Quy hoạch vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

  • 27 Tháng mười, 2022
  • Tiền Giang là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có mối liên hệ giao thông ở nhiều dự án quan trọng của khu vực. Hiện nay tỉnh đã và đang được đầu tư xây dựng nhiều khu công nghiệp để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên những thông tin quy hoạch của tỉnh Tiền Giang luôn được quan tâm và cập nhật.

    Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Tiền Giang được nêu đầy đủ và cụ thể trong Nghị định số 64/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Một góc thành phố Tiền Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch

    Cung cấp các căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động kinh tế – xã hội; làm cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công của tỉnh Tiền Giang, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, bền vững; sớm đưa vị thế phát triển của Tiền Giang thành một trong những tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích tự nhiên là 2,508.6km2, bao gồm: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông). Ranh giới được xác định như sau:

    • Phía Bắc giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh

    • Phía Đông giáp biển Đông

    • Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp

    • Phía Nam – Tây Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Định hướng phát triển không gian bao gồm không gian xây dựng đô thị, dân cư nông thôn, không gian công nghiệp tập trung, không gian du lịch, sản xuất trải dài trên các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bên cạnh đó, việc phát huy và củng cố cảnh quan tại khu này cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch toàn vùng.

    Theo đề án quy hoạch, tỉnh Tiền Giang phân vùng và tổ chức không gian phát triển theo các vùng sau:

    • Vùng kinh tế – đô thị trung tâm: Bao gồm TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, huyện Châu Thành với trung tâm là TP Mỹ Tho. Nơi đây dự kiến phát triển thành đô thị, dân cư, giáo dục – đào tạo, y tế; phát triển công nghiệp chế biến nông – thủy sản, thương mại – dịch vụ, du lịch sinh thái,…

    • Vùng kinh tế – đô thị phía Đông: Gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phú Đông. Nơi đây là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, vùng kinh tế – đô thị phía Đông còn được định hướng phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, logistic, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn.

    • Vùng kinh tế – đô thị phía Tây: Gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước. Nơi đây được định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thương mại dịch vụ, chợ đầu mối nông sản, du lịch sinh thái cảnh quan.

    Sơ đồ tổ chức không gian vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Tiền Giang năm 2020 là 77.47% đất nông nghiệp, 22.44% đất phi nông nghiệp và 2.79% đất chưa sử dụng. Tuy nhiên theo quy hoạch sử dụng đất, đến năm 2030 tỷ trọng đất nông nghiệp chiếm 75.07%, đất phi nông nghiệp chiếm 24.55% và đất chưa sử dụng giảm xuống còn 0.38%. 

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Tiền Giang năm 2020, 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Quy hoạch đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng nhờ chuyển đổi từ diện tích đất chưa sử dụng. Trong đó diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhiều hơn so với diện tích đất nông nghiệp do định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.

    Việc tăng, giảm cơ cấu sử dụng đất này là phù hợp với tiềm năng và phát triển của vùng tỉnh Tiền Giang. Tỉnh tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất. 

    3.1. Đường bộ

    Xác định hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư xây dựng nhanh và đồng bộ hệ thống giao thông mang tính chất liên kết vùng trong và ngoài tỉnh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

    Các dự án nâng cấp, xây mới các tuyến đường bộ nổi bật tại tỉnh Tiền Giang theo đề án bao gồm: Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, CT01 Cao tốc Trung Lương – TP. HCM, Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, Đường tỉnh 864, Quốc lộ 50B, Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cao tốc Cao Lãnh – An Hữu.

    Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị hiện có kết hợp xây dựng mới, đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, được nhựa hóa 100%. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường hướng tâm và đường tránh thành phố Mỹ Tho. 

    Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Tiền Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Các công trình này không chỉ giúp việc giao thông của người dân địa phương thuận lợi mà còn góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao khả năng kết nối giao thông giữa các vùng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng của địa phương.

    3.2. Đường thủy

    Với vị trí là một tỉnh ven biển, nằm trải dọc bên bờ sông Tiền với độ dài hơn 120km, tỉnh Tiền Giang tập trung cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng, đầu tư phát triển hệ thống bến thủy nội địa tại các khu vực sông, kênh, rạch chính chạy qua các xã, huyện. Cảng Mỹ Tho – mở rộng thêm diện tích, đầu tư tăng khả năng tiếp nhận tàu, xây dựng thêm các bến cảng, kho hàng mới.

    Hình ảnh cảng du thuyền Mỹ Tho (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp mở rộng các cảng, bến thủy nội địa và hiện đại hóa công nghệ quản lý, xếp dỡ, nâng cao chất lượng dịch vụ, có giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường.

    Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng khu bến cảng Gò Công trên sông Soài Rạp, các cảng du lịch dọc trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ… Nâng cấp, mở rộng cảng Mỹ Tho. Hoàn thành Khu neo đậu tránh bão cửa sông Soài Rạp, bến phà Tân Long.

    4.1. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận

    Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là một đoạn tuyến của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua địa phận tỉnh Tiền Giang. Quy mô có 4 làn xe hạn chế, chiều dài tuyến là 51 km, rộng 16m, vận tốc thiết kế 80km/giờ với tổng mức đầu tư 12,668 tỷ đồng.

    Bản đồ dự án cao tốc Trung Lương-  Mỹ Thuận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Đây là dự án trọng điểm giảm tải cho quốc lộ 1A. Cao tốc là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

    4.2. Cầu Rạch Miễu 2

    Cầu Rạch Miễu 2 là công trình nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre. Quy mô cầu với  tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 17.6km; 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h; phần cầu chính Rạch Miễu 2 là cầu dây văng. Tổng đầu tư dự án là 5,175 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. 

    Phối cảnh cầu Rạch Miễu 2 khi hoàn thành (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Về ý nghĩa, dự án tạo điều kiện thuận lợi đi lại, vận chuyển hàng hoá của nhân dân và đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tiền Giang nói riêng và các tỉnh, thành trong khu vực nói chung.

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thương Trần

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : quy hoạch tiền giang, quy hoạch sử dụng đất tiền giang, quy hoạch giao thông tiền giang, tiền giang gov,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!