Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050

  • 15 Tháng bảy, 2024
  • Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lực dồi dào và tiềm năng phát triển công nghiệp to lớn. Nhằm khai thác tối ưu tiềm năng này, tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050, vạch ra chiến lược phát triển cụm công nghiệp một cách bài bản, hiệu quả và bền vững. Bài viết này sẽ tóm tắt những điểm chính của Quy hoạch, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về định hướng phát triển cụm công nghiệp của tỉnh Tiền Giang trong những năm tới.

    senvangdata.com 

    TỔNG QUAN 

    Vị trí địa lý

    Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

    senvangdata.com

    a) Ranh giới hành chính tỉnh Tiền Giang được xác định như sau:

    – Phía Bắc giáp tỉnh Long An

    – Phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh

    – Phía Đông Nam giáp Biển Đông

    – Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp

    – Phía Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long

    – Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre.

    b) Tọa độ tỉnh Tiền Giang:

    – Từ 10549’07” đến 10648’06” kinh độ Đông

    – Từ 1012’20” đến 1035’26” vĩ độ Bắc.

    Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.556,36 km2 (chiếm khoảng 6% diện tích tự nhiên ĐBSCL), dân số năm 2020 là 1.772.554 người, trên địa bàn 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông), 02 thị xã (Gò Công, Cai Lậy) và 01 thành phố là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh (Mỹ Tho). Toàn tỉnh có 143 xã, 7 thị trấn, 22 phường. Vị trí địa lý của Tiền Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch nhờ nằm trên các trục đường giao thông quan trọng, nằm cách TP. Hồ Chí Minh 70km về phía Nam và cách TP. Cần Thơ 100km về phía Bắc. Vì vậy, đây là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh cả về đường thuỷ lẫn đường bộ.

    Dân số 

    Về quy mô, Tiền Giang là một trong những tỉnh thành đông dân của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Năm 2020, dân số trung bình của Tiền Giang là 1.772.554 người, chiếm 10,2% dân số vùng ĐBSCL, đứng thứ 2/13 tỉnh trong vùng ĐBSCL (chỉ sau An Giang) và 14/63 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2019 dân số nam chiếm 49,08%, dân số nữ chiếm 50,92%.

    senvangdata.com

    Mật độ dân số của tỉnh ở mức cao và liên tục gia tăng. Tính đến tháng 8 năm 2021, mật độ dân số trung bình đạt 710 người/km2, gấp gần 1,7 lần mật độ dân số trung bình vùng ĐBSCL (423 người/km2) và gấp 2,35 lần mật độ dân số trung bình cả nước; đứng thứ 2/13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (sau Cần Thơ). Thành phố Mỹ Tho có mật độ dân số cao nhất (2.788 người/km2), tiếp đó là huyện Châu Thành (1.140 người/km2). Huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh Tiền Giang là huyện Tân Phú Đông với 175 người/km2.

    Mức tăng dân số bình quân của Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2020 tương đối thấp và có xu hướng giảm, nhất là trong 5 năm trở lại đây, trung bình đạt 0,55%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số Tiền Giang vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của vùng ĐBSCL (0,057%), nhưng chỉ bằng gần 50% mức tăng trung của của cả nước (1,147%) trong cùng thời kỳ.

    senvangdata.com

     

    Kinh tế 

    Cơ cấu kinh tế

    senvangdata.com

    Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng năm 2010 là 18,2%, năm 2015 là 19,9%, và năm 2020 tăng lên 26,2% trong GRDP của tỉnh; tỷ trọng khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm) tăng từ 32,9% năm 2010 lên 34,9% GRDP của tỉnh vào năm 2020; tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 48,9% năm 2010 xuống 38,9% GRDP của tỉnh vào năm 2020.

    Nhìn chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có chuyển biến tích cực, nhưng kinh tế của tỉnh vẫn còn phát triển theo chiều rộng, theo số lượng, chưa phát triển theo chiều sâu, giá trị gia tăng chưa cao, nhất là trong sản xuất công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ,…

    GRDP 

    Thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người) của Tỉnh đạt mức cao so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và có nhịp tăng khá, từ 19,6 triệu đồng năm 2010 tăng lên 36 triệu đồng năm 2015 (bằng 79,9% bình quân cả nước) và đạt mức 56,2 triệu đồng/người năm 2020 (đứng thứ 4/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, bằng 87% bình quân của cả nước).

    senvangdata.com

    So với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, năm 2020, Tiền Giang xếp thứ 8/13 về tỷ lệ hộ nghèo trong khi Thu nhập bình quân/người của tỉnh lại xếp thứ 4/13 tỉnh trong vùng, như vậy tỷ lệ chênh lệch giàu – nghèo giữa các nhóm dân cư của tỉnh còn lớn.

    FDI nước ngoài 

    senvangdata.com

    Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong giai đoạn 2016- 2020, tỉnh thu hút được 43 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 832,1 triệu USD, có 47 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng đạt 335,8 triệu USD.

    Tổng nộp ngân sách giai đoạn 2016 – 2020 đạt 536,8 triệu USD, tăng 83,2% so với mục tiêu đề ra và gấp 3,2 lần so với thực hiện giai đoạn 2011 – 2015. Dự kiến đến cuối năm 2020 tạo việc làm cho 130 nghìn lao động, tăng 36,8% so với mục tiêu đề ra và tăng 71% so với giai đoạn 2011 – 2015.

    TÌNH TRẠNG QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP

    Quy hoạch sử dụng đất 

    senvangdata.com

    a) Đất nông nghiệp

    Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020, chỉ tiêu đất nông nghiệp là 182.570 ha. Kết quả thực hiện 190.268 ha, cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 7.698 ha, đạt 104,22%. Chi tiết các loại đất thuộc nhóm như sau:

    – Đất trồng lúa: chỉ tiêu được duyệt là 72.349 ha. Kết quả thực hiện 54.599 ha, thấp hơn 17.750 ha, đạt 75,47%. Trong đó: chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa nước được duyệt là 72.249 ha, kết quả thực hiện 54.599 ha, thấp hơn 17.750 ha, đạt 75,47%.

    – Đất trồng cây lâu năm: chỉ tiêu được duyệt là 87.590 ha. Kết quả thực hiện là 113.167 ha, cao hơn 25.577 ha, đạt 129,20%.

    – Đất rừng phòng hộ: chỉ tiêu được duyệt là 3.695 ha. Kết quả thực hiện là 1.389 ha, thấp hơn 2.306 ha, đạt 37,59%.

    – Đất rừng sản xuất: chỉ tiêu được duyệt là 900 ha. Kết quả thực hiện là 697 ha, thấp hơn 203 ha, đạt 77,47%. Nhìn chung, kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong nhóm đất nông nghiệp đạt vượt, với 1/4 chỉ tiêu đạt từ trên 129%; đạt khá 2/4 từ 75 – 77% và 1/4 chỉ tiêu đạt dưới 50%. Do đó, đã phản ánh khá toàn diện về thực trạng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

    b) Đất phi nông nghiệp

    Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp là 62.707 ha. Kết quả thực hiện 53.451 ha, thấp hơn chỉ tiêu được duyệt là 9.256 ha, đạt 85,24%. Trong đó:

    – Đất quốc phòng: chỉ tiêu được duyệt là 718 ha. Kết quả thực hiện 660 ha, thấp hơn 58 ha, đạt 91,85%.

    – Đất an ninh: chỉ tiêu được duyệt là 1.565 ha. Kết quả thực hiện 1.720 ha, cao hơn 155 ha, đạt 109,90%.

    – Đất khu công nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 2.083 ha. Kết quả thực hiện 815 ha, thấp hơn 1.268 ha, đạt 39,15%.

    – Đất cụm công nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 1.083 ha. Kết quả thực hiện 129 ha, thấp hơn 954 ha, đạt 11,88%.

    – Đất thương mại dịch vụ: chỉ tiêu được duyệt là 2.191 ha. Kết quả thực hiện 612 ha, thấp hơn 1.579 ha, đạt 27,92%.

    – Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 2.073 ha. Kết quả thực hiện 621 ha, thấp hơn 1.452 ha, đạt 29,94%.

    – Đất phát triển hạ tầng chỉ tiêu được duyệt là 23.168 ha. Kết quả thực hiện 10.725 ha, thấp hơn 12.443 ha, đạt 46,29%. Trong đó:

    + Đất giao thông: chỉ tiêu được duyệt là 10.125 ha. Kết quả thực hiện 8.753 ha, thấp hơn 1.372 ha, đạt 86,45%.

    + Đất thủy lợi: chỉ tiêu được duyệt là 9.914 ha. Kết quả thực hiện 154ha, thấp hơn 9.760 ha, đạt 1,56%. Chỉ tiêu đạt thấp nguyên nhân do có sự chênh lệch giữa 02 kỳ kiểm kê, thống kê đất đai.

    + Đất xây dựng cơ sở văn hóa: chỉ tiêu được duyệt là 141 ha. Kết quả thực hiện 78 ha, thấp hơn 63 ha, đạt 55,42%. Đạt thấp, là do chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư, nên chưa thực hiện được các công trình đã dự kiến trong quy kế hoạch.

    + Đất xây dựng cơ sở y tế: chỉ tiêu được duyệt là 92 ha. Kết quả thực hiện 84 ha, thấp hơn 8 ha, đạt 90,88%.

    + Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo: chỉ tiêu được duyệt là 716 ha. Kết quả thực hiện 455 ha, thấp hơn 261 ha, đạt 63,48%.

    + Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: chỉ tiêu được duyệt là 575 ha. Kết quả thực hiện 98 ha, thấp hơn 477 ha, đạt 16,98%. Đạt thấp, là do chưa bố trí được nguồn vốn đầu tư, nên chưa thực hiện được các công trình đã dự kiến trong quy kế hoạch.

    + Đất công trình năng lượng: chỉ tiêu được duyệt là 111 ha. Kết quả thực hiện 40 ha, cao hơn 71 ha, đạt 36,01%.

    + Đất công trình bưu chính viễn thông: chỉ tiêu được duyệt là 9 ha. Kết quả thực hiện 10 ha, cao hơn 1 ha, đạt 115,66%.

    + Đất cơ sở tôn giáo: chỉ tiêu được duyệt là 226 ha. Kết quả thực hiện 233 ha, cao hơn 7 ha, đạt 103,24%.

    + Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: chỉ tiêu được duyệt là 855 ha. Kết quả thực hiện 676 ha, thấp hơn 179 ha, đạt 79,05%.

    + Đất có di tích lịch sử – văn hóa: chỉ tiêu được duyệt là 69 ha. Kết quả thực hiện 42 ha, thấp hơn 27 ha, đạt 61,34%.

    + Đất bãi thải, xử lý chất thải: chỉ tiêu được duyệt là 226 ha. Kết quả thực hiện 32 ha, thấp hơn 194 ha, đạt 14,18%.

    – Đất ở tại nông thôn: chỉ tiêu được duyệt là 10.275 ha. Kết quả thực hiện 9.839 ha, thấp hơn 436 ha, đạt 95,76%.

    – Đất ở tại đô thị: chỉ tiêu được duyệt là 1.250 ha. Kết quả thực hiện 1.045 ha, thấp hơn 205 ha, đạt 83,60%. Trong thời gian qua năng lực tài chính của các chủ đầu tư còn hạn chế nên không triển khai dự án hoặc chưa kêu gọi được nhà đầu tư do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoặc giá đất tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng do tình trạng cung vượt cầu, nhất là giai đoạn 2014-2019, nên chưa thực hiện được các công trình đã dự kiến trong kỳ quy hoạch.

    – Đất xây dựng trụ sở cơ quan: chỉ tiêu được duyệt là 263 ha. Kết quả thực hiện 243 ha, thấp hơn 20 ha, đạt 92,27%.

    – Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: chỉ tiêu được duyệt là 6 ha. Kết quả thực hiện 6 ha, đạt 100%.

    c) Đất chưa sử dụng

    Theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020, chỉ tiêu đất chưa sử dụng còn lại là 5.784 ha. Kết quả thực hiện còn lại là 11.916 ha, cao hơn chỉ tiêu được duyệt là 6.132 ha, đạt 206,02%. Đạt vượt, nguyên nhân trong giai đoạn 2010-2020 chưa chuyển đổi được sang nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp như quy hoạch đã đề ra.

    Quy hoạch hạ tầng giao thông 

    Đường bộ

    senvangdata.com

    – Cao tốc: 03 tuyến với tổng chiều dài qua địa bàn khoảng 95,236 km (tăng 32,73km). Trong đó, có 01 tuyến đang khai thác là cao tốc TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận và 02 tuyến cao tốc xây dựng mới (TP. Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre

    senvangdata.com

    – Trà Vinh – Sóc Trăng (CT.33) hướng tuyến nằm về phía Đông kênh Chợ Gạo, quy mô 4 làn xe và tuyến Hồng Ngự (Đồng Tháp) – Trà Vinh (CT36) ưu tiên xây dựng đoạn tuyến cao tốc An Hữu (Tiền Giang) – Cao Lãnh (Đồng Tháp) quy mô 4 làn xe trước năm 2030). Nâng cấp đoạn tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận; trong đó đoạn TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương đạt quy mô 8 làn xe và đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận đạt 6 làn xe. Quốc lộ: 08 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh khoảng 231,7km (tăng 82,7km). Trong đó, duy trì 04 tuyến hiện hữu (QL.1 và tuyến tránh QL.1; QL.30; QL50; QL.60), quy hoạch mới 04 tuyến (03 tuyến nâng cấp từ đường địa phương là các quốc lộ: QL.30B nâng cấp từ ĐT.865 (Điểm đầu: Ranh tỉnh Long An – Điểm cuối: Cầu Bằng Lăng); QL.30C: Tiền Giang – Long An- Đồng Tháp nâng cấp từ ĐT.868 (Điểm đầu: Giao QL1 tại thị xã Cai Lậy – Điểm cuối: cầu Hai Hạt, giáp ranh tỉnh Long An); QL62: Tiền Giang – Long An nâng cấp từ ĐH.18, huyện Gò Công Tây (Điểm đầu: Ranh tỉnh Long An (bến đò Chợ Dinh) – Điểm cuối: Giao QL.50 tại ngã ba Hòa Đồng – thị trấn Vĩnh Bình), và 01 tuyến xây dựng mới QL.50B tăng cường kết nối với TP. Hồ Chí Minh: trục động lực kết nối giữa Tiền Giang – Long An – TP. HCM). Bổ sung quy hoạch QL.30C từ việc nâng cấp đối với đoạn còn lại của ĐT.868 từ QL1 đến Bến đò Thủy Tây (sông Tiền) thuộc xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy giáp với tỉnh Bến Tre và đầu tư xây dựng cầu qua sông Tiền (cầu Rạch Miễu 3) kết nối đến QL.57 thuộc địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, Quy hoạch tuyến đường bộ ven biển điểm đầu giao ĐT.871B tại xã Gia Thuận, điểm cuối ranh tỉnh Bến Tre chiều dài khoảng 26,6km. Sau năm 2030, nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu bắc qua sông Soài Rạp kết nối huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

    Đường thủy

    senvangdata.com

    – Tuyến đường thủy nội địa: tiếp tục duy trì, nâng cấp 05 tuyến ĐTNĐ quốc gia qua địa bàn tỉnh và 107 tuyến ĐTNĐ địa phương. Mở rộng, nạo vét, cải tạo, chỉnh trị luồng, nâng cấp các tuyến có lưu lượng phương tiện lớn như kênh 28, kênh Tháp Mười số 2, kênh Xáng Long Định. Hoàn thành nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2. Đối với các tuyến ĐTNĐ do tỉnh quản lý, quy hoạch giữ ổn định danh mục đường thủy do cấp tỉnh quản lý, rà soát điều chỉnh giảm cấp hạng các tuyến sông kênh không có nhu cầu giao thông thủy nhằm giảm độ tĩnh không quy định theo phân cấp sông kênh để giảm kinh phí đầu tư xây dựng công trình liên quan như cầu, cống, đường điện… và công bố danh mục theo Quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

    Dự án trọng điểm

    senvangdata.com

    QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TIỀN GIANG 

    senvangdata.com

    Danh sách các khu công nghiệp đang hoạt động tại Tiền Giang

    Hiện nay, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 khu công nghiệp với diện tích trên 2 ngàn ha. Trong đó đã có 4 khu đi vào hoạt động với diện tích trên 1 nghìn ha và có tới 3 khu đạt tỷ lệ lấp đầy trên 71%. Danh sách những khu công nghiệp đang hoạt động và quy hoạch mới tại Hải Phòng Danh sách Khu, Cụm công nghiệp tại Kon Tum đang hoạt động và thành lập mới

    1. Khu công nghiệp Mỹ Tho

    Khu công nghiệp Mỹ Tho được thành lập theo quyết định số 782/TTG ngày 20/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 79,14 ha. Được xây dựng thuộc hai xã: xã Trung An (Thành phố Mỹ Tho) và xã Bình Đức (huyện Châu Thành) nằm dọc theo sông Tiền cách trung tâm Thành phố Mỹ Tho 3km về phía Tây. KCN Mỹ Tho nằm dọc sông Tiền và đường tỉnh 864, với chiều dài khoảng 2,4 km, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 3km về hướng Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 72 km về hướng Tây Nam, cách Quốc lộ 1A 4 km về hướng Nam.

    senvangdata.com

    Chủ đầu tư: Công ty Phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp Tiền Giang

    Tình trạng: Đã lắp đầy.

    Địa chỉ: Đường số 4, cụm CN Trung An, xã Trung An, Tp.Mỹ Tho

    Tổng vốn đầu tư: 176,058 tỷ đồng

    Diện tích: 79,14 ha

    Địa điểm: nằm dọc sông Tiền và đường tỉnh 864, với chiều dài khoảng 2,4 km, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 3 km về hướng Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 72 km về hướng Tây Nam, cách Quốc lộ 1A 4 km về hướng Nam.

    Số doanh nghiệp hoạt động: 28, trong đó có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút trên 8.000 lao động.

    Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Chế biến thức ăn gia súc; Chế biến thủy, hải sản xuất khẩu; Sản xuất bao bì PP; Chế biến nông sản; Dịch vụ kho lạnh; Sản xuất kinh doanh, gia công hàng may mặc; Sản xuất bánh tráng; các loại nước giải khát; Sản xuất bê tông thương phẩm; Đóng sửa các phương tiện thuỷ.

    2. Khu công nghiệp Tân Hương

    Khu công nghiệp( KCN) Tân Hương được thành lập theo quyết định số 1517/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 26 tháng 09 năm 2006, quy mô 197,33 ha. KCN Tân Hương nằm gần đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, cách trung tâm Tp.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Hiệp Phước khoảng 50 km, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 15 km.

    senvangdata.com

    Vị trí: tại xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

    Chủ đầu tư KCN Tân Hương: Công ty TNHH Nhựt Thành Tân

    Diện tích: 197,33 ha

    Dự án khu công nghiệp Tân Hương được chia thành 02 giai đoạn thi công: giai đoạn I gồm 138ha và giai đoạn II gồm 59,33ha.

    Công chính của Khu công nghiệp Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

    Công chính của Khu công nghiệp Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

    3. Khu công nghiệp Long Giang

    Khu công nghiệp Long Giang (LJIP) được thành lập vào 26/11/2007 – Giấy chứng nhận đầu tư số 532043000007 do Ban quản lý các KCN Tiền Giang  cấp. Nằm sát đường Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương với thời hạn dự án là 50 năm.

    Vị trí  tại xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

    Diện tích: 540 ha

    Ngành nghề thu hút đầu tư: Khu công nghiệp Long Giang mời gọi tất cả các ngành nghề sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.

    Với khoảng cách khoảng 50 km đến nội thành Tp. Hồ Chí Minh, cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước, và khoảng 35 km đến cảng Bourbon, việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ Khu công nghiệp Long Giang trở lên rất thuận lợi và nhánh chóng, đặc biệt là từ khi tuyến đường cao tốc mới xây dựng Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương được đưa vào vận hành.

    4. Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp

    Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang có diện tích trên 285 ha, nằm trên địa bàn các xã Gia Thuận, Vàm Láng thuộc địa bàn huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có vị trí rất thuận tiện trong việc phát triển nền kinh tế biển và đặc biệt cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.

    Trước đây, Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp diện tích 285 ha, Chủ đầu tư là Tập đoàn Vinashin. Khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi tên và công năng Khu công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp thành Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp với công năng là Khu công nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành dầu khí tại văn bản số 1983/TTg-KTN ngày 01/11/2010 và được UBND tỉnh cấp quyết định thành lập Khu công nghiệp vào năm 2011 do Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp lắp đầy 13,08% diện tích đất công nghiệp với 01 dự án, vốn đầu tư đăng ký 2.175,595 tỷ đồng, ngành nghề chế tạo các loại ống thép hàn thẳng.

    Danh sách khu công nghiệp được quy hoạch mới tại Tiền Giang

    Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, dự kiến đến cuối năm 2021, Ban Quản lý cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 03 dự án (KCN: 01 dự án, CCN: 02 dự án). Các khu công nghiệp được quy hoạch mới tại tỉnh Tiền Giang tập trung tại khu vực Nam Tân Phước với tổng quy mô diện tích là 4.082,7 ha. Quy mô quy hoạch công nghiệp khoảng 1.627,57 ha. Dự kiến bố trí 03 khu công nghiệp tập trung, trong đó có 1 khu đã có chủ đầu tư là Công ty TNHH phát triển Khu công nghiệp Long Giang. Địa điểm ở huyện Tân Phước, được bố trí tại các xã: Tân Lập 1, Tân Lập 2, Phước Lập, Tân Hòa Thành.

    Danh sách các Cụm công nghiệp tại tỉnh Tiền Giang

    Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện nay có các cụ công nghiệp đang hoạt động như sau:

    1. Cụm công nghiệp Trung An – Diện tích : 1.627,57 ha – Địa chỉ: xã Trung An, TP. Mỹ Tho

    senvangdata.com

    2. Cụm công nghiệp An Thạnh tại xã Đông Hoà Hiệp là cụm công nghiệp chuyên về chế biến nông sản, hiện nay đang có 30 doanh nghiệp đầu tư tại cụm công nghiệp này.

    3. Cụm công nghiệp Song Thuận – tại xã Đông Hòa và xã Song Thuận huyện Châu Thành

    senvangdata.com

    4. Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh

    senvangdata.com

    Địa chỉ: 36, Hùng Vương, Phường 7, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang

    Diện tích: 23,571 ha

    5- Cụm công nghiệp Gia Thuận 1

    senvangdata.com

    Cùng với các KCN, Tiền Giang quy hoạch 27 CCN với diện tích 1.007,3 ha, gồm:

    Có 05 CCN đang hoạt động với tổng diện tích 158,93 ha gồm: (CCN Trung An, Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Song Thuận, Gia Thuận 1)

    Có 05 CCN đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích 233,9 ha;

    Có 17 CCN với tổng diện tích 614 ha đang được rà soát để lập thủ tục mời gọi đầu tư hoặc đề xuất thay đổi về vị trí.

    Để đón làn sóng đầu tư sau dịch Covid-19, năm 2022, Tiền Giang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng các KCN, CCN, tạo điều kiện thuận lợi, cần thiết để thu hút lấp đầy diện tích các KCN đang hoạt động hoặc đã triển khai xây dựng hạ tầng ở giai đoạn trước và đầu tư mở rộng diện tích khi có nhu cầu; Tăng cường công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư vào các KCN, CCN để lắp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuêp; Thực hiện tốt công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, chính sách đất đai,… nhằm tạo mặt bằng sản xuất công nghiệp.

    Mục tiêu của tỉnh trong năm 2022 vẫn là thu hút các dự án lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản, công nghiệp công nghệ cao ít thâm dụng lao động, giảm tỷ lệ các dự án gia công, ít ảnh hưởng đến môi trường; mời gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao; Tập trung mời gọi đầu tư từ các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

    XEM THÊM:

    |QUY HOẠCH VÙNG TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050|

    |KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025: NÂNG TẦM AN CƯ – LẠC NGHIỆP|

    |TÓM TẮT QUY HOẠCH DU LỊCH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050|

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : kênh đầu tư sen vàng, khóa học bất động sản, tin tức vùng tỉnh, quy hoạch khu công nghiệp, khu công nghiệp, tỉnh Tiền Giang, cụm công nghiệp, phát triển vùng, hội thảo bất động sản trong thời kỳ chuyển đổi số, dịch vụ tư vấn, bất động sản đô thị, xu hướng BĐS, dịch vụ tư vấn bất động sản, báo cáo quy hoạch, senvangdata, tóm tắt quy hoạch,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!