Bạc Liêu là tỉnh ven biển, giàu tiềm năng du lịch với nhiều địa điểm hấp dẫn. Đặc biệt lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của tỉnh Bạc Liêu thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư thời gian qua và tương lai sẽ triển khai nhiều dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí với vốn đầu tư hàng tỷ USD. Chi tiết quy hoạch tỉnh Bạc Liêu được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 06/03/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Nhà máy điện gió Bạc Liêu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch không gian xây dựng đô thị, nông thôn; không gian công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; không gian sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; không gian du lịch, cảnh quan và không gian mở hài hòa gắn kết nhằm đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường, tạo tiền đề xây dựng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, đến năm 2030 sẽ trở thành một trung tâm đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp hiện đại, trung tâm giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao và một số lĩnh vực cấp vùng, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Nam, trục hành lang kinh tế biển Đông và biển Tây của vùng ĐBSCL.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu với tổng diện tích tự nhiên 2,570.94 km2, bao gồm thành phố Bạc Liêu và 06 huyện (Hồng Dân, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai và Đông Hải).
Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Định hướng phát triển không gian đô thị – công nghiệp vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 chia thành 3 vùng là:
Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 của tỉnh Bạc Liêu là 83.65% đất nông nghiệp, 10.46% đất phi nông nghiệp và 5.89% còn lại là đất chưa sử dụng. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 83.63%, đất phi nông nghiệp chiếm 13.45%, còn lại là đất chưa sử dụng (2.92%).
Diện tích đất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 là 223,117 ha, không thay đổi nhiều so với cơ cấu sử dụng đất năm 2020 (223,180 ha). Diện tích đất phi nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 là 35,893 ha tăng 7,989 ha (tăng 3%) so với cơ cấu sử dụng đất năm 2020. Trong đó đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phần diện tích đất phi nông nghiệp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 tỉnh Bạc Liêu.
Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất năm 2020 và Cơ cấu sử dụng đất năm 2030 tỉnh Bạc Liêu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất năm 2030 về cơ bản phù hợp với định hướng phát triển của vùng tỉnh Bạc Liêu, ứng với mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững.
Hạ tầng giao thông đường bộ chính tỉnh Bạc Liêu bao gồm:
Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Sơ đồ định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Có thể hình dung Bạc Liêu trong tương lai, khi những tuyến đường trục ngang kết nối với hệ thống cao tốc, quốc lộ tạo nên mạch lưu thông liên lạc, thông thoáng. Một khu vực bán đảo Cà Mau với Bạc Liêu là điểm trung tâm, có sự kết nối chặt chẽ với các địa phương trong vùng cũng như cả Đồng bằng sông Cửu Long trên cả tuyến đường sông, đường bộ sẽ giúp cho tỉnh giải quyết được bài toán quan trọng nhất là điểm nghẽn về giao thông để hướng tới mục tiêu phát triển thành tỉnh khá của cả nước.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của tỉnh Bạc Liêu không chỉ kết nối trong tỉnh mà còn được kết nối ra biển Đông bằng cửa biển Gành Hào, Nhà Mát và Cái Cùng tạo ra lợi thế lớn cho tỉnh này phát triển mạnh hệ thống vận tải bằng cả đường sông và đường biển.
Cảng biển Gành Hào được Hiệp hội doanh nghiệp vận tải biển Hà Lan đầu tư phát triển với mô hình xây dựng định hướng theo Cảng Rotterdam – Cảng biển nước sâu lớn nhất Châu Âu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Với định hướng là một trong hai cảng biển nước sâu có ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế – vận tải biển mà còn đảm bảo an toàn, an ninh tại Biển Đông, cảng biển nước sâu Gành Hào (Bạc Liêu) cùng cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) hiện là đầu tàu thu hút phát triển kinh tế của ĐBSCL.
Cảng biển nước sâu Gành Hào – Bạc Liêu nằm trong tuyến giao thông biển huyết mạch của Việt Nam kết nối với các khu vực như: cảng Vân Phong, cảng Vũng Tàu, cảng Sài Gòn, đồng thời là điểm trung chuyển quan trọng trong tuyến vận tải biển Thái Bình Dương trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuyến cao tốc bắt đầu từ TP. Hà Tiên đến điểm cuối tại Bạc Liêu kết nối các tuyến huyện trọng điểm kinh tế như Thị trấn Gành Hào, Huyện Đông Hải. Với chiều dài 225km, khởi công vào quý II – 2024 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2026.
Đây là đường hành lang giao thông chiến lược sẽ được phát triển để đẩy mạnh giao thương xuyên biên giới. Đồng thời, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, rút ngắn thời gian đi lại, tạo bàn đạp xúc tiến các hoạt động kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước lân cận trong tiểu vùng sông Mekong.
Bản đồ Tuyến Đường Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu
(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án nằm tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Với quy mô đất đai là 82.85 ha, quy mô lao động từ 750 – 1000 người. Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.
Dự án với mục tiêu làm hạt nhân tác động, dẫn dắt và nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, ĐBSCL và cả nước.
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Huyền Lan
Thông tin liên hệ:
Website: http://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP