Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

  • 17 Tháng sáu, 2024
  • Tỉnh Thái Nguyên – vùng đất nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản văn hóa đa dạng, đang từng bước vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại của khu vực phía Bắc Việt Nam. Nhờ vào vị trí địa lý chiến lược gần thủ đô Hà Nội, cùng hệ thống giao thông thuận tiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, Thái Nguyên đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bài viết này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên, từ những dự án tiềm năng đến cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhằm khẳng định Thái Nguyên là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển.

    Nguồn: Senvangdata

    TỔNG QUAN

     

    Vị trí địa lý

    Tỉnh Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông: từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách biên giới Trung Quốc (theo hướng Lào Cai khoảng 215km, Lạng Sơn khoảng 170km, Cao Bằng khoảng 200km); cách trung tâm Hà Nội 75km; cách cảng Hải Phòng 200km và Quảng Ninh 180km. Thái Nguyên là điểm giao cắt của các tuyến quốc lộ: QL3 nối Hà Nội – Bắc Kạn – cửa khẩu Việt – Trung; kết nối với cao tốc Hà Nội – Lào Cai; QL1B nối Lạng Sơn – cửa khẩu Việt -Trung; QL37 nối Quảng Ninh – Bắc Giang – Thái Nguyên – Tuyên Quang – Phú Thọ – Sơn La.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội giữa vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Hồng; là đầu mối giao thông nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh, là “lá chắn” bảo vệ cho thủ đô Hà Nội. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn quốc gia; có bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp cơ khí luyện kim lớn của cả nước

     

    Dân số

     

    Năm 2020, dân số Thái Nguyên đạt 1.307.871 người. Xét về giới tính, số lượng dân số nữ nhiều hơn nam. Năm 2020, nữ chiếm 51,15%, nam chiếm 48,85%. lực lượng lao động tại Thái Nguyên sẽ được bổ sung nhờ lực lượng kế cận tương đối cao. Nếu nhìn vào nửa trên của tháp dân số năm 2019, áp lực già hóa sẽ không đến trong ngắn hạn nhưng sẽ bắt đầu trong trung hạn. Do vậy, Thái Nguyên cần tranh thủ nguồn lực hiện tại để chuẩn bị cho các nền tảng trong tương lai, cũng như chuẩn bị cho các áp lực về y tế, chăm sóc sức khỏe và chính sách an sinh

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đạt 770.00 người, giảm 7.000 người so với năm 2019, trong đó, phân theo giới tính tỷ lệ: Nam chiếm 49,31%, nữ chiếm 50,69%. Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn với 72,13% so với tổng số lao động từ 15 tuổi, còn lại 27,87% lao động ở khu vực thành thị

    Nguồn: Senvangdata

    Giao thông

     

    Giao thông | Đường bộ 

    Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống giao thông liên kết vùng tương đối thuận lợi thông qua hệ thống giao thông đường bộ là chủ yếu, ngoài ra còn hệ thống giao thông đường thuỷ và đường sắt (không có đường hàng không). Tính đến cuối năm 2020, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 4.823,8km (không kể hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng). Bao gồm: 01 tuyến cao tốc tổng chiều dài 38,58km; 07 tuyến quốc lộ có tổng chiều dài 276,54km; 20 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 374,61km; 159,44km đường đô thị; 742,63km đường huyện và 3.232,0km đường xã

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Giao thông | Đường sắt 

    Hệ thống giao thông đường sắt hiện trạng có tuyến đường sắt Đông Anh – Quán Triều giúp Thái Nguyên kết nối với Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên hạ tầng kém, do vậy trong nhiều năm trở lại đây không phát huy hiệu quả, tỷ lệ vận chuyển hàng hoá và hành khách thấp. Tuyến Kép – Lưu Xá, toàn tuyến dài 57km, đoạn tuyến chạy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 25km với khổ đường 1.435mm; Rmin – 300m. Tuyến được xây dựng khá lâu, chất lượng đã xuống cấp, hiện tại đã ngưng sử dụng, do hoạt động không hiệu quả.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Giao thông | Đường thủy 

    Thái Nguyên kết nối với khu vực bằng đường thuỷ thông qua cụm cảng Đa Phúc. Tuyến đi theo sông Cầu bắt đầu từ ngã ba Lác tại khúc giao giữa sông Cầu và sông Thái Bình tới cảng Đa Phúc với chiều dài 87km. Từ cụm cảng Đa Phúc kết nối với hệ thống giao thông đường thuỷ quốc gia đi qua các tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh từ đây kết nối với mạng lưới đường thuỷ quốc gia.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Kinh tế

     

    Cơ cấu kinh tế

    Do công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển khá nên cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2022 tiếp tục xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản. Cơ cấu khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 59,51%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,03%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,46%.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2022 của tỉnh Thái Nguyên ước đạt 8,59%, vượt kế hoạch (kế hoạch là tăng 8%). Chia ra, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,23%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,75%, đóng góp 6,15 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sảnphẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,35%, đóng góp 2,03 điểm phần trăm. Kết quả này cho thấy các chính sách phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Chỉ số kinh tế

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

     

    Thu chi ngân sách

    Hoạt động sản xuất kinh doanh có sự phục hồi tích cực góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước trong năm 2022. Chi ngân sách Nhà nước tập trung phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện nhiệm vụ chính trị cả các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2022 ước đạt 18,54 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch tỉnh giao 3% và tăng 3,37% so cùng kỳ. Trong đó, thu cân đối đạt 18,46 nghìn tỷ đồng, tăng 2,56% so với kế hoạch và tăng 3,64% so cùng kỳ; các khoản thu quản lý qua ngân sách đạt 80 tỷ đồng, giảm 34,8% so cùng kỳ.

    Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2022 ước đạt 24.517,2 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 8.787,2 tỷ đồng, tăng 40,1% so cùng kỳ; chi thường xuyên ước đạt 15.614 tỷ đồng, tăng 5,8% so cùng kỳ; chi các nhiệm vụ khác ước đạt 75,2 tỷ đồng.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

     

    Đầu tư nước ngoài FDI 

    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Năm 2022 Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước nhờ những lợi thế sẵn có cùng sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hạ tầng giao thông thuận lợi, hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư bài bản.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tính đến thời điểm 25/12/2022 toàn tỉnh có 05 dự án FDI được cấp mới với số vốn đăng ký là 320 triệu USD, tổng số dự án FDI còn hiệu lực tại tỉnh là 171 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 10,3 tỷ USD (tương đương khoảng 237,3 nghìn tỷ đồng). So với năm 2021, giảm 09 dự án nhưng vốn đăng ký tăng gấp 2,9 lần. Ngoài ra, trong năm còn cấp điều chỉnh tăng vốn cho 15 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 1.212,19 triệu USD.

    TÌNH TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP 

     

    Quy hoạch | Các chỉ tiêu kinh tế xã hội

    Quan điểm của Quy hoạch đảm bảo phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, với mục tiêu tổng quát: Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc…

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Đến năm 2025, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2030, tỉnh trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

     

    Quy hoạch | Sử dụng đất

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Trên cơ sở chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ cho tỉnh Thái Nguyên và chỉ tiêu cấp tỉnh xác định, bổ sung, thì tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 như sau 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

     

    Quy hoạch | Hạ tầng giao thông 

     

    Đường bộ 

    Chú trọng đầu tư xây dựng các tuyến trục dọc, trục ngang hoàn chỉnh, cùng mạng lưới đường đô thị, đường giao thông nông thôn đảm bảo giao thông thông suốt gắn kết chặt chẽ với mạng giao thông quốc gia, với tuyến liên vận Quốc tế nối với cửa khẩu Hữu Nghị quan sang Trung Quốc, nối liền các khu vực đô thị, các vùng kinh tế động lực, các vùng vành đai kinh tế của tỉnh. Hệ thống đường cao tốc: Tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn; đường Vành đai V Hà Nội.

    Hệ thống quốc lộ: gồm các tuyến QL3, QL1B, QL37, QL3C, QL17, đường Hồ Chí Minh. Các tuyến quốc lộ đạt quy mô tối thiểu cấp III – IV, 2 – 4 làn xe, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Dự án Tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc có tổng mức đầu tư 4.204 tỷ đồng. Đến ngày 28/4 đã giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được gần 119 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 17%; chủ đầu tư được nhận bàn giao khoảng 70% mặt bằng; đơn vị đang thi công đào đắp đạt khoảng 70% khối lượng; các cầu, hầm chui dân sinh, công ngang, tường chắn trên tuyến đang được khẩn trương thi công. Dự án Đường vành đai V đoạn qua khu vực tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang) có tổng mức đầu tư trên 699 tỷ đồng, đã giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 được 58,29 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 38,16%. Địa phương đang tiến hành các thủ tục thu hồi đất, thống kê kiểm đếm mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường, hiện đã chi trả 41,68 tỷ đồng cho tổ chức, cá nhân và Dự án đã hoàn thành thủ tục ký Hợp đồng xây lắp.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Đường sắt 

    Mục tiêu đến năm 2030: Cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có (trong đó có tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên, Kép – Lưu Xá). Tầm nhìn đến năm 2050: Từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn (trong đó có tuyến đường sắt Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái). Quy hoạch tuyến đường sắt đô thị kết nối Khu du lịch Hồ Núi Cốc – Thành phố Thái Nguyên – Thành phố Sông Công – Thành phố Phổ Yên và kết nối với các tuyến đường sắt đô thị của thủ đô Hà Nội tại ga Nội Bài.

    Hệ thống mạng lưới đường sắt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều dài 136,7km; được hình thành 2 hệ thống với sự quản lý khác nhau: Cục Đường sắt Việt Nam quản lý: 2 tuyến với tổng chiều dài 59,5km. Địa phương quản lý 2 tuyến với tổng chiều dài 77,2km.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Đường thủy

    Về luồng tuyến: trên địa bàn tỉnh có 02 tuyến sông chính chảy qua là sông Cầu và sông Công trong đó: Tuyến sông Cầu đoạn từ Hà Châu đến ngã ba sông Cầu – Công là đạt tuyến sông cấp IV cho phép phương tiện có mớn nước dưới 2,6m hành thủy. Tuyến sông Công đoạn từ ngã ba sông Cầu, sông Công đến cầu đường bộ Đa Phúc 5km đạt tuyến sông cấp III cho phép phương tiện có mớn nước dưới 2,8m hành thủy; đoạn từ cầu đường bộ Đa Phúc đến Cải Đan 14km đạt tuyến sông cấp IV cho phép phương tiện có mớn nước dưới 2,6m hành thủy

    Về bến thủy nội địa: Tại cụm cảng Đa Phúc có 12 bến thủy nội địa phục vụ xếp dỡ, trung chuyển hàng hóa đã được cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Sản lượng hàng hóa thông qua bến thủy ước đạt 1.800.000 tấn/năm. Hệ thống cảng, bến thủy nội địa: Cảng do Trung ương quản lý, Cảng chuyên dùng: 0 Cảng. Bến thủy nội địa: Bến bốc xếp hàng hóa: 12, Bến khách ngang sông: 6.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

     

    QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP – CỤM KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 

     

    Mục tiêu

    Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch, dịch vụ; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội.

    Nguồn: Senvangdata

    Tầm nhìn đến năm 2050

    Từ phân tích các nhu cầu và triển vọng trên, tầm nhìn 2050 của tỉnh Thái Nguyên là:

    Thành phố trực thuộc Trung ương: Xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng.

    Một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của Vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước.

    Nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

    Tầm nhìn 2050, vừa là khát vọng, vừa là mục tiêu dài hạn được đặt ra trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

     

    Quy hoạch | Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

    Bản đồ quy hoạch KCN-Cụm KCN tỉnh Thái Nguyên 

    Nguồn: Senvangdata

    Đối với các KCN, quy hoạch xác định đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên phát triển, mở rộng 11 KCN và một khu công nghệ thông tin tập trung, với tổng diện tích là 4.245 ha. 11 dự án này bao gồm:

    5 KCN đã thành lập với tổng diện tích khoảng 1.471 ha: KCN Sông Công I (196,88 ha, trong đó mở rộng 1,88 ha) và Sông Công II (260 ha) tại TP Sông Công; Điềm Thụy (361,1 ha, trong đó mở rộng thêm 11,1 ha) tại huyện Phú Bình và TP Phổ Yên; Nam Phổ Yên (263 ha, trong đó mở rộng thêm 143 ha), KCN Yên Bình (400 ha) tại TP Phổ Yên.

    3 KCN đã có trong quy hoạch tổng diện tích 1.175 ha: KCN Sông Công II giai đoạn 2 (300 ha tại TP Sông Công; KCN – đô thị – dịch vụ Phú Bình (tổng diện tích 900 ha, trong đó đất KCN là 675 ha) tại huyện Phú Bình; Khu CNTT tập trung Yên Bình (200 ha) TP Phổ Yên và huyện Phú Bình.

    4 KCN quy hoạch mới tổng diện tích khoảng 1.599 ha: KCN Yên Bình 2 (301 ha) tại TP Phổ Yên và huyện Phú Bình; Yên Bình 3 (300 ha), Thượng Đình (130 ha) tại huyện Phú Bình; KCN – đô thị – dịch vụ Tây Phổ Yên (quy hoạch toàn khu là 1.128 ha, trong đó có 868 ha đất KCN, 260 ha đất đô thị – dịch vụ) tại TP Phổ Yên.

    Về cụm công nghiệp, đến năm 2030, tỉnh phát triển 41 cụm công nghiệp, với diện tích 2.067 ha.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Trong đó có 18 CCN có trong quy hoạch thời kỳ trước đã thành lập với tổng diện tích khoảng 839,12 ha; 11 CCN đã có trong quy hoạch thời kỳ trước chưa được thành lập tổng diện tích khoảng 500,67 ha và 12 CCN quy hoạch mới với 727, 28 ha.

    11 CCN có trong quy hoạch thời kỳ trước chưa được thành lập gồm: CCN Cao Ngạn 1 (30 ha, tại TP Thái Nguyên), Minh Đức 1 (75 ha), CCN số 3 Cảng Đa (38,5 ha) tại TP Phổ Yên; Khuynh Thạch (19,27 ha) tại Sông Công; Tân Đức (74,5 ha), Điềm Thụy (64 ha), Kha Sơn (11,4 ha), Lương Phú – Tân Đức (74,5 ha) tại huyện Phú Bình; An Khánh 1 (50 ha) tại Đại Từ; Nam Hoà (35,5 ha) tại Đồng Hỷ và CCN Yên Ninh (28 ha) tại Phú Lương.

    12 CCN quy hoạch mới gồm: Tích Lương (72 ha), Đức Hòa (70 ha), Hòa Bắc (75 ha) tại TP Thái Nguyên; Lương Sơn 2 (75 ha) tại TP Sông Công; Hà Châu 1 (74,68 ha), Hà Châu 2 (72 ha) tại huyện Phú Bình; Cầu Bình (35,6 ha), Bá Sơn (50 ha), Cổ Lũng (55 ha) tại huyện Phú Lương; Quân Chu (50 ha), Cát Nê – Ký Phú (68 ha) tại Đại Từ; Minh Tiến (30 ha) tại huyện Đồng Hỷ.

    Trước đó, trong quy hoạch trình hội đồng thẩm định, UBND tỉnh Thái Nguyên đề xuất đưa CCN Minh Đức 1 (75 ha, tại Phổ Yên) ra khỏi quy hoạch và sáp nhập vào vào KCN – đô thị – dịch vụ Tây Phổ Yên.

    Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch với 5 CCN gồm: CCN số 5 TP Thái Nguyên (39,67 ha, tại phường Tân Thành, TP Thái Nguyên), CCN Cao Ngạn 2 (50 ha, TP Thái Nguyên), CCN số 1 TP Thái Nguyên ( 7,8 ha, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên), CCN số 2 TP Thái Nguyên (6,07 ha, tại phường Tân Lập); CCN số 2 Cảng Đa Phúc (30 ha, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên) và CCN Trung Hội (7 ha tại huyện Định Hóa).

     

    Kết luận 

    Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên là một trong những chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Với vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng phát triển, nguồn lao động chất lượng cao, cùng với các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, Thái Nguyên đã và đang thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, cả trong và ngoài nước.

    Sự phát triển của các khu công nghiệp không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống người dân, và thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hạ tầng, phát triển công nghiệp công nghệ cao, và đảm bảo bảo vệ môi trường.

    Quy hoạch khu công nghiệp Thái Nguyên không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức. Sự thành công của nó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân, nhằm tạo ra môi trường đầu tư thân thiện, ổn định và phát triển bền vững. Với những định hướng và chiến lược phù hợp, Thái Nguyên hoàn toàn có thể trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của khu vực phía Bắc Việt Nam.

    XEM THÊM:

    TÓM TẮT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THÁI NGUYÊN 2024

    QUY HOẠCH VÙNG TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2035

    THÔNG TIN TỔNG QUAN TỈNH THÁI NGUYÊN

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2025” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : tin tức vùng tỉnh, phát triển vùng, xu hướng BĐS, báo cáo quy hoạch, tóm tắt quy hoạch, báo cáo nghiên cứu thị trường, quy hoạch khu công nghiệp, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, senvanggroup, senvangdata, khóa học bds,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!