Khí hậu và môi trường tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long

  • 11 Tháng tám, 2023
  • Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Ở bài viết này, Sen Vàng sẽ cung cấp tới quý độc giả các thông tin liên quan tới khí hậu và môi trường tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Tổng quan khí hậu vùng

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Xuyên suốt mùa mưa, đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên xảy ra hiện tượng mưa dông với cường độ lớn. Tuy nhiên thời gian diễn ra đợt mưa dông thường khá ngắn, phạm vi ảnh hưởng cũng không nhiều. 

    Với thời gian mưa kéo dài,phạm vi lớn thường xuyên xảy ra nhất vào tháng 9, cộng thêm yếu tố địa lý, địa hình dẫn đến việc nước lũ dâng cao và làm ngập nghiêm trọng. Ở mặt khác, lượng mưa ở vùng không phân bố đều, mỗi năm các nơi ở lưu vực đều sẽ phải trải qua một đợt hạn hán với cường độ và thời gian kéo dài khác nhau.

    Ruộng lúa ở đbscl
    Một ruộng lúa rộng lớn tại vùng ĐBSCL (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Với đặc điểm khí hậu như trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp lúa nước, trồng các loại cây ăn quả, cây lương thực,… Hiện tại, Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP nông nghiệp cả nước: chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.

    Ngoài ra, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thời kỳ phát triển điện Mặt trời mạnh mẽ. Đặc biệt An Giang, Bạc Liêu là những tỉnh đi đầu trong ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo có sẵn (điện gió, điện Mặt trời).

    ĐBSCL có khí hậu gió mùa, nóng và ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mỗi năm, vùng đồng bằng này nhận trung bình 2.200 – 2.500 giờ nắng, với năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày 4,3 – 4,9 kWh/m2. Tiềm năng khai thác năng lượng ánh sáng rõ ràng rất lớn. Ước tính cứ 1m2 lắp đặt các tấm pin mặt trời có thể thu 5 kWh điện mỗi ngày. Nguồn chiếu sáng này rất ổn định, với hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các tấm thu năng lượng mặt trời.

    ĐBSCL còn là khu vực bán đảo thấp và phẳng, có đường bờ biển và các hải đảo có tổng chiều dài xấp xỉ 700km, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng đến 360.000 km2, rộng gấp 10 lần diện tích đất liền nội địa. Với thuận lợi về địa hình và điều kiện gió biển ven bờ mạnh khoảng 5,5 – 6 m/giây ở độ cao 80m (chiều cao các cột điện gió hiện đã lắp đặt ở Bạc Liêu), tiềm năng khai thác năng lượng gió ven bờ biển có thể đạt từ 1.200 – 1.500 MW. Chưa kể năng lượng sóng biển, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối đều rất dồi dào ở ĐBSCL mà địa phương chưa có điều kiện đầu tư khai thác.

    Môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Tài nguyên sông nước

    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc, với khoảng 26.550km sông tự nhiên, thuận lợi cho giao thông thủy; trong đó có trên 5.000km sông, kênh, rạch cho phép phương tiện thủy trọng tải trên 100 tấn đi lại dễ dàng.

    ĐBSCL có tiềm năng về DLST với 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thoa cùng núi rừng, biển đảo đã hình thành một vùng sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ. Đó là rừng dừa Bến Tre; Tràm Chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp); chợ nổi Cần Thơ – Tiền Giang với các loại trái cây; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau…

    Tất cả các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long liên hoàn chảy qua các khu công nghiệp tập trung, khu dân cư, vùng tài nguyên tạo sự kết nối thuận lợi. Nhiều tuyến đường thủy, cảng sông tiếp cận với hệ thống đường bộ, cảng biển quan trọng, tạo thành điểm nối giao lưu giữa các phương thức vận tải của vùng.

    Ngoài ra hệ thống sông của ĐBSCL cũng giúp cho vùng có mật độ đường thủy cao nhất cả nước, đạt tỷ lệ 0,61km/km2. Hệ thống này được hình thành từ hai hệ thống sông chính theo trục dọc là sông Tiền và sông Hậu, cùng các tuyến đường thủy trục ngang với tổng chiều dài khoảng 14.900km. Bên cạnh đó, hệ thống sông, rạch cũng giúp môi trường tự nhiên của ĐBSCL được bảo vệ trước sự tác động tiêu cực của đô thị hóa, biến đổi khí hậu; tạo ra nhiều hướng sinh kế cho người dân và thúc đẩy du lịch sinh thái, du lịch đường thủy phát triển…

    Chợ nổi Cái Răng
    Chợ nổi Cái Răng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Phù sa và trầm tích

    Trải dài gần 5.000km từ cao nguyên Tây Tạng đến Biển Đông, sông Mekong là huyết mạch nuôi trồng và đánh bắt cá của hàng chục triệu người khi chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Campuchia trước khi đến Việt Nam. Mekong là một trong 10 con sông trên thế giới về lưu lượng, có lượng phù sa, trầm tích năm lớn nhất có thể đến 160 triệu tấn. Phần lớn lượng phù sa này được chuyển vào Biển Đông. Lượng trầm tích khổng lồ của dòng sông đã tạo ra những ảnh hưởng lớn làm biến đổi về địa – hóa – sinh của vùng, chất lượng nước cũng như xói mòn ven biển. 

    Sa lắng trầm tích là một yếu tố quan trọng cho sự hình thành đồng bằng và tiềm năng nông nghiệp. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, với việc xây dựng ngày càng nhiều đê bao và phát triển các hồ thủy điện thượng nguồn, tải lượng trầm tích của sông đã giảm đáng kể ở khu vực hạ lưu tạo ra ảnh hưởng lớn đối với độ phì nhiêu của đất, hình thái của các dòng sông và vùng đồng bằng ngập nước, hình thái của vùng biển nông và năng suất của vùng biển và sự ổn định của bờ biển. 

    Chỉ 15 năm trước, Mekong đã mang khoảng 143 triệu tấn phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm. Nhưng khi các đập thủy điện mọc lên như nấm ở thượng nguồn, hơn 2/3 lượng phù sa trên đã bị chặn lại. Ông Marc Goichot, chuyên gia về sông ngòi của WWF tại Việt Nam, cho biết: “Các con đập đang giữ lại phù sa. Mỗi con đập giữ một lượng nhất định, vì vậy không đủ phù sa để đưa đến các vùng đồng bằng ngập lũ. Trầm tích phù sa và đồng bằng châu thổ có thể tự tái tạo và xây dựng lại. Nhưng tốc độ cân bằng tự nhiên đang bị thay đổi quá nhanh ở sông Mekong, điều khiến phù sa không thể phát triển theo kịp”.

    Ảnh hưởng có thể nhận diện được khi diện tích trồng lúa đã giảm 5% chỉ trong vòng 5 năm qua. Nhiều nông dân đã chuyển sang nuôi tôm trong nước lợ như một giải pháp thay thế, thu nhập ở khu vực từng phát triển này cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

    Rừng tràm

    rừng tràm
    Rừng tràm được phát triển thành hình thức du lịch sinh thái (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có rừng tràm rộng lớn, là một đặc điểm địa lý đặc trưng của khu vực này. Rừng tràm không chỉ là môi trường sống cho nhiều loài động và thực vật quý hiếm, mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ sông và hấp thụ carbon. 

    Ngoài ra các khu rừng tràm rộng lớn đang dần được đầu tư và trở thành điểm đến du lịch sinh thái nổi tiếng của vùng, thu hút nhiều lượt khách và làm tăng thu nhập cho người dân và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lượng khách du lịch được thu hút về gia tăng là tiềm năng để vùng phát triển các loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hay thương mại.

    Biến đổi khí hậu và thiên tai

    Tốc độ sụt lún ĐBSCL do khai thác nước dưới đất
    Tốc độ sụt lún ĐBSCL do khai thác nước dưới đất(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Việc khí hậu biến đổi và các thiên tai nghiêm trọng đã và đang diễn ra gây ảnh hưởng rất lớn tới nhiều khía cạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây chủ yếu là ảnh hưởng của hoàn lưu bão, mưa giông, lốc, sét, sạt lở, triều cường, xâm nhập mặn… Đáng lo ngại là sạt lở bờ sông, bờ biển những năm gần đây không theo quy luật, với xu thế càng tăng. 

    Lũ lụt gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn tới cuộc sống của người dân
    Lũ lụt gây ảnh hưởng và thiệt hại lớn tới cuộc sống của người dân (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Lũ lụt hàng năm, diễn ra trên diện rộng với cường độ lớn hơn khiến thiệt hại càng ngày càng nặng nề và gia tăng. Người dân địa phương đối phó với lũ bằng cách xây dựng nhiều con đê để bảo vệ lúa và đẩy mạnh làm lúa 3 vụ trong năm. Tuy nhiên, việc xây dựng đê để kiểm soát lũ lại gây ra các tác động tiêu cực đến canh tác lúa.

    Kết quả các cuộc khảo sát mới nhất từ các cơ quan chuyên môn cho thấy, ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng hơn. Các hoạt động sản xuất thâm canh tăng vụ, trong trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đã bộc lộ mặt trái như: Gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, sụt lún đất, suy giảm mạch nước ngầm; các nguồn chất thải trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi thủy sản và nước thải nông thôn… chưa được xử lý triệt để đang gây áp lực lớn ô nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan dịch bệnh.

    hạn hán
    Người dân đối mặt với đợt hạn hán nghiêm trọng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đối mặt với các mối nguy hại to lớn mà biến đổi khí hậu và thiên tai đem đến, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã lên kế hoạch triển khai các giải pháp chuẩn bị ứng phó.

    Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Thành phê duyệt, hệ thống đô thị Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xây dựng theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái, nén, thích ứng biến đổi khí hậu.

    Hiện các ngành, lĩnh vực bước đầu lồng ghép và xây dựng các giải pháp về phát triển ngành theo hướng bền vững, kết hợp với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện thực tế của các tỉnh, thành phố trong từng giai đoạn phát triển. Triển khai hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị; xây dựng đê, kè chắn lũ, khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư, di dời dân trong vùng cảnh báo rủi ro. Đồng thời, các tỉnh cũng đang đưa vào thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế.

         Trên đây là những thông tin tổng quan về “Khí hậu và môi trường tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về phương hướng và tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới của ĐBSCL. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Thành phố Cần Thơ

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Bình Dương, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Trà Vinh hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

     

    Thẻ : Nghiên cứu phát triển bất động sản, Tư vấn phát triển dự án, senvanggroup, senvangdata, kênh đầu tư sen vàng, phát triển dự án, Đồng bằng sông Cửu Long, Khí hậu, Môi trường tự nhiên, đbscl, R&D bất động sản; Quy trình xây dựng phòng R&D bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!