TÓM TẮT QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2050.

  • 22 Tháng mười, 2024
  • Quy hoạch và phát triển hệ thống cảng cạn tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được Chính phủ chú trọng nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải. Mục tiêu chính là nâng cao năng lực thông qua cảng cạn, đạt từ 210 nghìn TEU/năm đến 350 nghìn TEU/năm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế.  Bài viết này Sen Vàng sẽ phân tích chi tiết về quy hoạch và phát triển cảng cạn giai đoạn 2021-2030. 

    Tổng quan về vai trò và mục tiêu phát triển của cảng cạn đến năm 2050.

    Trong thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhập hóa, Cảng cạn (ICD) đóng vai trò quan trọng trong nề kinh tế Việt Nam, giúp giảm tải cho các cảng biển và sân bay bằng cách chuyển bớt khối lượng hàng hóa để thực hiện thủ tục hải quan và xử lý hàng hóa tại các địa điểm nội địa. Điều này không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mà còn tối ưu hóa chi phí vận tải và thời gian lưu trữ hàng hóa. Cảng cạn cũng giúp tổ chức việc vận chuyển container hiệu quả hơn, đặc biệt là trong vận tải đa phương thức, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu . Với chức năng quan trọng như vậy, cảng cạn trở thành một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Ảnh minh họa cảng cạn_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Mục tiêu dài hạn đến năm 2050 của nước ta là Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30% – 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương. Hệ thống cảng cạn sẽ trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ logistics quốc tế. Từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa.

    Bên cạnh đó, Quy hoạch góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

    Thực trạng và mục tiêu quy hoạch cảng cạn giai đoạn 2021-2030.

    • Hiện trạng hệ thống cảng cạn tại Việt Nam.

    Tình hình cảng cạn tại Việt Nam năm 2024 cho thấy sự phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Tính đến đầu năm 2024, danh mục cảng cạn đã được bổ sung thêm 03 cảng mới, gồm cảng Nam Đình Vũ và cảng Phú Mỹ, tính đến 28/03/2024 việt nam đã có tổng cộng 14 cảng cạn. Điều này phản ánh nỗ lực mở rộng hạ tầng logistics của Việt Nam. Với việc mở rộng hệ thống cảng cạn, Việt Nam đang tập trung tăng cường khả năng kết nối giao thông và hỗ trợ các hoạt động thương mại quốc tế.

    Quyết định công bố danh mục cảng cạn tại Việt Nam 

     

    Các cảng cạn hiện nay tại: 

    TT

    Tên cảng cạn

    Thuộc địa phận tỉnh, TP trực thuộc TW

    1

    Cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

    Quảng Ninh

    2

    Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng

    Hải Phòng

    3

    Cảng cạn Đình Vũ – Quảng Bình

    Hải Phòng

    4

    Cảng cạn Hoàng Thành

    Hải Phòng

    5

    Cảng cạn Nam Đình Vũ (giai đoạn 1)

    Hải Phòng

    6

    Cảng cạn (ICD) Hải Linh

    Phú Thọ

    7

    Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ

    Bắc Ninh

    8

    Cảng cạn Long Biên

    Hà Nội

    9

    Cảng cạn Tân cảng Hà Nam

    Hà Nam

    10

    Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc – Ninh Bình

    Ninh Bình

    11

    Cảng cạn Phú Mỹ (giai đoạn 1)

    Bà Rịa – Vũng Tàu

    12

    Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch

    Đồng Nai

    13

    Cảng cạn Tân cảng Long Bình (giai đoạn 1)

    Đồng Nai

    14

    Cảng cạn Thạnh Phước

    Bình Dương

     

    Hiện nay 14 Cảng cạn trên có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu. Trước hết, nó là nơi nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container, thực hiện việc đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container. Ngoài ra, cảng cạn cũng tập kết container để vận chuyển đến các cảng biển hoặc địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Một chức năng quan trọng khác là kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Đối với hàng hóa lẻ thuộc nhiều chủ trong cùng container, cảng cạn tiến hành gom và chia hàng hóa. Bên cạnh đó, cảng còn có nhiệm vụ tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cùng các container, và thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng container khi cần thiết.

    Bản đồ 14  cảng cạn Việt Nam_ Nguồn: Senvang tổng hợp 

    • Mục tiêu đến năm 2030.

    Theo Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, mục tiêu đến năm 2030 là phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng đáp ứng từ 25% đến 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu thông qua các hành lang vận tải chính. Cụ thể, hệ thống cảng cạn sẽ bao gồm các cụm cảng với tổng công suất dự kiến từ 11,9 triệu TEU/năm đến 17,1 triệu TEU/năm. Trong đó, khu vực phía Bắc sẽ có các cụm cảng cạn với công suất từ 4,29 triệu TEU/năm đến 6,2 triệu TEU/năm, khu vực miền Trung – Tây Nguyên sẽ đạt công suất từ 0,9 triệu TEU/năm đến 1,4 triệu TEU/năm, và khu vực phía Nam sẽ đạt công suất từ 6,8 triệu TEU/năm đến 9,5 triệu TEU/năm. Quy hoạch này nhằm tăng cường năng lực hạ tầng logistics của quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống cảng biển và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa một cách hiệu quả hơn .

    Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển hệ tthốngcangr cạn thời kỳ 2021-2030

     

    Dự tính giai đoạn 2021-2030, Việt nam sẽ quy hoạch Khoảng 103 cảng cạn lớn nhỏ trên toàn quốc với nhu cầu vốn đầu tư khoảng từ 27,4 đến 42,38 tỷ đồng. Và để quy hoạch 103 cảng cạn thì nhu cầu sử dụng đất để phát triển là khoảng từ 1.199 ha đến 1.707 ha và trong đó diện tích đất cần bỏ sung thêm là khoảng 784ha đến 1.211 ha.

    Đẩy mạnh phát triển cảng cạn Việt nam trong giai đoạn 2021-2030 là bởi Cảng cạn đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc hạ tầng giao thông vận tải, là mắt xích kết nối các hoạt động vận tải với cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, và cửa khẩu đường bộ. Việc phát triển cảng cạn cần tuân thủ quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và mạng lưới giao thông, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội cũng như an ninh quốc phòng của từng khu vực.

    Bên cạnh đó, hệ thống cảng cạn cần được tối ưu hóa để hỗ trợ vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu tại các hành lang kinh tế. Điều này bao gồm việc xây dựng cảng cạn gần cảng biển để hỗ trợ trực tiếp, cũng như phát triển các cảng cạn xa cảng biển, kết nối với các trung tâm phân phối và cửa khẩu đường bộ, đường sắt nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, giảm chi phí logistics. 

    Việc hình thành các cảng cạn liên kết với vận tải khối lượng lớn như đường thủy và đường sắt sẽ được ưu tiên, đặc biệt tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, và cửa khẩu quốc tế. Quá trình phát triển cần kết hợp với việc điều chỉnh và di dời cảng cạn hiện có để xây dựng hệ thống đồng bộ, hiện đại, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

    Quy hoạch cảng cạn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050:

    • Khu vực Phía Bắc: 

    Khu vực phía Bắc bao gồm 41 cảng cạn với tổng diện tích từ 441 đến 640 ha và năng lực thông qua từ 4.295.000 đến 6.218.000 TEU mỗi năm. 

    Hành lang vận tải Hà Nội- Hải Phòng.

    Bản đồ phân bổ vị trí các cảng cạn tại Hành lang vận tải Hà Nội- Hải Phòng.

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao Gồm 22 cảng với tổng diện tích từ 223 – 331 ha và năng lực thông qua từ 2.137.000 – 3.175.000 TEU mỗi năm : Cảng cạn Hoài Đức; Cảng cạn Đan Phượng; Cảng cạn Sóc Sơn; Cảng cạn Đông Anh; Cảng cạn Cổ Bi; Cảng cạn Phù Đổng; Cảng cạn Long Biên; Cảng cạn Giang Biên; Cảng cạn Hồng Vân; Cảng cạn Văn Lâm; Cảng cạn Yên Mỹ; Cảng cạn Minh Châu; Cảng cạn Tân Lập; Cảng cạn Hải Dương; Cảng cạn Gia Lộc; Cụm cảng cạn Đình Vũ; Cảng cạn Đình Vũ – Quảng Bình; Cảng cạn Hoàng Thành; Cảng cạn Nam Đình Vũ; Cảng cạn Kiến Thụy; Cảng cạn Tiên Sơn; Cảng cạn Tân Chi; Cảng cạn Quế Võ; Cuối cùng, cảng cạn Yên Phong. 

    Hành lang vận tải Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 5 cảng cạn với tổng diện tích từ 46 – 58 ha và năng lực thông qua từ 460.000 – 580.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Đồng Sơn; Cảng cạn Sen Hồ; Cảng cạn Yên Trạch; Cảng cạn Tân Thanh; Cảng cạn Na Dương

    Hành lang vận tải Cao Bằng – Hà Nội – Hải Phòng

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải Cao Bằng – Hà Nội – Hải Phòng

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 3 cảng cạn với tổng diện tích từ 20 – 25 ha và năng lực thông qua từ 200.000 – 250.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Tiên Phong; Cảng cạn Điềm Thụy ; Cảng cạn Trà Lĩnh

    Hành lang vận tải Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng:

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 6 cảng cạn với tổng diện tích từ 60 – 95 ha và năng lực thông qua từ 585.000 – 900.000TEU mỗi năm: Cảng cạn Hương Canh; cảng cạn Lập Thạch; Cảng cạn Giá;  Cụm cảng cạn Việt Trì; Cảng cạn Tuyên Quang; Cụm cảng cạn Lào Cai.

    Hành lang vận tải ven biển phía Bắc:

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải ven biển phía Bắc

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 14 cảng cạn với tổng diện tích từ 91 – 131 ha và năng lực thông qua từ 913.000 – 1.313.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Nghi Sơn; Cảng cạn Sao Vàng; Cảng cạn Phúc Lộc; Cảng cạn Ninh Vân; Cảng cạn Tân cảng Hà Nam (cảng cạn Duy Tiên); Cảng cạn Yên Lệnh; Cảng cạn Nghĩa Hưng; Cảng cạn Tiền Hải ; Cảng cạn Tân Trường; Cảng cạn Hưng Hà; Cảng cạn Quỳnh Côi; Cảng cạn Móng Cái; Cảng cạn Hạ Long; Cảng cạn Quảng Yên

    Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: 

    Bao gồm 18 cảng cạn với diện tích quy hoạch đến năm 2030 là 91-140 ha, năng lực tông qua là 910.000 – 1.400.000/ năm.

    Hành lang vận tải quốc lộ 8:

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải quốc lộ 8

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 4 cảng cạn với tổng diện tích từ 20 – 25 ha và năng lực thông qua từ 200.000 – 250.000  TEU mỗi năm: Cảng cạn Nghi Lộc; Cảng cạn Thanh Thủy; Cảng cạn Cầu Treo; Cảng cạn Vũng Áng

    Hành lang vận tải quốc lộ 12A:

    Vị trí các cảng cạn tại Hành lang vận tải quốc lộ 12A

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Cảng cạn Cha Lo nằm tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Được kết nối với Quốc lộ 12A, cảng này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển Vũng Áng và Hòn La, cũng như cửa khẩu Cha Lo. Cảng có diện tích khoảng 5 ha và khả năng thông qua đạt 50.000 Teu mỗi năm, dự kiến sẽ góp phần vào phát triển kinh tế địa phương.

    Hành lang vận tải quốc lộ 9:

    Vị trí các cảng cạn tại Hành lang vận tải quốc lộ 9

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    • Cảng cạn Lao Bảo thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, kết nối với Quốc lộ 9. Cảng này phục vụ cho các hoạt động vận tải hàng hóa qua các cảng biển Hòn La, Chân Mây và Mỹ Thủy, cùng với cửa khẩu Lao Bảo. Diện tích của cảng nằm trong khoảng từ 5 đến 10 ha, với khả năng thông qua hàng hóa đạt từ 50.000 đến 100.000 Teu mỗi năm.
    • Cảng cạn Mỹ Thủy nằm tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cũng kết nối với Quốc lộ 9. Cảng này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng biển Hòn La, Chân Mây và Mỹ Thủy, cùng cửa khẩu Lao Bảo. Tương tự như cảng Lao Bảo, Mỹ Thủy có diện tích từ 5 đến 10 ha và khả năng thông qua hàng hóa đạt từ 50.000 đến 100.000 Teu mỗi năm, dự báo sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại trong khu vực.

    Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam

    Vị trí các cảng cạn tại Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 3 cảng cạn với tổng diện tích từ 21 – 35 ha và năng lực thông qua từ 210.000 – 350.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Chân Mây; Cảng cạn Phú Lộc; Cảng cạn Hòa Nhơn

    Hành lang vận tải quốc lộ 19

    Vị trí các cảng cạn tại Hành lang vận tải quốc lộ 19

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 5 cảng cạn với tổng diện tích từ 20 – 33 ha và năng lực thông qua từ 200.000 – 330.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn nam Pleiku; Cảng cạn Lệ Thanh; Cụm cảng cạn Tuy Phước; Cảng cạn Thị Nại; Cảng cạn Quy Nhơn.

    Hành lang vận tải quốc lộ 29:

    Vị trí các cảng cạn tại Hành lang vận tải quốc lộ 29:

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 4 cảng cạn với tổng diện tích từ 15 – 22 ha và năng lực thông qua từ 150.000 – 220.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Đắk Lắk; Cảng cạn Cam Ranh; Cảng cạn Vân Phong; Cảng cạn Đông Hòa.

    Khu vực phía Nam

    Bao gồm 18 cảng cạn với diện tích quy hoạch đến năm 2030 là 668 – 927 ha, năng lực tông qua là 6.775.000 – 9.510.000/ năm.

    Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4):

    Phân bố các cảng cạn tại Khu vực kinh tế TP. Hồ Chí Minh (trong vành đai 4):

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 15 cảng cạn với tổng diện tích từ 309 – 400 ha và năng lực thông qua từ 3.193.000 – 4.240.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Long Bình; Cảng cạn ngã ba đèn đỏ; Cảng cạn Khu công nghệ cao ; Cảng cạn Linh Trung; Cảng cạn Củ Chi; Cảng cạn Tân Kiên; Cảng cạn Hóc Môn; Cảng cạn Tân cảng Long Bình; Cảng cạn Phú Thạnh; Cảng cạn Tam Phước; Cảng cạn Long Thành; Cảng cạn Trảng Bom; Cảng cạn Phước An; Cảng cạn Tân Vạn; Cảng cạn Long Khánh; Cảng cạn Xuân Quế.

    Hành lang vận tải Đắk Nông – Bình Phước – TP. Hồ Chí Minh:

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải Đắk Nông – Bình Phước – TP. Hồ Chí Minh

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 12 cảng cạn với tổng diện tích từ 186 – 265 ha và năng lực thông qua từ 1.862.000 – 2.650.000 TEU mỗi năm:Cảng cạn An Sơn; Cảng cạn Bình Hòa; Cảng cạn TBS Tân Vạn Dĩ An; Cảng cạn Thái Hòa; Cảng cạn Thạnh Phướn; Cảng cạn Tân Uyên; Cụm cảng cạn Bến Cát; Cảng cạn An Điền; Cảng cạn An Tây; Cảng cạn Rạch Bắp; Cảng cạn Thanh An; Cảng cạn Chơn Thành; Cảng cạn Hoa Lư.

    Hành lang vận tải Tây Ninh – TP. Hồ Chí Minh:

    Phân bổ các cảng cạn tại Hành lang vận tải Tây Ninh – TP. Hồ Chí Minh:

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 4 cảng cạn với tổng diện tích từ 35 – 60 ha và năng lực thông qua từ 350.000 – 600.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Thanh Phước; Cảng cạn Mộc Bài; Nằm tại thị xã Trảng Bàng; Cảng cạn Xa Mát; Cảng cạn Chàng Riệc.

    Hành lang vận tải Cà Mau-Cần Thơ-TP. Hồ Chí Minh

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải Cà Mau-Cần Thơ-TP. Hồ Chí Minh

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 5 cảng cạn với tổng diện tích từ 53 – 78 ha và năng lực thông qua từ 530.000 – 780.000 TEU mỗi năm:Cảng cạn Bến Lức; Cảng cạn Tân Lập; Cảng cạn Châu Thành; Cảng cạn An Bình; Cảng cạn Hà Tiên ; Cảng cạn Tắc Cậu; Các vị trí tiềm năng khác rên hành lang vận tải Cà Mau – Cần Thơ – TP Hồ Chí Minh.

    Hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 2 cảng cạn với tổng diện tích từ 53 – 75 ha và năng lực thông qua từ 530.000 – 750.000 TEU mỗi năm:Cụm cảng cạn Mỹ Xuânt; Cụm cảng Phú Mỹ – Phước Hòa.

    Hành lang vận tải ven biển phía Nam (QL 1)

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải ven biển phía Nam (QL 1)

    _Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm 3 cảng cạn với tổng diện tích từ 26 – 39 ha và năng lực thông qua từ 260.000 – 390.000 TEU mỗi năm:Cảng cạn Lợi Hải; Cảng cạn Cà Ná; Cảng cạn Hàm Thuận Nam.

    Hành lang vận tải quốc lộ 20

    Bản đồ phân bố các cảng cạn tại Hành lang vận tải quốc lộ 20_Nguồn: senvang tổng hợp

    Bao gồm  cảng cạn với tổng diện tích từ 5 – 10 ha và năng lực thông qua từ 50.000 – 100.000 TEU mỗi năm: Cảng cạn Bảo Lộc; cảng cạn Đức Trọng 

    Như vậy cảng cạn Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 đang được triển khai với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và logistics ngày càng tăng. Theo quy hoạch, cả nước dự kiến sẽ phát triển từ 1.199 đến 1.707 cảng cạn, với năng lực thông qua hàng năm đạt từ 11.980.000 đến 17.128.000 TEU. Các cảng cạn này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ tại các cảng cạn cũng là một trong những mục tiêu chính để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai

     

    Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030.

    • Cảng cạn Phù Đổng

    Địa điểm: Huyện Gia Lâm – TP. Hà Nội

    Kết nối hạ tầng GTVT:

    Đường bộ: vành đai III Hà Nội; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hoặc Quốc lộ 5.

    Đường thủy nội địa: Tuyến Hải Phòng – Hà Nội (sông Đuống).

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn.

    Phối cảnh và vị trí cảng Phù Đổng_ Nguồn: senvang tổng hợp.

    • Cảng cạn Văn Lâm

    Địa điểm: Huyện Văn Lâm, TX Mỹ Hào – Tỉnh Hưng Yên

    Kết nối hạ tầng GTVT: Đường bộ: QL39, QL5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

    Giai đoạn đến 2030: 10 – 15 năm.

    Diện tích quy hoạch: 350 – 525 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 100.000 – 150.000 tỷ Đồng.

    Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hưng Yên_ Nguồn: Senvang tổng hợp

    • Cảng cạn Tân Lập

    Địa điểm: Huyện Yên Mỹ – Tỉnh Hưng Yên

    Kết nối hạ tầng GTVT: Đường bộ: cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh.

    Giai đoạn đến 2030: 10 – 15 năm.

    Diện tích quy hoạch: 350 – 525 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 100.000 – 150.000 tỷ Đồng.

    Vị trí cảng cạn Tân Lập_ Nguồn: senvang tổng hợp 

     

    • Cảng cạn Sen Hồ

    Địa điểm: Huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang

    Kết nối hạ tầng GTVT:

    Đường bộ: cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; QL 17; QL 37, QL18.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh; Cửa khẩu: Lạng Sơn.

    Giai đoạn đến 2030: 10 – 15 năm.

    Diện tích quy hoạch: 350 – 525 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 100.000 – 150.000 tỷ Đồng.

    Vị trí cảng cạn Sen Hồ_ Nguồn: senvang tổng hợp

    • Cảng cạn Tân Thanh

    Địa điểm: Huyện Văn Lãng – Tỉnh Lạng Sơn

    Kết nối hạ tầng GTVT:

    Đường bộ: QL1.

    Đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cửa khẩu: Lạng Sơn.

    Giai đoạn đến 2030: 15 – 20 năm.

    Diện tích quy hoạch: 525 – 700 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 150.000 – 200.000 tỷ Đồng.

    Vị trí cảng cạn Tân Thanh_ Nguồn: senvang tổng hợp.

    • Cảng cạn Long Bình

    Địa điểm: Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh

    Kết nối hạ tầng GTVT:

    Đường bộ: vành đai II, vành đai III TP HCM.

    Đường thủy nội địa: Sông Đồng Nai.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu.

    Diện tích quy hoạch: 90 – 100 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 1.400 – 1.750 tỷ Đồng.

    Năng lực thông qua: 1.000.000 – 1.200.000 Teu/năm.

    Vị trí cảng cạn Long Bình_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    • Cảng cạn An Sơn

    Địa điểm: TP Thuận An – Tỉnh Bình Dương

    Kết nối hạ tầng GTVT:

    Đường bộ: QL 13; vành đai III TP.Hồ Chí Minh.

    Đường thủy nội địa: Cảng thủy nội địa An Sơn tại bờ phải sông Sài Gòn.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM.

    Diện tích quy hoạch: 33 – 35 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 63 tỷ Đồng.

    Năng lực thông qua: 332.000 – 350.000 Teu/năm.

    Vị trí cảng cạn An Sơn_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    • Cảng cạn Thái Hòa

    Địa điểm: TX Tân Uyên – Tỉnh Bình Dương

    Kết nối hạ tầng GTVT:

    Đường bộ: ĐT747, QL1A, vành đai II, vành đai III TP.Hồ Chí Minh.

    Đường thủy nội địa: Tuyến Sài Gòn – Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: Đồng Nai, Vũng Tàu, TP HCM.

    Diện tích quy hoạch: 12 – 20 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 420 – 700 tỷ Đồng.

    Năng lực thông qua: 120.000 – 200.000 Teu/năm.

    Vị trí cảng cạn Thái Hòa_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    • Cảng cạn Mộc Bài (Tân cảng Tây Ninh)

    Địa điểm: Huyện Bến Cầu – Tỉnh Tây Ninh

    Kết nối hạ tầng GTVT: Đường bộ: QL22.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu; Cửa khẩu: Mộc Bài.

    Diện tích quy hoạch: 10 – 15 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: Không xác định.

    Năng lực thông qua: 100.000 – 150.000 Teu/năm.

    Vị trí cảng cạn Mộc Bài_ Nguồn: Senvang tổng hợp 

    • Cụm cảng Phú Mỹ – Phước Hòa

    Địa điểm: TX Phú Mỹ – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Kết nối hạ tầng GTVT: Đường bộ: Đường khu công nghiệp, đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải.

    Kết nối cảng biển/cửa khẩu: Cảng biển: TP HCM, Vũng Tàu.

    Cảng cạn Phú Mỹ (KCN Phú Mỹ III):

    Diện tích quy hoạch: 30 – 40 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 1.050 – 1.400 tỷ Đồng.

    Năng lực thông qua: 300.000 – 400.000 Teu/năm.

    Cảng cạn Phước Hòa (cảng cạn Cái Mép):

    Diện tích quy hoạch: 15 – 20 ha.

    Nhu cầu vốn đầu tư: 525 – 700 tỷ Đồng.

    Năng lực thông qua: 150.000 – 200.000 Teu/năm.

    Phối cảnh cảng cạn Phú Mỹ và vị trí_ Nguồn: senvang tổng hợp 

    Như vậy ta có thể thấy được trong giai đoạn 2021-2030, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn. Tầm nhìn đến năm 2050 mục tiêu 2030 là xây dựng một mạng lưới cảng cạn hiện đại, đồng bộ với hệ thống cảng biển và giao thông vận tải. Quy hoạch này nhằm tăng cường năng lực logistics, giảm thiểu áp lực cho các cảng biển, nâng cao hiệu quả vận tải hàng hóa, đặc biệt ở các khu vực trọng điểm kinh tế. Kế hoạch còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, và đảm bảo an ninh quốc gia.

     

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch và phát triển cảng cạn Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050″  do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :

    Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van

    Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/

    Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng:

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata

    Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup

    Hotline liên hệ: 0948.48.48.59

    Email: info@senvanggroup.com

    ————————————————————————–

    © Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng

    © Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup

    #senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,

    #công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án

    #chủ_đầu_tư_bất_động_sản

    #R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản

    #phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản

    #tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản

    #thị_trường_bất_động_sản_2024

    #MA_dự_án_Bất_động_sản

     

     

    Thẻ : Khóa học R&D, báo cáo phát triển bền vững, dịch vụ tư vấn báo cáo phát triển dự án, cảng cạn, khóa học bất động sản, phát triển, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, giai đoạn 2021-2030, quy hoạch và phát triển, quy hoạch, cảng cạn giai đoạn 2021-2030, dịch vụ môi giới bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!