Quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp Hà Nội, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

  • 2 Tháng sáu, 2024
  • Hà Nội  là thủ đô của nước ta, là một trong các trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước. Để duy trì vị thế kinh tế như hiện nay thì việc phát triển các khu công nghiệp – cụm công nghiệp là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung về quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp ở Hà Nội. 

    • Tổng quan


    • Vị trí địa lý

    Nguồn: Senvangdata.com

    Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các điểm cực của thủ đô Hà Nội là:

    Điểm cực Bắc tại: thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.

    Điểm cực Tây tại: thôn Lương Khê, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.

    Điểm cực Nam tại: khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

    Điểm cực Đông tại: thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

    • Dân số 

     

    Dân số thành phố Hà Nội5 là 8.435,65 nghìn người, đứng thứ hai sau TP.HCM (9.389,72 nghìn người), bằng 35,98% dân số vùng ĐBSH; 8,45% dân số toàn quốc. Trong đó: Dân số khu vực thành thị chiếm 48,9%; dân số khu vực nông thôn chiếm 51,1%. Dân số nam chiếm 49,9% và dân số nữ chiếm 50,1% tổng dân số. Từ năm 2009 đến nay, dân số thành phố Hà Nội tăng thêm 1.957.416 người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 150 nghìn người. Tốc độ tăng dân số bình quân năm từ Tổng điều tra dân số năm 2009 đến 2019 là 2,22%, từ 2019 đến 2022 là 1,44%/năm do chịu ảnh hưởng của dại dịch Covid-19.

    Nguồn: Senvangdata.com

    • FDI; nguồn lao động, ưu đãi tỉnh, GRDP, …  

    • FDI

    Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về đầu ra, thị trường xuất nhập khẩu, kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội vẫn đạt được các kết quả rất quan trọng: Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, GRDP của thành phố ước tính tăng 5,97% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,95%; quý II tăng 5,98%). Tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,10% của cùng kỳ năm trước nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay thì mức tăng trưởng này là rất quan trọng và đáng ghi nhận. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 22,9% và đạt 62,4% dự toán năm; du lịch phục hồi mạnh với số khách đến Thủ đô gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước…; các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm.


    Nguồn: Senvangdata.com

    • Nguồn lao động 

    – Giai đoạn 2012-2022, quy mô lực lượng lao động (LLLĐ) tiếp tục gia tăng chủ yếu là do tăng nguồn lao động nhập cư vào Hà Nội. LLLĐ tăng từ 3.808 nghìn người năm 2012 lên 4.125 nghìn người năm 2020 và đạt 4.012 nghìn người năm 20227. Giai đoạn 2012-2020, tốc độ tăng bình quân hàng năm của LLLĐ là 1,35%, tương ứng với mức tăng quy mô khoảng 52,76 nghìn người/năm. Giai đoạn 2015-2021, tỷ lệ dân số nhập cư ở Hà Nội tăng từ 4,7% (2015) lên 7,7% (2021) và tỷ lệ dân số xuất cư giảm mạnh từ 4,1% (2015) xuống còn 1,7% (2021), trong đó chủ yếu là luồng di cư lao động.  

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    • Ưu đãi tỉnh 

    Trong số 9 nhóm nội dung của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề thu hút đầu tư được nhiều chuyên gia quan tâm. dự thảo luật đã đưa ra các chính sách, giải pháp thu hút nguồn lực phát triển Thủ đô, đặc biệt là thu hút nhà đầu tư chiến lược. Đơn cử như dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ trọng điểm của Thủ đô; Dự án sử dụng công nghệ cao, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, nước thải; dự án phát triển làng nghề truyền thống.

    Thứ hai, nội dung ưu đãi đầu tư bao gồm: được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư. Ngoài ra còn được hỗ trợ phát triển nhân lực; hạ tầng và các công trình hạ tầng xã hội; chi phí hỗ trợ cho các sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển.

    Dự thảo cho phép HĐND TP Hà Nội quyết định việc sử dụng ngân sách để đầu tư các dự án liên tỉnh trong vùng Thủ đô và hỗ trợ các địa phương phát triển.

    • GRDP

     Tính theo giá SS năm 2010, quy mô GRDP của Hà Nội đạt khoảng 380,2 nghìn tỷ đồng (năm 2011), trên 689 nghìn tỷ đồng (năm 2020) và 774,7 nghìn tỷ đồng (năm 2022). Tính theo giá HH, quy mô GRDP của Hà Nội (giá HH) năm 2011 đạt khoảng 441,3 nghìn tỷ đồng. Số liệu thống kê cho thấy, các hoạt động kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã có đóng góp lớn vào quy mô kinh tế cả nước, như năm 2010 đã chiếm 12,5% tổng GRDP cả nước (theo giá HH); năm 2020, đóng góp 12,6%; năm 2022, Hà Nội tiếp tục đóng góp gần 12,6% vào giá trị GRDP cả nước. Tại vùng ĐBSH, Hà Nội luôn địa phương có quy mô GRDP lớn nhất, song khoảng cách về phát triển kinh tế giữa Hà Nội và các địa phương khác trong vùng ngày càng được rút ngắn, đóng góp của Hà Nội vào quy mô GRDP của đã giảm từ 48% năm 2010 (theo giá HH), xuống 43,1% năm , còn khoảng 42,2% năm 2022; 94 cách khác, đã có một số dấu hiện cho thấy Hà Nội đã giảm vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng ĐBSH. 

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    • Các ngành nghề ưu tiên

    Trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức và phân tích các chỉ số LQ VA, NSLĐ, tốc độ tăng trưởng ngành, tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế của Thủ đô Hà Nội và tỷ trọng ngành trong VA của cả nước và các ngành “mới xuất hiện” hoặc sẽ xuất hiện theo xu thế phát triển mới. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội lựa chọn các ngành quan trọng cho phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050 gồm:

    Thương mại -dịch vụ và du lịch: là ngành kinh tế mũi nhọn là mắt xích quan trọng gắn kết nông nghiệp, công nghiệp của cả Vùng Thủ đô và Vùng ĐBSH cũng như cả nước

    Công nghiệp – Xây dựng, Thủ đô Hà Nội ưu tiên các ngành quan trọng

    Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sinh thái, trải nghiệm gắn với giáo dục. Phát triển và bảo tồn các sản phẩm truyền thống như hoa, cây cảnh, cá cảnh và gắn với phát triển thương hiệu (đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, bưởi diễn, hoa….).  

    • Cơ sở hạ tầng phục vụ KCN ( hạ tầng giao thông, điện đường trường trạm, cảng, khu kinh tế, ..)


    • Hạ tầng giao thông 

     

    – Thời gian qua đã có sự đột phá về phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư.

     – Đã hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm, cấp bách của cả Trung ương và Hà Nội trên địa bàn; các tuyến đường cao tốc, quốc lộ và trục hướng tâm; các tuyến đường vành đai; các tuyến đường kết nối trong nội đô; các cầu lớn vượt sông; các nút giao, cầu vượt cho người đi bộ; 01 tuyến đường sắt đô thị; hạ tầng giao thông đường thủy; hạ tầng giao thông tĩnh; hạ tầng vận tải công cộng bằng xe buýt…

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    • Hạ tầng cấp điện 

     

    Hiện tại, TP.Hà Nội được cung cấp điện chủ yếu từ Hệ thống điện Miền Bắc thông qua các đường dây 500-220-110kV. Hệ thống điện truyền tải khu vực Thủ đô Hà Nội cũng chính là lưới truyền tải xương sống của ĐBSH, được cấp điện từ ba hướng: Tây Bắc từ NMTĐ Sơn La và Hoà Bình, Đông Bắc từ NMNĐ Phả Lại – Uông Bí và hướng Nam từ lưới điện 500 kV liên kết với hệ thống điện miền Trung, tạo thành hệ thống truyền tải khép vòng kín với tâm là Hà Nội. 

    Nguồn: Senvangdata.com

    Nguồn: Senvangdata.com

    • Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

     

    Trong cả thời kỳ 2011-2022, công nghiệp Hà Nội duy trì và tập trung chiếm khoảng 74% giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong 05 nhóm ngành, bao gồm: (1) cơ khí và sản xuất kim loại, (2) chế biến gỗ, giấy, (3) sản phẩm điện tử, thiết bị điện, và (4) dệt may, da giầy và (5) hoá chất, nhựa, cao su.

    • Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp

     

    Thực trạng về số lượng và quy mô các khu công nghiệp: Hiện thành phố có 09 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động hoàn chỉnh với tổng diện tích 1.673,6 ha. Trong đó, có 07 khu công nghiệp có tổng diện tích 1.188,7 ha đã đầu tư hoàn thành hạ tầng và lấp đầy cơ bản 100% diện tích đất công nghiệp.

    Riêng KCN Hỗ Trợ Nam Hà Nội – Giai đoạn I quy mô 76,92 ha đã hoàn thành xây dựng hạ tầng và đang trong giai đoạn thu hút đầu tư các dự án sản xuất; KCN Hỗ Trợ Nam Hà Nội – Giai đoạn II với diện tích 368 ha đang trong thời gian lập quy hoạch phân khu và thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng. 

    Nhìn chung, các khu công nghiệp của Hà Nội đều có quy mô nhỏ và trung bình, (chỉ có 01 khu công nghiệp có quy mô dưới 300 ha và 01 khu công nghiệp có quy mô dưới 400 ha), nên khó khăn trong việc phát triển mô hình khu công nghiệp mới (như khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ). Do đó, hầu hết các khu công nghiệp của thành phố hiện đều phát triển theo mô hình tập trung công nghiệp đơn thuần. 

    Nguồn: Senvangdata.com

    • Thống kê các dự án KCN đang triển khai

     

    10

    Sóc Sơn

    Xã Tân Dân và Minh Trí, Huyện Sóc Sơn

    302,8

    11

    Bắc Thường Tín

    Huyện Thường Tín

    112

    12

    Phụng Hiệp

    Huyện Thường Tín

    174,8

    13

    Đông Anh

    Huyện Đông Anh

    300

    14

    Tiến Thắng

    Huyện Mê Linh

    450

    15

    Nam Tiến Xuân

    Huyện Chương Mỹ

    192

    16

    Khu Cháy

    Huyện Ứng Hoà

    550

    17

    Bắc Phú Xuyên

    Huyện Phú Xuyên

    215

    18

    Phụng Hiệp giai đoạn 2

    Huyện Thường Tín

    87

    19

    Thanh Văn – Tân Ước

    Huyện Thanh Oai

    350

    20

    Xuân Dương

    Huyện Thanh Oai

    150

    21

    Ba Vì

    Huyện Ba Vì

    310

    22

    Phù Đổng

    Huyện Gia Lâm

    410

    • Các dự án KCN – CCN đã triển khai

    STT

    Tên KCN

    Địa điểm

    Diện tích hiện trạng (ha)

    Tình trạng

    Diện tích quy hoạch (ha)

    1

    Thăng Long

    Xã Hải Bối, huyện Đông Anh

    274,3

    Hoàn thành hạ tầng, lấp đầy 100%

    274,3

    2

    Nội Bài

    Xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn

    114

    Hoàn thành hạ tầng, lấp đầy 100%

    114

    3

    Sài Đồng B

    Huyện Gia Lâm

    40

    Hoàn thành hạ tầng, lấp đầy 100%

    40

    4

    Hà Nội – Đài Tư

    Phường Sài Đồng, quận Long Biên

    40

    Hoàn thành hạ tầng, chủ trương chuyển đổi thành khu đô thị

    40

    5

    Nam Thăng Long

    Phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm

    31,5

    Hoàn thành hạ tầng, cơ bản lấp đầy 100%

    31,5

    6

    Quang Minh I MR

    Xã Quang Minh, huyện Mê Linh

    407,9

    Hoàn thành hạ tầng, lấp đầy 100%

    407,9

    7

    Thạch Thất – Quốc Oai

    Huyện Thạch Thất

    150,78

    Hoàn thành hạ tầng, lấp đầy 100%

    150,78

    8

    Phú Nghĩa

    Huyện Chương Mỹ

    170,1

    Hoàn thành hạ tầng, lấp đầy 100%

    389

    9

    Hỗ Trợ Nam Hà Nội

    Xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên

    76,92

    Hoàn thành hạ tầng, đang thu hút đầu tư (đã có 02 DA trong KCN)

    368

    • Các Khu công nghiệp nổi bật

     

    1. Khu công nghiệp Nội Bài

     

    • Vị trí: Xã Quang Tiến, H. Sóc Sơn, TP. Hà Nội
    • Chủ đầu tư: Tổng công ty TNHH phát triển Nội Bài 

    KCN Nội Bài được thành lập vào năm 1994 với diện tích 100ha, được chia thành 2 giai đoạn phát triển là: giai đoạn 1 (50ha) và giai đoạn 2 (50ha). KCN Nội Bài đang là địa điểm đặt nhà xưởng, văn phòng của hơn 40 doanh nghiệp, chủ yếu đến từ Nhật Bản.

    Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học và các lĩnh vực đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường khác. 

    KCN Nội Bài có vị trí thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, khu công nghiệp này chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 5km, bến Văn Khê 22km, ga đường sắt Trung Giã – Sóc Sơn 13km. Phía trước mặt khu công nghiệp còn có đường tỉnh lộ 131 chạy qua nối quốc lộ 3 với quốc lộ 2 và đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài.

    2. Khu công nghiệp Thăng Long

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    • Vị trí: Xã Kim Chung, H. Đông Anh, TP. Hà Nội
    • Chủ đầu tư: Công ty TNHH KCN Thăng Long (liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo Nhật Bản và Công ty cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi)

    KCN Thăng Long là dự án khu công nghiệp tập trung đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng vào cuối thế kỷ 20 và hoàn thành vào năm 1997. 

    Khu công nghiệp này có tổng diện tích là 302 ha và được chia thành 3 giai đoạn phát triển là: giai đoạn 1 (121,23ha), giai đoạn 2 (80ha) và giai đoạn 3 (100,77ha).

    KCN Thăng Long hiện là địa điểm đặt nhà xưởng, văn phòng của 87 nhà đầu tư và doanh nghiệp, chủ yếu đến từ Nhật Bản. Những doanh nghiệp này hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề như: điện tử, sản xuất linh kiện ô tô và xe máy, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm…

    KCN Thăng Long tọa lạc tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Với vị trí này, KCN Thăng Long cách trung tâm TP. Hà Nội chưa đến 17km, sân bay quốc tế Nội Bài 20km, cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài 4km, ga Hà Nội 18km, cảng biển Hải Phòng 137km…

    3. Khu công nghiệp công nghệ cao sinh học

     

    • Vị trí: Các xã Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm cũ, TP. Hà Nội
    • Chủ đầu tư: Pacific Land ltd và Cty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng & Ứng dụng Công nghệ mới Vinaconex R&D

    KCN công nghệ sinh học cao được xây dựng trên địa bàn huyện Từ Liêm cũ (hiện nay là quận Bắc Từ Liêm) với diện tích khoảng 280,89ha.

    Khu công nghệ cao sinh học được định hướng là khu công nghiệp đa ngành, sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường như: sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, cơ khí lắp ráp… 

    Từ KCN công nghệ cao sinh học có thể dễ dàng tiếp cận khu vực trung tâm TP. Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận mà không gặp quá nhiều cản trở, ách tắc. Cụ thể, khu công nghiệp này cách trung tâm TP. Hà Nội 12km, sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng 138km…

    4. Khu công nghiệp Bắc Thường Tín

     

    • Vị trí: H. Thường Tín, TP. Hà Nội
    • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển D.I.A – Hà Tây

    Dự án KCN Bắc Thường Tín được xây dựng từ năm 2007 với tổng diện tích 112ha. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm, tính đến năm 2057.

    Khu công nghiệp này nằm ở phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cách trung tâm TP. Hà Nội 30km, ga Thường Tín 1km, sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cảng Hải Phòng 125km, cảng Cái Lân 135km… thuận tiện để vận chuyển hàng hóa.

    KCN Bắc Thường Tín thu hút các doanh nghiệp đến sản xuất, kinh doanh đa dạng ngành nghề như: cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất tiêu dùng, chế biến thực phẩm… 

    5. Khu công nghiệp Quang Minh

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp 

    • Vị trí: Cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, TT. Quang Minh, H. Mê Linh, Hà Nội
    • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Đức

    Dự án KCN Quang Minh được thành lập vào năm 2004 với tổng diện tích là 344.4ha. Đây được xem là một trong những khu công nghiệp lớn nhất tại Hà Nội.

    KCN Quang Minh nằm giáp với đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, cách không xa cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân – Quảng Ninh nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.

    Với vị trí thuận lợi cùng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khu công nghiệp này đã thu hút được hơn 190 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp này kinh doanh, sản xuất chủ yếu các ngành nghề như: công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phụ tùng xe máy…

    Xem thêm: TÓM TẮT QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050

       

          Trên đây là những thông tin tổng quan về “KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH NGHỆ AN” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/. 

     

    ————————–

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : #senvangrealestate, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, senvanggroup, phat_triển_dự_án, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!