Tóm tắt báo cáo quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050

  • 20 Tháng năm, 2024
  • Vùng Tây Nguyên nằm ở phần phía Tây của miền Trung Việt Nam, là khu vực cao nguyên rộng lớn bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng. Nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, tiếp giáp với các vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên nói chung và các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nói riêng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh đối cả nước và khu vực Đông Dương.. Chi tiết quy hoạch vùng Tây Nguyên được nêu cụ thể trong Quyết định 461/QĐ-TTg, ngày 14/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bài viết dưới đây Sen Vàng Group phân tích báo cáo quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

    Vùng Tây nguyên trong tam giác phát triển CLV (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    MỤC TIÊU QUY HOẠCH VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

    Xây dựng Tây Nguyên trở thành vùng “Vùng Xanh – Bản sắc văn hóa – Bền vững và ổn định về an ninh quốc phòng”. Tổ chức không gian, phân bố đô thị và các chức năng công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch, hạ tầng xã hội gắn với mạng lưới giao thông đường bộ, thuận tiện, hiện đại gắn với bảo tồn không gian rừng và quản lý hiệu quả không gian nông nghiệp. Mô hình cấu trúc không gian vùng Tây Nguyên “3 cực – 3 tiểu vùng – 4 hành lang” sẽ phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế – văn hóa – chính trị, tạo dựng các trung tâm, các trục hành lang, vùng chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| CƠ CẤU KINH TẾ

    GRDP bình quân đầu người năm 2022 gấp 11 lần so với năm 2002, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2002-2020 đạt gần 8%/năm và cao nhất so với các vùng. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Trong đó GRDP bình quân đầu người của Lâm Đồng đứng thứ nhất, đạt 77,3 triệu đồng; tiếp đó là Đắk Nông đạt trên 59,6 triệu đồng; Đắk Lắk đạt 56,2 triệu đồng…

    GRDP bình quân đầu người các tỉnh vùng Tây Nguyên (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| ĐẦU TƯ FDI

    Tính đến cuối năm 2022, lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực, Tây Nguyên có 166 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,806 tỷ đồng.Trong đó, Lâm Đồng đứng nhất về số dự án FDI còn hiệu lực với 102 dự án và tổng vốn đầu tư gần 515 tỷ đồng. Trong khi đó, Đắk Lắk dẫn đầu về tổng số vốn đầu tư lên đến 642 tỷ đồng với 27 dự án được cấp phép còn hiệu lực. Với kết quả trên, các dự án FDI đầu tư vào Tây Nguyên chỉ chiếm 0,43% tổng số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam và chiếm 0,59% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. FDI vào Tây Nguyên thấp nhất trong 6 vùng kinh tế.

    Lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực vùng Tây Nguyên đến 12/2022 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    TỔNG QUAN| KINH TẾ| THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    Năm 2022, số thu NSNN của khu vực Tây Nguyên đạt 35,7 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 18,2% thu ngân sách cả nước. Trong đó, Lâm Đồng là địa phương dẫn đầu vùng Tây Nguyên về thu (NSNN), đạt 13,403 nghìn tỷ đồng (chiếm 37,5%), tiếp đến là Đắk Lắk, đạt 9,169 nghìn tỷ đồng (chiếm 25,7%), Gia Lai,  đạt 5,683 nghìn tỷ đồng (chiếm 16%), cuối cùng là Kon Tum và Đắk Nông. 

    Thu ngân sách khu vực Tây Nguyên (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ

    Các hành lang phát triển (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hành lang kinh tế Bắc – Nam (đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc – Nam phía Tây)

    Xây dựng tuyến đường sắt chạy dọc Tây Nguyên, kết hợp với tuyến đường Hồ Chí Minh + đường cao tốc tạo thành trục kỹ thuật làm cơ sở quan trọng để phát triển các trung tâm kinh tế lớn của toàn vùng, và hình thành các trung tâm chuyên ngành mới.

    Mở rộng phát triển đô thị và hệ thống khu, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ, du lịch gắn với các đô thị trung tâm tỉnh và vùng.

    Phát triển hành lang kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, liên kết phát triển du lịch “con đường xanh Tây Nguyên”, tăng cường tác động lan tỏa của các đô thị trung tâm vùng.

    Mở rộng và tăng cường chức năng của một số đô thị, xây dựng mạng lưới thương mại dịch vụ – du lịch. Xây dựng trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa (khu logistic) tại các đô thị lớn đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

    Tập trung đầu tư vào TP. Buôn Ma Thuột để làm tốt chức năng là trung tâm tổng hợp của vùng Tây Nguyên, TP. Pleiku là trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên; TP. Gia Nghĩa, TP. Kon Tum là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp của tỉnh, đây là các hạt nhân đóng vai trò động lực phát triển toàn vùng có một số chức năng liên vùng; Phát triển các đô thị Plêi Kần, Đắk Hà, Chư Sê, Buôn Hồ, EaT’Linh, Đức Lập, Kiến Đức là các đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp, động lực phát triển các tiểu vùng.

    Đẩy mạnh việc xây dựng các khu công nghiệp lớn như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, như cà phê, cao su, điều, tinh bột sắn, ngô, lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, sửa chữa máy nông cụ, công nghiệp hóa chất và sản xuất hàng tiêu dùng…

    Xây dựng các tuyến đường vành đai liên kết đô thị và kết nối với đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh.

    Hành lang kinh tế Bắc – Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hành lang kinh tế Đông – Tây (Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn)

    Hành lang kinh tế này có ý nghĩa quan trọng kết nối các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và cảng biển, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hành lang này là cửa ngõ ra biển của khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam.

    Định hướng

    Nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông kết nối từ cửa khẩu Bờ Y đến cảng Quy Nhơn (Bình Định), bao gồm Quốc lộ 40 (từ cửa khẩu Bờ Y đến Ngọc Hồi, Kon Tum); tuyến đường Hồ Chí Minh (từ Ngọc Hồi, Kon Tum đến Pleiku, Gia Lai), Quốc lộ 19 (từ Pleiku đến Quy Nhơn). Xây dựng cao tốc Kon Tum – Pleiku – Quy Nhơn, Lệ Thanh – Pleiku.

    Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến dược liệu, du lịch sinh thái, du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y.

    Hành lang kinh tế Đông – Tây (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hành lang kinh tế dọc QL29 (nối Phú Yên – Đắk Lắk – Mundulkiri) và cao tốc Đắk Lắk – Phú Yên (CT23)

    Nâng cấp thị xã Buôn Hồ thành thành phố loại 3, trung tâm công nghiệp – dịch vụ thương mại- du lịch.

    Phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về vùng nguyên liệu là chế biến, nông lâm sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân vi sinh, khai thác gỗ và chế biến giấy

    Mở rộng giao thương phát triển dịch vụ thương mại – du lịch thông qua cửa khẩu

    Hành lang kinh tế dọc QL29 và CT23 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hành lang kinh tế dọc QL26 và cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa (CT24)

    Nâng cấp các đô thị dọc trục và xây dựng TT. EaKa trở thành trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Đông tỉnh Đắk Lắk với việc đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp Eaka trở thành một trong những cụm công nghiệp lớn của tỉnh và xây dựng trung tâm thương mại, đầu mối thu mua nông sản và trao đổi thương mại của vùng phía Đông. Xây dựng thị trấn Phước An trở thành thị xã trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ nông nghiệp của tiểu vùng, đô thị trực thuộc tỉnh; Thị trấn M’Đrắk là thị trấn dịch vụ thương mại- du lịch có bản sắc riêng và cảnh quan đẹp đáp ứng vai trò là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk.

    Hành lang kinh tế QL26 và CT24 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hành lang kinh tế dọc QL20, QL27B và cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt(CT27) – Nha Trang (CT25) 

    Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt được dự kiến sẽ là 1 nhánh của mạng lưới đường bộ các nước Tiểu Vùng Mê Kông mở rộng (GMS). Đây là trục giao thông quan trọng chạy dọc tỉnh Lâm Đồng kết nối Lâm Đồng với các tỉnh miền Đông Nam bộ và trung tâm du lịch biển Nha Trang. Hai bên tuyến đường là vùng phát triển đô thị, công nghiệp, các trung tâm du lịch lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp chủ lực của tỉnh.

    Định hướng:

    Cải tạo nâng cấp các đô thị hiện có; Mở rộng không gian thành phố Đà Lạt và hình thành các đô thị vệ tinh Liên Nghĩa – Liên Khương, Phi Nôm – Thạnh Mỹ, Nam Ban, D’ran, Lạc Dương để bổ sung chức năng đối với đô thị Đà Lạt mở rộng như trung tâm công nghệ cao để làm cơ sở hình thành và phát triển các ngành công nghiệp sạch như điện từ và cơ khí chính xác, công nghệ thông tin; trung tâm dịch vụ thương mại, trung chuyển – logistic, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao…

    Xây dựng các đô thị có chức năng dịch vụ thương mại – du lịch – vận tải như Di Linh, Madagui.

    Xây dựng khu công nghiệp Lộc Sơn, Phú Hội, Tân Phú, Đại Lào tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất, may mặc, cơ khí sửa chữa, dệt may, vật liệu xây dựng; Khai thác và chế biến khóang sản Bôxit – luyện Alumin.

    Duy trì phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

    Định hướng phát triển đô thị theo hướng tập trung, kiểm soát và hạn chế tối đa việc xây dựng đô thị, các khu dân cư bám dọc các QL20, đường cao tốc

    Hành lang kinh tế dọc QL20, CT25, CT27 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TIỂU VÙNG KINH TẾ

    Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên: Gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum

    Xây dựng cụm đô thị trung tâm tiểu vùng là thành phố Pleiku và thành phố Kon Tum; có các đô thị vệ tinh hỗ trợ là đô thị Auyn Pa, An Khê; hình thành các thị xã mới từ thị trấn Pleikần, Chư Sê, Đắk Đoa…

    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản, đặc biệt là cao su, chế biến gỗ… Duy trì công nghiệp thuỷ điện.

    Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, Lệ Thanh. Thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại hành lang biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia;

    Tận dụng lợi thế đầu mối giao thông, xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần Logistic của vùng Tây Nguyên tại thành phố Pleiku.

    Tiểu vùng Trung Tây Nguyên: Toàn bộ tỉnh Đắk Lắk

    Tập trung vào công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp và công nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn. Tập trung vào nâng cấp các tuyến giao thông kết nối các tiểu vùng, công trình tưới nước, mạng cấp điện cho sản xuất. Phát triển du lịch- dịch vụ chất lượng cao, xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu du lịch. Liên kết du lịch với các tỉnh trong Vùng, tham gia hình thành cụm liên kết du lịch của vùng Tây Nguyên.

    Tiểu vùng Nam Tây Nguyên: Gồm 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng:

    Tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao; nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm.

    Phân vùng kinh tế – xã hội (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ GIỮ VAI TRÒ LÀ CỰC TĂNG TRƯỞNG CỦA VÙNG

    Ba cực phát triển của vùng bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố Đà Lạt và thành phố Pleiku, là ba trọng điểm phát triển kinh tế của vùng, tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi tái cấu trúc nền kinh tế vùng, hội nhập quốc tế.

    Trung tâm động lực TP. Buôn Ma Thuột

    Đây là trọng điểm phát triển kinh tế không chỉ của Đắk Lắk mà của cả vùng Tây Nguyên, 

    Đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản lôi kéo các ngành hạ nguồn phát triển. Phát triển các ngành công nghiệp chế tạo có nhu cầu sử dụng sản phẩm sáng tạo, khoa học, công nghệ, kinh tế số, lan tỏa đến các ngành ở thượng nguồn.

    Đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng dịch vụ logistic và hạ tầng đô thị hiện đại. Hướng ưu tiên trọng tâm là các công trình, lĩnh vực kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm phát huy nhanh hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các đô thị lớn bằng các cơ chế linh hoạt, thu hút các dự án ưu tiên đầu tư của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế.

    Trung tâm động lực Pleiku – Kon Tum

    Tiếp tục đầu tư phát triển trở thành trung tâm vùng phía Bắc Tây Nguyên. Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho đô thị Chư Sê và Đak Đoa để 02 đô thị này trở thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ cho thành phố Pleiku.

    Mở rộng không gian phát triển thành phố kết nối với vùng phụ cận, gắn với các đô thị vệ tinh như đô thị Đak Đoa, đô thị Chư Sê, đô thị Phú Hòa…., các khu chức năng quan trọng của tỉnh, gắn với kết nối hạ tầng khung, hình thành vùng có tính động lực phát triển của tiểu vùng trung tâm, phát triển lan tỏa sang các tiểu vùng khác. Kết nối đô thị hiện hữu với các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh trong vùng phụ cận tạo thành vùng đô thị Pleiku.

    Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại

    Phát triển thương mại – dịch vụ thành trung tâm thương mại – dịch vụ của vùng của tỉnh, gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, bảo vệ môi trường sinh thái; Hình thành mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, chợ các cấp và nâng cấp cải tạo các công trình đã có.

    Tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, khoa học công nghệ vào khu vực phía Nam Pleiku.

    Tận dụng lợi thế đầu mối giao thông, xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần Logistic của vùng Tây Nguyên tại thành phố Pleiku.

    Trung tâm động lực Đà Lạt

    Là đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia; trung tâm giao thương của 3 vùng: Vùng Tây Nguyên, vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của vùng Nam Tây Nguyên. Định hướng phát triển trung tâm ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp khai thác, trung tâm đào tạo đa ngành, trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh và khu vực. Phát triển không gian đô thị gắn với đường cao tốc đoạn Bảo Lộc – Liên Khương và đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương, lan toả hoạt động kinh tế và dịch vụ tới vùng phụ cận.

     

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt báo cáo quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/

     

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : senvangdata, phát triển bền vững, tây nguyên, báo cáo quy hoạch, Công trình xanh, khóa học bất động sản, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, chiến lược kinh doanh bất động sản, truyền thông bất động sản, Nghiên cứu và phát triển bất động sản, r&d bất động sản, bđs tây nguyên, quy hoạch, quy hoạch vùng, sen vàng group,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!