Quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp Tỉnh Lâm Đồng đang thu hút sự chú ý rộng rãi từ cộng đồng nhà đầu tư cũng như là điểm sáng nổi bật trong bức tranh phát triển kinh tế của Việt Nam. Với vị trí địa lý đắc địa, Lâm Đồng nằm ở cao nguyên Lâm Viên thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam, là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Khu vực này có khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp và dân số ngày càng tăng với nhu cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ. Sự kết nối giao thông của tỉnh này không chỉ là cầu nối quan trọng giữa các vùng miền mà còn là điểm nối với các tuyến đường quốc lộ và cao tốc chính của đất nước. Với những ưu thế này, Lâm Đồng không chỉ là một đích đầu tư hấp dẫn mà còn đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ, và du lịch trong toàn khu vực. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Lâm Đồng.
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh với độ cao 1,500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km về hướng Tây.
Vị trí địa lý tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Lâm Đồng đóng vai trò là trung tâm giao thương quan trọng, nằm giữa ba vùng kinh tế là Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh – vùng phát triển mạnh nhất Việt Nam, và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Địa hình tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Dân số tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Tỉnh Lâm Đồng dân số thành thị chiếm gần 2/5 tổng quy mô dân số. Dân cư phân bố không đều giữa các thành phố thị xã và các huyện. Thành phố Đà Lạt quy mô dân số lớn nhất dân số toàn tỉnh tuy nhiên mật độ dân số lớn nhất của tỉnh là Thành phố Bảo Lộc. Cơ cấu dân số tại tỉnh Lâm Đồng chênh lệch giàu nghèo không quá lớn. Lượng dân thành thị chiếm 41.03%, dân nồng thôn chiếm 58.97% tổng dân số.
Năm 2021 KV1 (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) là 41.09%, đến năm 2022 giảm còn 38.62%; KV2 (Công nghiệp và xây dựng) là 20.03%, tăng lên 20.38%; Trong khi đó KV3 (Dịch vụ) năm 2021 là 38.88%, trong khi đó con số của năm 2022 là 41%
Chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số GRDP của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số FDI của tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số PCI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số HDI tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Bên cạnh đó, 3 tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 211,4 triệu USD tăng 8,45% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 22,76% kế hoạch năm 2023. Trong đó, doanh nghiệp trong nước ước đạt 131,07 triệu USD, tăng 12,07% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 62% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 80,33 triệu USD, tăng 3,03% so cùng kỳ năm trước, chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Đi sâu vào phân tích góc độ mặt hàng xuất khẩu, ngành Công thương tỉnh nhận định về cơ cấu ngành hàng, nhóm công nghiệp chế biến – chế tạo (bao gồm nhóm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) trong 5 năm qua chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa hiện nay và đóng góp chính vào giá trị của nhóm này là giá trị xuất khẩu của alumin. Trong nhóm nông sản, cà phê nhân hạt xanh vẫn là sản phẩm đóng góp nhiều giá trị nhất.
Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững
Căn cứ vào tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất; căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cho thấy tiềm năng đất đai đáp ứng tốt cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển hạ tầng trên địa bàn. Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2050.
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng
Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, Trên địa bàn tỉnh hiện có các tuyến QL đi qua gồm QL 20, QL 27, QL 27C, QL 28, QL 28B, QL 55, QL 55B, Đường Trường Sơn Đông.
Quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng
Quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng
Quy hoạch hạ tầng giao thông đường sắt tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng
Quy hoạch hạ tầng giao thông đường hàng không tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng
Mục tiêu tổng quát:
Cùng với các CCN, hình thành hệ thống các KCN và CCN trên địa bàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững gắn với phát triển đô thị và HTXH; tạo mối liên kết phát triển giữa công nghiệp tỉnh Lâm Đồng với các địa phương trong vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Phát triển KCN với quy mô hợp hợp lý, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ. Góp phần lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp.
Dự án trọng điểm khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Lâm Đồng
Tập trung hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phần diện tích đất còn lại (giai đoạn 2) tại 02 khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội tạo đất sạch bố trí cho nhà đầu tư.
Đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Lộc Sơn và khu công nghiệp Phú Hội (trạm xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước thải, đường giao thông,…), xây dựng hoàn thành 100% kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp. Phấn đấu lấp đầy 100% diện tích đất khu công nghiệp vào năm 2025.
Sắp xếp, bố trí thu hút các dự án đầu tư thứ cấp sản xuất-kinh doanh trong các khu công nghiệp khoa học, hợp lý, đúng với ngành nghề hoạt động được phê duyệt, phát huy hiệu quả sử dụng đất.
Tập trung hoàn thành thủ tục pháp lý thành lập khu công nghiệp Phú Bình (huyện Đức
Trọng), kêu gọi thu hút nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các nhà đầu tư thứ cấp phát triển sản xuất.
Đến năm 2030, phát triển 03 khu công nghiệp với tổng diện tích 538 ha. Phấn đấu tỷ
lệ lấp đầy 03 khu công nghiệp của tỉnh đạt khoảng 60-65% đất công nghiệp vào năm 2025 và 100% các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý chất thải tập trung, đồng bộ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 03 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ
đồng ý thành lập là: Khu công nghiệp Lộc Sơn (TP Bảo Lộc), Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng) và Khu công nghiệp Phú Bình (huyện Đức Trọng) với tổng diện tích quy hoạch 538 ha. Trong đó, có 02 khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội đang có các hoạt động sản xuất và khu công nghiệp Phú Bình đang trong giai đoạn thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng.
Vị trí và quy mô khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Danh mục khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Diện tích trung bình của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đạt khoảng 33,0 ha/CCN. Trong đó, cụm công nghiệp lớn nhất là CCN Ka Đô (huyện Đơn Dương), diện tích 47,2 ha;… và thấp nhất là CCN Gia Hiệp (huyện Di Linh), diện tích 21,74 ha.
Quy hoạch đất cụm công nghiệp hiện tập trung nhiều nhất ở huyện Bảo Lâm với tổng
diện tích 59,7 ha/địa phương, chiếm 16,5% tổng diện tích đất quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh. Tiếp theo là huyện Di Linh, chiếm 14,3%, huyện Đơn Dương, chiếm 13,0%… thấp nhất là huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt, chiếm lần lượt 8,3% và 7,3%.
Tất cả các cụm công nghiệp quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều có diện tích nhỏ hơn 75 ha, đảm bảo quy mô diện tích của cụm công nghiệp theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và có không có cụm công nghiệp nào thấp hơn diện tích quy hoạch tối thiểu (dưới 10 ha).
Ổn định các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp đã lấp đầy diện tích đất công nghiệp tại 03 khu công nghiệp đã hoạt động (khu công nghiệp Lộc Sơn, Phú Hội và Phú Bình)
Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đã thành lập giai đoạn trước năm 2030; thu hút lấp đầy diện tích đất công nghiệp của giai đoạn trước; ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Rà soát, xử lý các dự án chậm tiến độ, dự án hoạt động không hiệu quả để thu hồi đất, tạo quỹ đất tiếp tục thu hút đầu tư các dự án có hiệu quả.
Danh sách các khu công nghiệp tập trung tại Lâm Đồng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Xem thêm:
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt Quy hoạch phát triển khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP