Tiềm năng bất động sản công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • 2 Tháng Ba, 2024
  • Tiềm năng của bất động sản công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là một khám phá hứa hẹn trong ngành địa ốc mà còn là điểm đặc biệt đánh dấu sự phát triển vững mạnh của khu vực này. Với những đặc điểm tự nhiên độc đáo, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, và sự hấp dẫn từ môi trường kinh doanh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những yếu tố quyết định, những cơ hội đầu tư và những lợi ích mà vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang lại cho sự phồn thịnh của thị trường bất động sản công nghiệp trong tương lai.

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2; dân số vùng khoảng 17,5 triệu người, chiếm gần 18% dân số cả nước.

    Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: tỉnh Long An (2 tỉnh Long An và Kiến Tường cũ), tỉnh Tiền Giang (tỉnh Mỹ Tho cũ), tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Hậu Giang (tỉnh Cần Thơ cũ), tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Đồng Tháp (2 tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong cũ), tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá cũ), tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau.

    Sơ đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Sơ đồ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, với sự đóng góp lớn từ ngành nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến. Sự phát triển này tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản trong khu vực.

    Giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, trong giao thương với các nước ASEAN, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được Chính phủ chú trọng và ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

    Quy hoạch hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Quy hoạch hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Sự phát triển của các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

    Việc tạo ra các giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường xuất khẩu trong ngành chế biến lương thực và thực phẩm giúp tăng cường thu nhập và cải thiện đời sống của người dân trong vùng. Đồng thời, ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu suất và hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và cạnh tranh của ngành này.

    Tình hình hiện tại của bất động sản công nghiệp

    Nhìn về bức tranh bất động sản công nghiệp nói chung trong năm 2023, thị trường đang có một số xu hướng với cả những điểm tích cực và một số thách thức ngắn hạn. tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Các dự án mới chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. 

    Thực tế, ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được nhìn nhận đạt nhiều cột mốc tăng trưởng quan trọng, với sự xuất hiện của không ít dự án quy mô lớn.

    Năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 32,1%. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 32,1%. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/6/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ 2022. Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1.293 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 6,49 tỷ USD, tăng 71,9% về số dự án và tăng 31,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2022. 

    Các dự án mới chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Vốn đăng ký điều chỉnh có 632 lượt dự án (đã cấp phép từ các năm trước) với số vốn đầu tư tăng thêm 2,93 tỷ USD, giảm 57,1% so với cùng kỳ năm trước. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,79 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc với 1,3 tỷ USD và Nhật Bản đứng thứ ba với 386 triệu USD. Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại Việt Nam tăng trưởng nhẹ trong nửa đầu năm 2023 với số lượng đơn đặt hàng mới ít hơn, nhu cầu yếu và chi phí đầu vào tăng. Từ tháng 4 đến tháng 6, IIP cải thiện 1,6% so với cùng kỳ năm trước sau khi giảm 0,8% trong quý đầu tiên./.

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước, hàng năm cung cấp khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

    Tăng trưởng tính theo phần trăm (%), di cư thuần, tỷ suất tính theo phần ngàn (‰). (Nguồn: Số liệu tổng hợp Niên giám thống kê Quốc gia và các tỉnh ĐBSCL.) 
    Tăng trưởng tính theo phần trăm (%), di cư thuần, tỷ suất tính theo phần ngàn (‰). (Nguồn: Số liệu tổng hợp Niên giám thống kê Quốc gia và các tỉnh ĐBSCL.)

    Năm 2022 và 2023, ngành công nghiệp vùng ĐBSCL được nhìn nhận rằng đã đạt nhiều cột mốc tăng trưởng quan trọng. Tiêu biểu là dự án trọng điểm Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh với quy mô 293,7 ha do Công ty VSIP làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 3.717,9 tỷ đồng. 

    Để hỗ trợ dự án này, thành phố triển khai 2 tuyến đường dẫn vào KCN gồm tuyến đường nối từ quốc lộ 80 vào KCN Vĩnh Thạnh, tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng, tuyến đường nối từ đường dẫn cầu Vàm Cống vào KCN Vĩnh Thạnh với tổng mức đầu tư 384,61 tỷ đồng. 

    Vị trí các Khu công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Vị trí các Khu công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 6,5 – 7%/năm; quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 – 2,5 lần so năm 2021. Để đạt được điều này, Nghị quyết đã đề ra mục tiêu hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ.

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được sự đa dạng hóa công nghiệp đáng kể, tạo nên một sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong kinh tế của vùng và đất nước. Đây được xem là một vùng kinh tế trọng điểm hàng đầu, đặc biệt quan trọng về an ninh lương thực và thủy hải sản.

    Sự phát triển các khu công nghiệp và kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long

    Khu vực ĐBSCL này có nhiều khu công nghiệp và kinh tế phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp nhẹ và du lịch. 2. Các khu công nghiệp và khu kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

    Từ thế mạnh nông nghiệp, các địa phương đã dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, thương mại, công nghệ cao… Và trong những năm sắp tới sẽ khởi công xây dựng hai khu công nghiệp “khủng”: KCN VSIP Cần Thơ, và KCN Gilimex Vĩnh Long. Với quan điểm tạo ra công ăn việc làm để thu hút người đến ở làm ăn sinh sống, ĐBSCL hứa hẹn là nơi được đầu tư và phát triển BĐS công nghiệp.

    Danh sách các dự án KCN tại vùng ĐBSCL. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Danh sách các dự án KCN tại vùng ĐBSCL. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tiềm năng đặc biệt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS), một trong những vấn đề chính của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, khi hạ tầng giao thông được cải thiện, phân khúc BĐS công nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát triển, trở thành động lực dẫn dắt thị trường.

    Một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút nguồn vốn đầu tư ấn tượng trong thời gian qua đến lĩnh vực công nghiệp tại ĐBSCL là loạt dự án hạ tầng quan trọng.

    ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km, quy mô 4 – 6 làn xe. Trong đó có 3 tuyến cao tốc trục dọc và 3 tuyến cao tốc trục ngang. Đây được xem là 6 tuyến cao tốc làm thay đổi hoàn toàn diện mạo hạ tầng giao thông tại ĐBSCL.

    7 dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    7 dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong nửa đầu năm 2023, tuyến đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 188 km, là một phần của đường cao tốc Bắc – Nam đã được khởi công. Một khi mạng lưới này được đồng bộ và đi vào hoạt động, khu vực ĐBSCL sẽ có sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị cũng như tăng trưởng kinh tế.

    Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp trong nhiều năm tới ở ĐBSCL sẽ phát triển vượt bậc bởi nguồn vốn đầu tư FDI và sức bật từ hạ tầng giao thông. Nhu cầu mở rộng sản xuất, những nhà đầu tư mới sẽ là lực đẩy cho bất động sản công nghiệp phát triển bền vững.

    Thực tế cho thấy, trong những năm qua, ĐBSCL không ngừng phát triển, luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước từ 1,3 – 1,5 lần.

    7 dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng
    7 dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn: Sen Vàng

    Đáng chú ý, ĐBSCL đã được Chính phủ quyết định thành lập Vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, bên cạnh còn có 2 trọng điểm kinh tế là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Điều này hứa hẹn sự phát triển và bứt phá của ĐBSCL trong tương lai không xa.

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là “Vùng cực Nam – Thành đồng của Tổ quốc”

    Cơ hội đầu tư và phát triển

    Phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị công nghiệp

    Một số dự án tiêu biểu: Dự án trọng điểm Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long cũng đang chuẩn bị cho kế hoạch khởi công giai đoạn 1 của dự án KCN Gilimex Vĩnh Long, …

    Danh sách các khu công nghiệp vùng ĐBSCL  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Danh sách các khu công nghiệp vùng ĐBSCL  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hơn nữa, chính sách hỗ trợ từ nhà nước và các tỉnh trong vùng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chính sách thuận lợi, miễn thuế và hỗ trợ về hạ tầng đã tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp và khu kinh tế trong vùng, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp.

    Lũy kế FDI  (triệu USD) Vùng đồng bằng sông Cửu Long 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
    Lũy kế FDI  (triệu USD) Vùng đồng bằng sông Cửu Long 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Giai đoạn 2021-2025, tổng vốn ngân sách dự kiến hỗ trợ cho các dự án do địa phương quản lý khoảng 266.000 tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn trước. Đồng thời, vốn ngân sách đầu tư qua các bộ, ngành để triển khai các dự án trọng điểm tại vùng khoảng 121.600 tỷ đồng. 

    Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ cũng đồng ý bổ sung vốn ODA tăng thêm gần 2 tỷ USD cho ĐBSCL và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối nghiên cứu, đề xuất Chính phủ giải pháp triển khai… Đây là những nguồn lực quan trọng để hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho vùng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.

    Quy hoạch vùng ĐBSCL. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Quy hoạch vùng ĐBSCL. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hỗ trợ và ưu đãi đầu tư từ chính quyền địa phương

    Với những cam kết về tăng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL của Chính phủ đã cơ bản giải tỏa được tâm lý e ngại của nhà đầu tư về nút thắt hạ tầng. Tuy nhiên, tháo nút thắt trong thu hút FDI vào vùng này thì các địa phương cũng cần vượt qua 5 thách thức, đó là: tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác thiếu bền vững, biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng logistics chậm được cải thiện, phát triển công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế và thiếu lao động có tay nghề.

    Về triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL vừa công bố, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành trong vùng căn cứ vào quy hoạch chung ĐBSCL thực hiện quy hoạch sao cho phù hợp tình hình, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương.

    Bản đồ các tuyến giao thông vùng ĐBSCL. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bản đồ các tuyến giao thông vùng ĐBSCL. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tiềm năng bất động sản công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản thấy được tiềm năng của bất động sản du lịch sinh thái Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ chuyển đổi số doanh nghiệp BĐS-Sức bật hiệu quả và đột phá

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : Đường nối tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, senvanggroup, senvangdata, Đồng bằng sông Cửu Long, tiềm năng bất động sản công nghiệp, bất động sản công nghiệp, đbscl, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cơ cấu sử dụng đất Đồng bằng sông Cửu Long,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP