Trong bối cảnh phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bạc Liêu đang nổi lên như một địa phương trọng điểm với tiềm năng lớn trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng tái tạo. Quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, là bước đi chiến lược nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh, đồng thời mở ra cơ hội thu hút đầu tư và nâng cao giá trị gia tăng từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng trường Hùng Vương
Quy hoạch không chỉ định hướng về không gian phát triển công nghiệp mà còn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng hạ tầng, tối ưu hóa nguồn lực và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong dài hạn. Đây là cam kết mạnh mẽ của tỉnh Bạc Liêu trong việc xây dựng môi trường đầu tư hiện đại, đồng bộ, tạo sức hút đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vị trí địa lý
Bạc Liêu, một tỉnh ven biển thuộc vùng Bán đảo Cà Mau, sở hữu tọa độ địa lý từ 9°00′ đến 9°38’9″ vĩ độ Bắc và từ 105°14’15” đến 105°51’54” kinh độ Đông. Vị trí chiến lược của tỉnh được định hình bởi:
– Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Kiên Giang.
– Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng.
– Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông.
– Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau.
Vị trí Bạc Liêu trong mối quan hệ liên kết vùng
Với tổng diện tích tự nhiên 2.667,88 km², tương đương 1/16 diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bạc Liêu được phân chia thành 7 đơn vị hành chính: thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và 5 huyện (Hồng Dân, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Đông Hải), bao gồm 10 phường, 5 thị trấn và 49 xã.
Thành phố Bạc Liêu, trung tâm tỉnh lỵ, cách TP. Hồ Chí Minh 280 km và TP. Cần Thơ 110 km. Dù kết nối đường bộ đến hai trung tâm kinh tế lớn này vẫn còn hạn chế, vị trí này tạo ra lợi thế chiến lược cho Bạc Liêu trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, giao thông của tỉnh vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Hạ tầng giao thông chủ yếu đạt cấp IV, V với mặt đường rộng chỉ từ 3,5 đến 5,55 m. Hệ thống cầu cống chưa đồng bộ, và mật độ đường bộ chỉ đạt 1,55 km/km², đứng thứ 6 trong vùng ĐBSCL.
Vị trí Bạc Liêu trong nước và khu vực
Ngoài ra, Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km với ngư trường rộng hơn 40.000 km², là một lợi thế lớn để khai thác kinh tế biển. Ranh giới trên biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và khai thác tài nguyên biển.
Đặc biệt, vị trí của Bạc Liêu gần Hành lang kinh tế phía Nam của Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, kết nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. Đồng thời, với vị thế ven biển và khả năng tiếp cận các tuyến hàng hải quốc gia và quốc tế, Bạc Liêu có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao khả năng hội nhập khu vực và quốc tế.
Tiềm năng kinh tế
Bạc Liêu đang hướng đến trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của quốc gia.
Nuôi trồng thủy sản đóng vai trò then chốt trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu, đặc biệt là ngành sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm. Các ban, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Bạc Liêu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh tiếp tục duy trì ổn định tại các thị trường truyền thống, với sản lượng xuất khẩu trong 9 tháng đạt 70.321,63 tấn, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Ngành may mặc cũng đạt được kết quả đáng khích lệ với 8,92 triệu sản phẩm, trong khi xuất khẩu nông sản ước đạt 4.317,08 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 9 tháng đạt 745,46 triệu USD, tương đương 64,35% kế hoạch năm, tăng 9,13% so với cùng kỳ, khẳng định vai trò quan trọng của Bạc Liêu trong chuỗi giá trị xuất khẩu quốc gia
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Nguồn: Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài
Bạc Liêu và Thái Nguyên là 2 tỉnh duy nhất cả nước có mức tăng lũy kế tổng vốn đầu tư FDI hơn 90 lần trong giai đoạn 2010 đến nay.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có dòng vốn FDI chảy vào tăng nhiều nhất trong 63 tỉnh, thành từ năm 2010 đến nay. Cụ thể, năm 2010, lũy kế tổng vốn đầu tư FDI vào Bạc Liệu đạt 46 triệu USD, xếp thứ 54/63 địa phương
Năm 2024, doanh thu du lịch của tỉnh hơn 4.200 tỉ đồng, trong khi tổng thu ngân sách của tỉnh này hơn 4.300 tỉ đồng.
Nhà hát Cao Văn Lầu hay được gọi là Nhà hát 3 nón lá được công nhận điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL.
Theo báo cáo chính thức của UBND tỉnh Bạc Liêu, du lịch đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của tỉnh. Tổng thu từ du lịch trong năm đạt 4.200 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng thu từ khối nhà hàng và khách sạn đạt 1.615 tỷ đồng. Tỉnh này đón khoảng 5.100.000 lượt khách du lịch, tăng 19,7% so với cùng kỳ; số lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú tăng 11,7%, trong khi khách quốc tế đạt 112.000 lượt, tăng 6,7% so với năm trước
Tháp cổ Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh hiện có 420 cơ sở lưu trú với khoảng 4.500 phòng. Trong đó, có 160 cơ sở lưu trú du lịch, bao gồm 3 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao, 21 khách sạn 1 sao, và các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Quy hoạch phát triển KCN/CCN đến năm 2050
Trong quy hoạch tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đề xuất xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung với quy mô lớn hơn, nhằm làm nòng cốt cho sự phát triển các trung tâm công nghiệp. Đặc biệt, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và công nghiệp phụ trợ nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết sản xuất, cung ứng vật liệu, giảm chi phí vận tải và phân phối hàng hóa.
Các khu, cụm công nghiệp sẽ được phát triển gắn kết với khu vực đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng liên kết nội tỉnh và ngoài tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh. Quy hoạch cũng ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tại khu vực đô thị động lực của tỉnh, hạn chế việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp có giá trị cao sang mục đích công nghiệp phân tán. Đồng thời, cần rà soát, đánh giá lại các khu công nghiệp đã được thành lập nhưng chưa được đầu tư xây dựng, để đưa ra kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.
Kế thừa các khu công nghiệp hiện có, quy hoạch mới đề xuất phát triển KCN Bạc Liêu với diện tích khoảng 500 ha tại xã Vĩnh Trạch, thành phố Bạc Liêu. Kết hợp với KCN Ninh Quới (huyện Hồng Dân) và KCN Láng Trâm (thị xã Giá Rai), tạo thành 3 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, kết nối với các tuyến giao thông nội và ngoại tỉnh, cùng chuỗi đô thị quan trọng. Mỗi khu công nghiệp sẽ được định hướng phát triển với chức năng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.
Các cụm công nghiệp tập trung của tỉnh Bạc Liêu sẽ thu hút và phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, cơ khí phục vụ nông nghiệp, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng. Đồng thời, các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hiện đang nằm trong các khu dân cư sẽ được di dời vào các cụm công nghiệp, giúp ổn định sản xuất và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Theo xu hướng dài hạn đến năm 2050, với khoảng 1,2 triệu dân, tỉnh Bạc Liêu dự kiến sẽ có từ 5.000 đến 6.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó khoảng 30% doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tìm kiếm địa bàn hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp. Do đó, nhu cầu mở rộng các khu, cụm công nghiệp (KCCN) sẽ lên đến khoảng 3.000 ha. Các KCCN sẽ được phân bố gắn với xu hướng phát triển vùng nguyên liệu và các trục giao thông lớn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Hiện trạng KCN/ CCN trên địa bàn tỉnh
Đến nay, Bạc Liêu chỉ có 1 khu công nghiệp (Trà Kha) và 2 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, nhưng quy mô nhỏ, hạ tầng chưa đồng bộ, hiệu quả khai thác còn thấp. Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp chế biến thủy sản – ngành có lượng xả thải lớn – vẫn nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp, gây áp lực lên môi trường. Việc phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng sẵn có.
Quy mô các khu công nghiệp quá nhỏ, không đủ lớn để tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả đầu tư hạ tầng. Tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong thu hút nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp do quy trình đền bù, giải phóng mặt bằng phức tạp, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao và ngân sách địa phương hạn chế. Chính sách thu hút doanh nghiệp vào hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp chưa đủ hấp dẫn. Hiện nay, Bạc Liêu là tỉnh có quy mô khu công nghiệp nhỏ nhất cả nước cũng như trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh Bạc Liêu hiện có 2 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch các KCN quốc gia, bao gồm:
KCN Trà Kha
Khu công nghiệp Trà Kha (tỉnh Bạc Liêu) báo cáo là đã lấp đầy đến trên 90%, nhưng bên trong vẫn còn nhiều đất chưa đưa vào sử dụng nhiều năm nay
-Quy mô và hiện trạng: KCN Trà Kha đã được thành lập và đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 96,76%. Tổng diện tích đất đã cho thuê đạt 46,09ha trên tổng diện tích 47,63ha, bao gồm 43,23ha đất công nghiệp và 2,86ha đất dịch vụ.
-Hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng của KCN Trà Kha đã được đầu tư hoàn chỉnh. Hiện tại, chủ đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN này cũng đang được triển khai và sẽ sớm đưa vào hoạt động.
-Ngành nghề thu hút: KCN đã thu hút 25 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.850,54 tỷ đồng. Các lĩnh vực đầu tư đa dạng, bao gồm sản xuất bia, bao bì, may mặc, phân bón, gạch không nung, cơ khí công nghệ cao,…
KCN Láng Trâm
Xây dựng nhà máy trên 200 tỉ đồng tại Khu công nghiệp Láng Trâm đúng trình tự, thủ tục, nhưng đất của người khác khiến doanh nghiệp gặp khó khăn
– Quy mô và hiện trạng: Với tổng diện tích 94,19ha, KCN Láng Trâm đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và đang trong giai đoạn mời gọi đầu tư vào dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng.
-Ngành nghề thu hút: Các lĩnh vực trọng điểm được định hướng tại KCN Láng Trâm bao gồm công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ, cùng các ngành nghề phục vụ nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.
Mặc dù đã được quy hoạch từ lâu, nhưng đến nay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện hạ tầng và thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư. Hiện tại, chỉ có Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Âu Vững II đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh theo hình thức nhà đầu tư tự ứng vốn để giải phóng mặt bằng. Thực trạng này cho thấy cần có những chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn để thúc đẩy phát triển hạ tầng và gia tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài hai khu công nghiệp Trà Kha và Láng Trâm, tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp mới để góp phần giải quyết bài toán việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc thiếu vắng các khu, cụm công nghiệp khác không chỉ làm giảm cơ hội thu hút đầu tư mà còn hạn chế khả năng khai thác tiềm năng kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu việc làm và phát triển công nghiệp ngày càng gia tăng.
Cụm công nghiệp Chủ Chí, xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long quy hoạch từ năm 2010 đến nay vẫn bỏ trống.
Kết luận
Quy hoạch Khu công nghiệp – Cụm Công nghiệp tỉnh Bạc Liêu cho thấy tiềm năng lớn trong việc phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp khó khăn về hạ tầng, thu hút đầu tư và chính sách hỗ trợ. Dự kiến trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ mở rộng quy mô các khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, kết nối với các khu vực đô thị và hạ tầng giao thông, đồng thời phát triển các cụm công nghiệp nhằm thu hút thêm nhiều doanh nghiệp và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Quy hoạch Khu công nghiệp- Cụm Công Nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 ”do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com |
Xem thêm các bài viết về tỉnh Bạc Liêu
Tóm tắt quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn 2050
______________
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van
Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/
Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/
TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup
Hotline liên hệ: 0948.48.48.59
Email: info@senvanggroup.com
————————————————————————–
© Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng
© Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup
#senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,
#công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án
#R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản
#phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản
#tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP