoảng cách về phát triển kinh tế giữa Hà Nội và các địa phương khác trong vùng ngày càng được rút ngắn, đóng góp của Hà Nội vào quy mô GRDP của đã giảm từ 48% năm 2010 (theo giá HH), xuống 43,1% năm , còn khoảng 42,2% năm 2022; nói cách khác, đã có một số dấu hiện cho thấy Hà Nội đã giảm vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng ĐBSH.
senvangdata.com
Cơ cấu kinh tế thời kỳ 2011 – 2020 của Hà Nội về cơ bản đều chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp. Đây cũng là xu thế chung của nhiều địa phương trên cả nước và tiếp tục diễn ra trong hai năm 2021 – 2022. Tỷ trọng của khối ngành phi nông nghiệp luôn cao hơn so với mặt bằng chung của vùng ĐBSH và cả nước.
senvangdata.com
Tính bình quân, tốc độ tăng vốn đầu tư (giá so sánh năm 2010) của thời kỳ 2011 – 2020 là 8,56%/năm; cao hơn so với TP.HCM là 6,26% và cả nước là 6,65%, nhưng thấp hơn so với vùng ĐBSH là 8,52%. Trong đó:
Vốn đầu tư theo các ngành kinh tế có sự thay đổi rõ rệt. Ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 12,8%; CNXD tăng bình quân 9,36%; Dịch vụ tăng bình quân 8,09%. Vốn đầu tư theo khu vực kinh tế lại có sự gia tăng ở tất các khu vực trong và ngoài nhà nước kể cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, tăng mạnh nhất vẫn là khu vực kinh tế ngoài nhà nước: khu vực kinh tế Nhà nước tăng bình quân 3,55%/năm; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng bình quân 14,78%/năm; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 1,51%/năm.
senvangdata.com
Hà Nội thuộc vùng ĐBSH với đặc điểm là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Về mặt thổ nhưỡng, Hà Nội được xác định có 9 nhóm, 21 loại đất.
a) Tài nguyên nước mặt
Tổng lượng nước đến thành phố Hà Nội trên sông Hồng tính tại trạm Sơn Tây là khoảng 109 tỷ m3 (Tương đương lưu lượng trung bình nhiều năm là 3470 m3/s). Lượng nước này sau khi được phân bổ vào thành phố Hà Nội qua các công trình lấy nước như trạm bơm Đan Hoài, trạm bơm Bá Giang cống Cẩm Đình – Hiệp Thuận, cống Liên Mạc,… sau đó được tách ra vào sông Đuống chảy qua các vùng Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh thì tổng lượng dòng chảy trong vùng nội thành Hà Nội trên sông Hồng tính đến trạm Hà Nội là 81 tỷ m3 và tính đến ngoại thành Hà Nội trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát là 30 tỷ m3 (tương đương 954 m3/s).
b) Tài nguyên nước dưới đất
Tổng tiềm năng nước nhạt của khu vực thành phố Hà Nội khoảng 10,63 triệu m3/ngày, trữ lượng có thể khai thác khoảng 4,4tr m3/ngày. Trong đó, tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh), tiềm năng nước dưới đất dự báo cho tầng chứa nước này là 981.312 m3/ng, trong đó nước nhạt là 976.204 m3/ng, nước mặn là 5.108 m3/ng, trữ lượng có thể khai thác 452.828 m3/ng; trong đó nước nhạt 451.628 m3/ng, nước mặn là 1.200 m3/ng.
senvangdata.com
Theo thuyết minh bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Hà Tây (tỷ lệ 1/50.000), trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã phát hiện 235 điểm mỏ khoáng sản thuộc 20 loại khoáng sản được xếp vào 05 nhóm khoáng sản, đó là: Khoáng sản năng lượng; Khoáng sản kim loại; Khoáng chất công nghiệp và phân bón; Khoáng sản vật liệu xây dựng; Khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và nước khoáng.
senvangdata.com
Kiến trúc nghệ thuật: Đền Hát Môn, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Trăm gian; các làng cổ, làng nghề truyền thống
senvangdata.com
Những lễ hội truyền thống ở Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân. Nổi bật là lễ hội Thánh Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra còn có lễ hội Chùa Hương, Lễ hội đền Cổ Loa, Lễ hội chùa Thầy, Lễ hội Làng Bát Tràng, Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh, Lễ hội Đền Và – Sơn Tây và rất nhiều lễ hội khác.
senvangdata.com
Ẩm thực Hà Thành đã được nâng lên thành nét tinh tế của nghệ thuật ẩm thực. Qua bàn tay khéo léo và sự cảm nhận tài tình của người chế biến, ẩm thực Hà Nội từ những món ăn dân dã được nâng tầm thành văn hóa. Trong hàng trăm món ngon Hà Nội, nổi danh nhất là các món: Phở, nem, bánh cuốn Thanh trì, bún thang, bún chả Hàng Mành, bánh tôm hồ Tây, chả cá Lã Vọng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền, cà phê trứng, chè sen… Các món ăn đó có cả sự hài hòa giữa màu sắc, ngũ vị và đặc biệt có sự cân bằng âm dương theo quan niệm Á Đông. Bất cứ ai đặt chân đến Hà Nội đều mong muốn được thưởng thức ẩm thực Hà Nội, để cảm nhận những đặc trưng riêng đậm chất Hà thành.
senvangdata.com
Toàn thành phố hiện có 806 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề thuộc 23 quận, huyện đã được công nhận danh hiệu, bao gồm: 48 làng nghề đạt danh hiệu Làng nghề truyền thống và 270 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề với 06 nhóm nghề như sau: (i) Chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản: 67 làng nghề; (ii) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: 22 làng nghề; (iii) Xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: 16 làng nghề; (iv) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ: 196 làng nghề; (v) Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh: 12 làng nghề và (vi) Dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn: 05 làng nghề.
senvangdata.com
senvangdata.com
Giai đoạn 2020 – 2021, du lịch Hà Nội chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, năm 2020, lượng khách đến Thủ đô chỉ đạt khoảng 8,5 triệu lượt, bằng 30% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt 1,11 triệu lượt, bằng 15,8% so với năm 2019, khách nội địa đạt 7,54 triệu lượt, bằng 34,4% so với năm 2019. Năm 2021, lượng khách đến Thành phố chỉ gồm khoảng 4,0 triệu lượt khách nội địa, bằng 53% lượng khách nội địa năm 2020. Năm 2022, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019. Sáu tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Thủ đô chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ, lượng khách đạt 12,33 triệu lượt, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022.
senvangdata.com
senvangdata.com
Hà Nội đẩy mạnh khai thác các di tích để phát triển du lịch văn hoá, với đa dạng các sản phẩm du lịch văn hoá. Nhiều di tích được đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị trở thành những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo khách tham quan, du lịch trong nước và quốc tế như: Du lịch văn hóa lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Văn Miếu Quốc Tử Giám; Phố cổ Hà Nội: Quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Phủ Chủ tịch – Bảo tàng Hồ Chí Minh; Làng Cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây…Du lịch tâm linh: Chùa Hương; Đền Ngọc Sơn; Chùa Trấn Quốc; Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, đình So… Khu di tích và danh thắng Hương Sơn. Tính riêng Năm 2022, Hà Nội đã đón 18,7 triệu lượt du khách, tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng.
senvangdata.com
Khu du lịch quốc gia núi Ba Vì – hồ Suối Hai; Khu du lịch quốc gia Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam kết hợp hồ Đồng Mô; KDL sinh thái và VCGT thể thao cao cấp Hồ Văn Sơn; Vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch Ao Vua, Thiên Sơn Suối Ngà, Khoang Xanh – Suối Tiên, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, khu di tích đền thờ Phùng Hưng – Lăng Ngô Quyền, Đền Và, khu di tích lịch sử Đá Chông, Chùa Tây Phương, chùa Thầy, Đình So, Làng mây tre đan Phú Vinh, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, khu du lịch sinh thái và VCGT thể thao cao cấp Hồ Văn Sơn; Khu di tích Cổ Loa; Đầm Vân Trì, Đền Phù Đổng; Khu di tích Cổ Loa; làng nghề Bát Tràng; điểm VCGT Vinhomes Ocean Park; sân golf Long Biên và hệ thống đình, chùa: Đình Gióng Mốt (Đặng Xá); đình Chử Xá (Văn Đức); chùa Đào Xuyên (Đa Tốn); khu du lịch 79 mùa xuân và khu di tích đền Hai Bà Trưng (Mê Linh);…
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Đến năm 2030: Hoàn thành một số dự án đầu tư phát triển du lịch quan trọng, đóng vai trò động lực để tạo đột phá phát triển du lịch Thủ đô. Hoàn thành quy hoạch, đầu tư phát triển và công nhận ít nhất 2 khu du lịch quốc gia trên địa bàn Thủ đô để tạo điểm nhấn và lan tỏa phát triển du lịch. Phát triển được một số sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi bật để định vị thương hiệu Hà Nội là điểm đến có sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, cạnh tranh được với các thương hiệu điểm đến đã định hình trong khu vực. Hà Nội trở thành điểm đến du lịch xanh và thông minh. Ngành du lịch tạo ra khoảng 444.000 lao động, trong đó có khoảng 148.000 lao động trực tiếp.
Đến năm 2050, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn trên toàn cầu, điểm đến hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Du lịch giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, động lực tăng trưởng chính của các ngành, lĩnh vực khác, có đóng góp cao vào GRDP của Thủ đô.
Phát triển du lịch theo cụm:Trên cơ sở 04 vùng kinh tế xã hội, dựa vào căn cứ tổ chức không gian du lịch, không gian du lịch Hà Nội giai đoạn 2021-2030 được định
hướng phát triển thành 06 cụm du lịch:
(1) Cụm du lịch Trung tâm Hà Nội vùng lõi: Tập trung ở khu vực nội đô lịch sử gồm 5 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ),Quận Cầu Giấy, Quận Hoàng Mai Quận Thanh Xuân. Hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa; Du lịch mua sắm; Dịch vụ vui chơi giải trí; Du lịch MICE; các khu, điểm du lịch nổi bật: Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận: Khu phố cổ, đền Ngọc Sơn, chùa Cầu Môn, chùa Vĩnh Trù, đền Bà Kiệu, Nhà hát lớn, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Cách mạng,…; khu vực Ba Đình và phụ cận; Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bảo tàng Mỹ Thuật; khu vực Hồ Tây và phụ cận: Công viên nước Hồ Tây, Chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Chợ Hoa Quảng Bá, Thung lũng hoa Hồ Tây,….
(2) Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: tập trung ở khu vực quận Hà Đông và vùng phụ cận gồm huyện Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức thuộc không gian mở rộng phía Nam vùng lõi Trung tâm. Hướng khai thác sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch làng nghề; du lịch văn hóa; du lịch nghỉ cuối tuần; du lịch vui chơi giải trí; du lịch thể thao…; các khu, điểm du lịch nổi bật gồm: Làng dệt lụa Vạn Phúc; Đình Đại Phùng, Đình Chèm, Đình Đông Ngạc, Đình Đại Áng, khu VCGT Thiên đường Bảo Sơn, Vườn Nhật Bản Vinhomes Smart City, Parkcity Hanoi, Làng hoa Tây Tựu,v.v..
(3) Cụm du lịch Đông Anh và phụ cận (gồm Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh): Gồm 02 quận và 02 huyện phía Bắc sông Hồng, kề liền Trung tâm vùng lõi thuộc không gian mở rộng phía Bắc. Hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa, lễ hội kết hợp tham quan di tích và trải nghiệm, tìm hiểu làng nghề truyền thống; du lịch thể thao, vui chơi giải trí; du lịch golf, phim trường, công viên tổng hợp; du lịch sinh thái, VCGT tổng hợp, nghỉ cuối tuần, du lịch MICE…; các khu, điểm du lịch nổi bật: Khu di tích Cổ Loa; Đầm Vân Trì, Đền Phù Đổng; Khu di tích Cổ Loa; làng nghề Bát Tràng; điểm VCGT Vinhomes Ocean Park; sân golf Long Biên và hệ thống đình, chùa: Đình Gióng Mốt (Đặng Xá); đình Chử Xá (Văn Đức); chùa Đào Xuyên (Đa Tốn); khu du lịch 79 mùa xuân và khu di tích đền Hai Bà Trưng (Mê Linh);…
(4) Cụm du lịch phía Tây (Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ) bao gồm huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và phụ cận dọc theo đại lộ Thăng Long, quốc lộ 6, quốc lộ 21 và quốc lộ 32 thuộc các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chương Mỹ… Hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần; du lịch tâm linh, du lịch văn hóa; du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn; du lịch vui chơi giải trí. Các khu, điểm du lịch nổi bật: Khu du lịch quốc gia núi Ba Vì – hồ Suối Hai; Khu du lịch quốc gia Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam kết hợp hồ Đồng Mô, hồ Xuân Khanh, KDL sinh thái và VCGT thể thao cao cấp Hồ Văn Sơn; Vườn quốc gia Ba Vì, khu du lịch Ao Vua, Thiên Sơn Suối Ngà, Khoang Xanh – Suối Tiên, Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, khu di tích đền thờ Phùng Hưng – Lăng Ngô Quyền, Đền Và, Chùa Mía, Văn Miếu Sơn Tây, khu di tích lịch sử Đá Chông, Chùa Tây Phương, chùa Thầy, Đình So, Làng mây tre đan Phú Vinh, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, khu du lịch sinh thái và VCGT thể thao cao cấp Hồ Văn Sơn và các khu, điểm du lịch khác.
Căn cứ kết quả đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển du lịch cụm phía Tây, trên cơ sở định hướng phát triển trục không gian kinh tế hướng Tây của Thủ đô, cụm phía Tây (Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ) được xác định là cực tăng trưởng của du lịch thủ đô trong giai đoạn 2021 – 2030 cũng như lâu dài.
(5) Cụm du lịch phía Nam (Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường
Tín): tập trung tại khu vực Hương Sơn, An Phú, hồ Quan Sơn và hồ Tuy Lai thuộc huyện Mỹ Đức, một số khu vực phụ cận dọc theo đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 21B (thuộc huyện Ứng Hòa).
Hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa lễ hội tâm linh: Phát
triển khu vực Hương Sơn với lễ hội Chùa Hương; du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần và sinh thái: khai thác tiềm năng du lịch sinh thái nổi bật ở khu vực hồ Quan Sơn – hồ Tuy Lai, xã An Phú…; du lịch tìm hiểu văn hóa: Khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa ở khu vực lân cận như Làng Việt cổ, di tích lịch sử, nghề truyền thống, du lịch cộng đồng, khám phá văn hóa dân tộc Mường tại Mỹ Đức…; du lịch thể thao cao cấp: Phát triển ở khu vực hồ Quan Sơn với các loại hình sản phẩm chính như: Golf, thể thao nước, du lịch đường thủy trên sông Đáy. Các khu, điểm du lịch nổi bật: 2 Khu vực tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia Hương Sơn (Mỹ Đức), Hồ Quan Sơn – Tuy Lai (Mỹ Đức) và các khu, điểm du lịch tiềm năng khác như Chùa Đậu, Đền thờ Nguyễn Trãi (Thường Tín), Làng cổ Cự Đà, Làng nón Chuông, làng hương Quảng Phú Cầu (Thanh Oai), Làng khảm trai Chuyên Mỹ (Phú Xuyên); Khu du lịch sinh thái và festival hoa sen An Phú, hồ Thượng Lâm (Mỹ Đức), điểm du lịch văn hóa lịch sử cách mạng Khu Cháy (Ứng Hòa); cảnh quan sông Đáy.
(6) Cụm du lịch núi phía Bắc (Sóc Sơn): Tập trung ở các khu vực cỏ cảnh quan tự nhiên đẹp như: Hồ Đồng Quan, Hồ Đồng Đò, Hồ Ban Tiện, Hồ Hàm Lợn, đầm Lai Cách, sông cầu, sông Cà Lồ, núi Sóc, núi Đôi… thuộc huyện Sóc Sơn Hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng Thánh Gióng là một trong Tứ Bất tử của dân tộc; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, thể thao gắn với giá trị sinh thái tại các khu vực có cảnh quan đẹp như: Hồ Đồng Quan, Hồ Đồng Đò, Hồ Ban Tiện, Hồ Hàm Lợn, đầm Lai Cách, sông cầu, sông Cà Lồ, núi Sóc, núi Đôi … sân golf BRG Legend Hill, Hanoi golf club, trường đua ngựa và các di tích lịch sử văn hóa ven sông cầu, sông Cà Lồ, không gian sinh thải nông nghiệp tại khu vực phía Đông huyện Sóc Sơn… Các khu điểm du lịch nổi bật: Núi Sóc Sơn, Đền Sóc và Chùa Non Nước; các không gian sinh thái nông nghiệp.
XEM THÊM:
|QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP – CỤM CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2050|
|TÓM TẮT QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050|
|CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG QUAN TRỌNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI NĂM 2023-2024|
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050“ do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP