Báo cáo bền vững là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trước các bên liên quan về các hoạt động của mình nhằm hướng tới phát triển bền vững. Các doanh nghiệp xây dựng và công bố BCBV đánh giá và công bố những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh môi trường và xã hội bên cạnh những thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính và quản trị vốn là những thông tin vẫn được công bố theo thông lệ. BCBV là cách thức mới để xây dựng và định lượng giá trị của doanh nghiệp.
BCBV giúp doanh nghiệp và tổ chức công bố thông tin về tính bền vững theo cách tương tự như báo cáo tài chính. Thông qua việc báo cáo một cách minh bạch, có tính giải trình và trách nhiệm, các doanh nghiệp củng cố lòng tin của các bên liên quan vào doanh nghiệp và nền kinh tế. Quá trình báo cáo đồng thời thúc đẩy cải tiến nhiều mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở mức độ cơ sở, BCBV là công cụ có thể cải thiện khả năng nhận biết của doanh nghiệp về các rủi ro và cơ hội kinh doanh mới. Từ góc độ này, BCBV giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho xu hướng phát triển mới, phân cấp trách nhiệm và cải thiện hệ thống quản lý để dần nâng cao hiệu quả hoạt động.
Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững được thực hiện bởi Liên Hợp Quốc và được cập nhật mỗi năm. Báo cáo mới nhất được cập nhật là Báo cáo SDGs năm 2022. Sử dụng dữ liệu và ước tính mới nhất hiện có, Báo cáo SDGs 2022 vẽ nên bức tranh tổng quan về tiến độ thực hiện SDGs, giúp cộng đồng toàn cầu theo dõi về sự ảnh hưởng nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng đến cuộc sống và sinh kế của mọi người.
Như vậy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các thông tin cần thiết, từ đó làm cơ sở đưa ra các quyết định chính sách, tăng cường trách nhiệm và tạo động lực trong việc thực hiện các SDGs. Báo cáo này cũng giúp đo lường hiệu quả của các chương trình, xác định các vấn đề cần giải quyết và đề xuất các khuyến nghị để đạt được 17 SDGs.
Các thành phần của Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững
Có thể nói một Báo cáo Mục tiêu Phát triển Bền vững bao gồm 2 phần chính, trong đó phần đầu đưa ra các đánh giá tổng quát về tiến trình thực hiện 17 SDGs gắn với bối cảnh thực tế, phần sau đưa ra số liệu chi tiết theo từng SDG cụ thể.
Như tại Báo cáo SDGs 2022, báo cáo đã chỉ ra rằng, khi thế giới phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng và xung đột, những khát vọng đặt ra trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững đang gặp thách thức lớn. Đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ ba, cuộc xung đột ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng về lương thực, năng lượng, sức khỏe, môi trường, hòa bình và an ninh… Đi cùng với biến đổi khí hậu, những tác động nặng nề của nó đã được cảm nhận trên toàn cầu. Những nội dung này được giải thích chi tiết ở phần đầu của báo cáo trước khi chuyển sang phần sau cập nhật theo từng SDG.
Tại phần chính, Báo cáo cập nhật tiến độ toàn cầu theo từng SDG cụ thể trong 17 SDGs. Như tại SDG7 về năng lượng – năng lượng sạch, bền vững với giá phải chăng, Báo cáo chỉ ra rằng tốc độ tiến bộ hiện tại không đủ để đạt được Mục tiêu 7 vào năm 2030. Chẳng hạn, rất cần đẩy nhanh cải tiến hiệu quả năng lượng để đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, hiện hàng trăm triệu người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với điện và chậm tiến tới các giải pháp nấu ăn sạch.
Ở một số quốc gia, do tác động của Covid-19, giá hàng hóa, năng lượng và vận chuyển tăng cao làm tăng chi phí sản xuất và vận chuyển các module điện mặt trời, turbine gió và nhiên liệu sinh học… Để đạt được các mục tiêu về năng lượng và khí hậu sẽ cần có sự hỗ trợ chính sách liên tục và huy động mạnh mẽ nguồn vốn công cũng như nguồn vốn tư nhân cho năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Số liệu từ Báo cáo, tỷ lệ tiếp cận điện năng toàn cầu đã tăng từ 83% năm 2010 lên 91% vào năm 2020. Trong giai đoạn này, số người chưa được tiếp cận với điện giảm từ 1,2 tỷ xuống còn 733 triệu người nhưng mức độ phức tạp ngày càng tăng để đảm bảo khả năng tiếp cận điện của nhóm dân cư xa hơn và nghèo hơn.
Trong giai đoạn 2018–2020, tỷ lệ tiếp cận điện năng tăng trung bình 0,5 điểm phần trăm hàng năm so với 0,8 điểm phần trăm trong giai đoạn 2010–2018. Vào năm 2020, hơn 3/4 (77%) trong số những người không có điện đang sống tại cận Sahara châu Phi, chủ yếu ở các vùng nông thôn.
Theo báo cáo, tính theo xu hướng hiện tại, chỉ 92% dân số thế giới sẽ được sử dụng điện vào năm 2030, sẽ còn 670 triệu người sống thiếu điện. Như vậy, cần có một cú hích lớn để có thể tiếp cận những người sống ở những khu vực kém phát triển nhất, dễ bị tổn thương cũng như tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột.
Tại sao các công ty tham gia vào báo cáo phát triển bền vững?
Các công ty xây dựng báo cáo bền vững bởi một loạt lý do, bao gồm công bố với công chúng các thông lệ bền vững của công ty, tuân thủ các yêu cầu báo cáo bắt buộc, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan, tăng tính minh bạch và theo dõi tiến độ thực hiện cam kết phát triển bền vững của công ty.
Các công ty xây dựng báo cáo bền vững để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với việc quản lý một phạm vi lớn hơn về tài nguyên chứ không chỉ hạn chế ở vốn tài chính và vì lợi ích đem lại bởi sự hiệu quả trong hoạt động của công ty, và để đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ báo cáo.
Tiêu chí của phát triển bền vững:
Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:
(1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.
(2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.
(3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,… đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…
Trên đây là những thông tin tổng quan về “TỔNG QUAN BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP