Trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Tỉnh Nghệ An, với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên phong phú, đang định hướng phát triển mạnh mẽ hệ thống các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch này không chỉ hướng đến việc tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mà còn chú trọng vào phát triển bền vững, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những điểm nổi bật trong quy hoạch khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh Nghệ An, đồng thời phân tích những tiềm năng và thách thức mà tỉnh đang phải đối mặt trong quá trình thực hiện quy hoạch này.
TỔNG QUAN VỀ TỈNH THANH HOÁ
Vị trí địa lý
Nghệ An là địa phương nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có đường bờ biển dài 82km. Nghệ An cách Hà Nội 329.4 km (6h24p)
Dân số
Kinh tế
Năm 2023, ước tốc độ tăng trưởng kinh tế, Nghệ An đứng thứ 26 toàn quốc và đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ, quy mô nền kinh tế đứng thứ 10/63 tỉnh, thành của cả nước. Trong đó, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản tiếp tục giữ được mức tăng trưởng ổn định. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt trên 1,2 triệu tấn. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,5%; Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 90.000 tỷ đồng, tăng 3,87%; đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,88 tỷ USD, tăng 13,52% so với năm 2022 (là năm thứ 3 tỉnh Nghệ An hoàn thành vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh).
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHỤC VỤ KHU CÔNG NGHIỆP
Giao thông vận tải
Nghệ An có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý, bao gồm đầy đủ 5 loại hình: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không và đường biển. Đường sắt, hàng không, cảng biển do trung ương quản lý cả về quy hoạch và khai thác. Đường bộ, đường thuỷ nội địa do trung ương và tỉnh phân chia quản lý theo quy định pháp luật.
=> Đánh giá: Đánh giá sự liên kết, tính đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng logistics trong tỉnh với vùng, cả nước và quốc tế và với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh; Cơ bản hệ thống giao thông vận tải tỉnh Nghệ An đã có sự kết nối giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy nội địa, cảng biển; Kết nối giữa tỉnh Nghệ An với tỉnh Thanh Hóa, khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh phía Nam cơ bản tốt bằng hệ thống quốc lộ, vận tải thủy ven biển và kết nối hàng không; Kết nối giữa hệ thống giao thông của trung ương trên địa bàn với hệ thống giao thông địa phương cơ bản đảm bảo; Kết nối giữa giao thông tỉnh Nghệ An với giao thông nước bạn Lào bằng hệ thống quốc lộ cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện tại.
Hạ tầng kỹ thuật
Hiện đã có 22 công trình thủy điện đã vận hành phát điện với tổng công suất 935,9 MW, 03 dự án với tổng công suất 79 MW đang xây dựng và 03 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Hiện trạng tỉnh Nghệ An không có nguồn trạm biến áp 500kV, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có 2 đường dây 500kV chạy qua là đường dây 500kV Nhiệt điện Nghi Sơn 2 – Hà Tĩnh và đường dây 500kV Nhiệt điện Nghi Sơn 2 – Nho Quan.
=> Đánh giá: Do đặc điểm địa lý của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ nên lưới điện của tỉnh không có nhiều liên kết với lưới điện quanh khu vực. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện tỉnh Nghệ An vẫn đảm bảo có liên kết với lưới điện khu vực từ cấp điện áp 220kV qua 110kV. Với đặc trưng tại Nghệ An có rất nhiều các nguồn thủy điện vừa và nhỏ. Lượng công suất từ các nhà máy thủy điện này cấp cho một phần lớn nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh Nghệ An. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 trạm biến áp 220kV được phân bố đều tại các khu vực phụ tải, qua đảm bảo cung cấp cho lưới điện 110kV của tỉnh với độ tin cậy cung cấp điện cao. Do đó mặc dù lượng công suất có thể huy động từ các tỉnh lân cận không nhiều song vẫn đảm bảo cho lưới điện tỉnh Nghệ An vận hành tốt cả trong trường hợp sự cố.
QUY HOẠCH | THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2011 – 2020 cũng có sự chuyển dịch tích cực:
– Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng, từ 88,45% lên 92,95%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành giai đoạn này khá ổn định đạt 15,74%.
– Công nghiệp khai khoáng từ vị trí cao thứ hai đã giảm mạnh tỷ trọng (từ 7,78% xuống 2,74% và xuống vị trí thứ ba trong cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thấp, chỉ đạt 2,85%.
– Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có tỷ trọng tăng từ 3,05% lên 3,65% và vươn lên vị trí cao thứ hai trong cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng nhanh đạt 19,48%.
– Ngành cung cấp nước: hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm nhẹ (từ 0,72% xuống 0,66%). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2020 là 12,58%.
Cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn vừa qua có sự thay đổi đáng kể theo hướng từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoà Nhà nước và khu vực FDI, cụ thể:
– Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp, năm 2020 chiếm 82,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tăng 13,53 điểm % so với năm 2016 và tăng 12,93 điểm % so với năm 2010 và là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định trong giai đoạn 2011 – 2020, bình quân đạt 17,62%/năm.
– Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 10,9% năm 2020 giảm 5 điểm % so với năm 2016 và tăng 1,3 điểm % so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI bình quân giai đoạn 2011 – 2020 tăng 19,3%/năm.
– Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nước có xu hướng giảm, chỉ còn 6,1% vào năm 2020 (giảm 14,2 điểm % so với năm 2010). Bình quân giai đoạn 2011 – 2020 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,4%/năm.
QUY HOẠCH | THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ
Quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040 theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 26/02/2020. Đến nay, KKT Đông Nam đã cơ bản được việc lập và phê duyệt các quy hoạch phân khu chức năng nội khu, cụ thể như sau:
+ 05 Khu công nghiệp (Nam Cấm, Thọ Lộc, Hoàng Mai, Đông Hồi, VSIP), diện tích quy hoạch 4.075,02ha53;
+ 01 Khu công nghệ cao, diện tích quy hoạch 94ha.
+ 06 Khu đô thị (Khu đô thị số 1, 2, 3, 4, 5, VSIP), diện tích quy hoạch 4.461,83ha.
+ 01 Khu bến cảng (Khu bến cảng Cửa Lò), diện tích quy hoạch 5.125 ha54
+ 01 Khu trường chuyên nghiệp, diện tích quy hoạch 225 ha
+ Có 02 khu chức năng chưa phê duyệt quy hoạch phân khu là Khu phi thuế quan và Khu du lịch nghỉ dưỡng.
Ở ngoài ranh giới KKT Đông Nam, tỉnh Nghệ An còn có 8 KCN nằm trong danh mục các KCN của cả nước ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích 2.860 ha, gồm các KCN: Hoàng Mai (600ha), Đông Hồi (600ha), Bắc Vinh (60ha), Nghĩa Đàn (200ha), Sông Dinh (300ha), Tân Kỳ (600ha), Tri Lễ (200ha), Phủ Quỳ (300ha).
Đến nay, Nghệ An đã có 05 khu công nghiệp hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng, bao gồm: KCN Bắc Vinh, diện tích 60,16ha; KCN Nghĩa Đàn, diện tích 245,68ha; KCN Sông Dinh, diện tích 301,65ha; KCN Tân Kỳ, diện tích 600ha; KCN Tri Lễ, diện tích 106,95ha. KCN Phủ Quỳ hiện chưa triển khai lập quy hoạch xây dựng.
Tính đến tháng 5/2021, KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An có 253 dự án, 55 còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư 69.943,1 tỷ đồng (tương đương 3,02 tỷ USD). Trong đó, có 48 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 1,09 tỷ USD; 205 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký 44.755,5 tỷ đồng (tương đương 1,93 tỷ USD). Bình quân mỗi năm KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An thu hút từ 19-20 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5.373 tỷ đồng, trong đó vốn FDI đạt khoảng 83,8 triệu USD/năm.
QUY HOẠCH | PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
– Đẩy mạnh cơ cấu ngành và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển có chọn lọc một số ngành sản xuất vật liệu mới, điện tử, năng lượng tái tạo theo hướng xanh, ưu tiên lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tăng cường phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Lựa chọn các ngành có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển nhanh trở thành ngành mũi nhọn, tạo nền tảng vững chắc và đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế với khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Hạn chế và giảm dần các lĩnh vực gia công, sử dụng tiêu tốn nhiều tài nguyên, thâm dụng lao động.
– Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong ngành công nghiệp, tận dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) để phát triển các lĩnh vực công nghiệp số phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
– Phát triển công nghiệp phải gắn với đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thúc đẩy phát triển dịch vụ và nông nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm có thương hiệu từ nguồn nguyên liệu địa phương; giải quyết nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động.
– Phân bố không gian công nghiệp hợp lý gắn với kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù của từng vùng, địa phương để đạt được mục tiêu cân đối, hài hòa và phát triển bền vững. Tăng cường liên kết, phối hợp giữa các ngành công nghiệp của tỉnh với KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa) và KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).
Đến năm 2030, công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp xanh, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao, có khả năng cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đội ngũ lao động chuyên nghiệp và năng suất cao. Hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá, đưa Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển những lĩnh vực, dự án có tính chiến lược phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và thời kỳ cách mạng công nghiệp mới. Sắp xếp và tổ chức lại không gian sản xuất một số ngành công nghiệp theo chuỗi liên kết ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững.
Trong giai đoạn 2021-2025: Tập trung thu hút đầu tư để phát triển nhanh các ngành: Điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí lắp ráp; vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ mới; dược liệu, hoá chất; chế biến nông-lâm-thủy sản, thực phẩm; năng lượng; hàng tiêu dùng; công nghiệp hỗ trợ.
Trong giai đoạn 2026 – 2030: Chuyển đổi sang mô hình phát triển theo chiều sâu phù hợp với xu thế hội nhập và hiện đại. Ưu tiên thu hút đầu tư các ngành công nghiệp công nghệ cao, các lĩnh vực cốt lõi về số hóa (công nghệ sinh học, công nghệ nano, in 3D, vật liệu mới).
QUY HOẠCH | PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
Định hướng chung cho giai đoạn 2021-2025
– Tập trung huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng các KCN trong KKT Đông Nam (bao gồm: KCN VSIP; KCN Nam Cấm (bao gồm KCN WHA); KCN Hoàng Mai 95; KCN Thọ Lộc, KCN Đông Hồi và KCN Tri Lễ ngoài KKT Đông
Nam (Quy hoạch theo Văn bản số 2244/TTg-KTN ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ ).
– Phát triển mới thêm 01 KCN (KCN Nghĩa Đàn) và mở rộng 02 KCN (KCN Nam Cấm mở rộng, KCN Thọ Lộc mở rộng) với tổng diện tích khoảng 650ha97
Định hướng chung cho giai đoạn 2026-2030
– Thực hiện việc lập quy hoạch chung xây dựng KKT mở rộng, quy hoạch phân khu xây dựng các KCN trong và ngoài KKT để có cơ sở thực hiện trong các giai đoạn sau. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh gắn với xây dựng khu dịch vụ – đô thị, khu chung cư và các công trình dịch vụ phúc lợi xã hội cho người lao động. Đảm bảo việc xử lý môi trường theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành trong quá trình hoạt động và sản xuất của khu công nghiệp.
– Phát triển mới thêm 03 KCN (KCN đô thị và dịch vụ Nam Cấm, KCN hỗ trợ cảng Cửa Lò, KCN Tân Kỳ) và mở rộng 01 KCN (KCN Thọ Lộc mở rộng) với tổng diện tích thực hiện khoảng 850ha.
Trong giai đoạn 2026-2030, căn cứ kế hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh (nếu có) thì tiếp tục phát triển thêm các KCN theo chỉ tiêu bổ sung.
Phương án đề xuất tăng chỉ tiêu sử dụng đất
– Giai đoạn 2026-2030, tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư, do vậy, đề xuất mở rộng diện tích đất dành cho KCN lên 8.056 ha (tăng 3.683 ha so với diện tích đã được giao tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 là 4.373 ha). Trong đó, phát triển thêm 12 KCN so với phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất hiện tại (KCN đô thị và dịch vụ Thọ Lộc, KCN đô thị và dịch vụ Tân Thắng, KCN Đông Hiếu, KCN Kim Cường, KCN Diễn Quỳnh, KCN Xuân Lâm, KCN Ngọc Châu, các KCN số 1, 2, 3, 5, 8).
Định hướng chung đến năm 2050
Ranh giới KKT Đông Nam đạt từ 105.585,2ha, trong đó diện tích đất các khu công nghiệp đạt khoảng 13.878 ha; 23 KCN trong khu kinh tế; KKT cửa khẩu Thanh Thủy với diện tích khoảng 26.500ha, trong đó diện tích đất các đạt khoảng 1.500ha; 13 KCN ngoài KKT với tổng diện tích 5.709ha.
QUY HOẠCH | PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP
a) Các CCN giữ nguyên hiện trạng và mở rộng, điều chỉnh giảm diện tích
Giữ nguyên hiện trạng và đề xuất mở rộng diện tích một số CCN hiện có theo Quyết định số 91/QĐ-UBND.CN ngày 11/01/2007; Quyết định điều chỉnh bổ sung số 1172/2014/QĐ-UBND ngày 28/3/2014 và các quyết định bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 trong Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 37 CCN với tổng diện tích theo quy hoạch là 1.068,93 ha trong đó phần diện tích quy hoạch mở rộng là 187,13 ha.
b) Điều chỉnh loại bỏ 16 CCN với tổng diện tích 317,6 ha không còn phù hợp ra khỏi Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030.
c) Bổ sung mới 19 CCN vào Phương án phát triển CCN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích 819,05 ha (Chi tiết danh mục các CCN xem tại phụ lục), trong đó: Như vậy đến năm 2030, tỉnh Nghệ An có tổng cộng 56 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch đạt 1.887,98 ha99.
d) Tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển mới thêm 15 CCN với diện tích 497,27 ha. Đến năm 2050 có 71 cụm công nghiệp với diện tích 2.658,58 ha.
QUY HOẠCH | DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP
Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Nghệ An
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023, #phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP