Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được định hướng đồng bộ với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, Chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững, cùng các quy hoạch tổng thể quốc gia, vùng và ngành. Với vị thế là cửa ngõ chiến lược của khu vực Đông Nam Bộ, Đồng Nai đặt mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, kết nối hiệu quả giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế – xã hội.
Quy hoạch này không chỉ tận dụng tối đa lợi thế về hạ tầng và vị trí địa lý, mà còn hướng tới phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, logistics, du lịch, giáo dục – đào tạo và nông nghiệp. Đồng Nai kỳ vọng sẽ trở thành địa phương phát triển thịnh vượng, giữ vững vai trò dẫn đầu trong đóng góp kinh tế và ngân sách cho quốc gia.
Hình ảnh Đồng Nai
Tổng quan về tỉnh Đồng Nai
Vị trí địa lý.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí chiến lược kết nối Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên. Tỉnh giữ vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là “cầu nối” kinh tế, văn hóa và giao thương giữa các vùng miền.
Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm 9 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú) cùng hai thành phố Biên Hòa và Long Khánh. Với tổng diện tích tự nhiên 5.863,62 km², tỉnh chiếm 1,76% diện tích cả nước và 25,5% diện tích vùng Đông Nam Bộ. Dân số bình quân khoảng 3,2 triệu người, mật độ dân số trung bình đạt 531 người/km².
Đồng Nai đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong kết nối nội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo trục giao thương thông suốt giữa Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và đồng bộ, trong đó vận tải đường bộ chiếm ưu thế trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Ngoài các tuyến quốc lộ huyết mạch như QL1, QL1K, QL20, QL51, QL56 và các tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết, Đồng Nai còn sở hữu 24 tuyến đường tỉnh và 223 tuyến đường huyện. Hệ thống giao thông này giúp tạo mạng lưới liên kết chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và lưu thông của người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong vùng.
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Đồng Nai
Theo Sở Xây dựng, tính đến hết năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn Đồng Nai đạt hơn 45%. Hiện tại, Đồng Nai có tổng số 11 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Trong các đô thị, có 2 thành phố, còn lại là các thị trấn.
Dân cư của tỉnh phân bố không đều, tập trung đông ở TP. Biên Hoà với mật độ cao. Huyện Cẩm Mỹ có dân số thấp nhất và Huyện Vĩnh Cửu có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh.
Tỷ lệ dân cư ở thành thị và nông thôn tương đối đồng đều, tuy nhiên, tỷ lệ dân cư ở nông thôn nhiều hơn tỷ lệ dân cư thành thị hơn 11%. Trong đó, Đồng Nai có tỷ lệ dân cư thành thị đứng thứ 3/6 tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.
Năm 2024, kinh tế Đồng Nai tiếp tục ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ với tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 260.229,4 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 8,02% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này không chỉ vượt xa mục tiêu Nghị quyết đề ra (tăng từ 6,5-7%) mà còn cao hơn đáng kể so với mức tăng 5,41% của năm 2023.
Tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê Đồng Nai).
Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2024 có sự phân bổ hợp lý giữa các ngành, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 9,39%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 58,62% (riêng ngành công nghiệp đóng góp 54,36%), khu vực dịch vụ chiếm 24,85%, còn lại thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,15%. GRDP bình quân đầu người năm 2024 đạt mức ấn tượng 148,94 triệu đồng/người, khẳng định sự gia tăng thu nhập và chất lượng sống của người dân.
Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai
Ngành công nghiệp tiếp tục đóng vai trò động lực trong nền kinh tế khi chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng 8,15% so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành khai khoáng tăng 4,82%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,27%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 6,18%, trong khi lĩnh vực cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước ghi nhận mức tăng 8,31%.
Ngành xây dựng cũng ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 83.262,8 tỷ đồng, tăng trưởng 17,96% so với năm trước. Sự khởi sắc này chủ yếu nhờ vào hàng loạt dự án trọng điểm được triển khai, nổi bật là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay Long Thành, các khu tái định cư, khu nhà ở liên hợp và các trung tâm thương mại tổng hợp.
Trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 50.552,1 tỷ đồng, tăng trưởng 3,53% so với cùng kỳ, thể hiện sự ổn định và phát triển bền vững của ngành nông nghiệp địa phương.
Hoạt động thương mại dịch vụ cũng có những tín hiệu tích cực khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 298.556 tỷ đồng, tăng 13,04% so với năm 2023. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2024 tăng 3,01%, chỉ số giá vàng tăng mạnh 32,47%, trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,49%.
Hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận nhiều điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 23.950 triệu USD, tăng trưởng 10,75%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có mức tăng trưởng cao như hạt điều tăng 39,51%, cà phê tăng 33,13%, hạt tiêu tăng 37,38%, sản phẩm gỗ tăng 16,1%, hàng dệt may tăng 12,71%, giày dép tăng 7,06%, máy vi tính tăng 10,3%, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng tăng 9,27%, xơ sợi dệt các loại tăng 7,36%.
Xuất nhập khẩu Đồng Nai ước đạt 23.950 triệu USD năm 2024
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu năm 2024 đạt 17.226,6 triệu USD, tăng 10,54% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chính cũng ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, bao gồm chất dẻo nguyên liệu tăng 13,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 18%, xơ sợi dệt tăng 17,6%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 19,4%, máy vi tính và linh kiện điện tử tăng 29,1%, máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác tăng 18,5%.
Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Đồng Nai
Vốn đầu tư thực hiện năm 2024 ước đạt 133.935 tỷ đồng, tăng 21,86% so với năm trước. Nguyên nhân chính đến từ sự phục hồi đáng kể của nền kinh tế, điều kiện sản xuất kinh doanh thuận lợi giúp các doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng nhà xưởng, đầu tư tài sản cố định. Đặc biệt, các dự án quốc gia quy mô lớn như sân bay Long Thành đang tiếp tục được triển khai, tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng đầu tư.
Đồng Nai cũng đạt được những kết quả tích cực trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đạt khoảng 1.479,61 triệu USD vào ngày 20/12/2024, tăng 27,52% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đạt khoảng 142.372 tỷ đồng, gấp 11,5 lần so với cùng kỳ.
Kết thúc 11 tháng của năm 2024, thu hút FDI vào Đồng Nai đạt 1,67 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước.
Trong năm 2024, Đồng Nai ghi nhận 4.624 doanh nghiệp mới được thành lập, tăng 14,1% so với năm trước, với tổng vốn đăng ký đạt 59.405 tỷ đồng, tăng mạnh 86,5%. Tuy nhiên, cũng có 714 doanh nghiệp giải thể, tăng 23,7% so với cùng kỳ, phản ánh tính cạnh tranh và sàng lọc trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Nhìn chung, kinh tế Đồng Nai năm 2024 đã đạt được những kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững và toàn diện trong những năm tiếp theo.
Tình hình hệ thống giao thông tỉnh Đồng Nai
Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống đường quốc gia qua Đồng Nai gồm QL.1, QL.1K, QL.20, QL.51, QL.56 và cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đóng vai trò quan trọng trong kết nối liên vùng và thúc đẩy kinh tế.
Ngoài ra, tỉnh có 25 tuyến đường tỉnh và 269 tuyến đường huyện, tạo thành mạng lưới giao thông nhánh, kết nối với quốc lộ theo dạng xương cá, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Mạng lưới đường bộ cơ bản đã bao phủ rộng khắp, song vẫn còn một số tuyến đường đất, đặc biệt vào mùa mưa dễ ngập nước và trơn trượt, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Hệ thống quốc lộ
Quốc lộ 1: Quốc lộ 1 đóng vai trò huyết mạch trong kết nối giao thông giữa các tỉnh phía Nam và khu vực miền Trung, đoạn qua Đồng Nai có chiều dài 114 km, được chia thành hai phân đoạn chính:
-Đoạn 1 (Từ ranh Bình Thuận đến Ngã tư Vũng Tàu): Dài 101,8 km, mặt đường bê tông nhựa với nền rộng 20,5 m, được trang bị giải phân cách cứng nhằm đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao hiệu suất lưu thông.
-Đoạn 2 (Đường Võ Nguyên Giáp): Dài 12,2 km, quy mô 6 làn xe, mặt đường bê tông nhựa, lộ giới rộng đến 77 m. Đoạn đường này có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối trực tiếp với các khu vực công nghiệp và cảng biển lớn.
Quốc lộ 1K: Là tuyến đường ngắn nhưng có vai trò chiến lược, nối Đồng Nai với Bình Dương và TP.HCM. Đoạn qua Đồng Nai dài 5,6 km, gồm:
-Đoạn 1: Dài 2,6 km, mặt đường đô thị, thiết kế 6 làn xe (3 làn cơ giới mỗi bên), đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa và hành khách.
-Đoạn 2: Dài 3 km, mặt đường bê tông nhựa, quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 23 m, đảm bảo an toàn và thông thoáng trong vận tải.
Hệ thống đường tỉnh
Đồng Nai hiện sở hữu mạng lưới đường tỉnh dày đặc với tổng cộng 24 tuyến, tổng chiều dài lên đến 498,72 km, toàn bộ mặt đường đều được trải nhựa, đáp ứng tốt nhu cầu kết nối nội tỉnh và liên vùng.
Một số tuyến đường tỉnh nổi bật:
-Đường tỉnh 761:
Tuyến đường dài 37,3 km, bắt đầu từ giao ĐT.767 và kết thúc tại xã Phú Lý. Đây là tuyến giao thông quan trọng, kết nối các khu vực nông thôn với đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
-Đường tỉnh 762:
Dài 20,5 km, mặt đường bê tông nhựa rộng 6 m. Tuyến đường này đóng vai trò trong việc hỗ trợ vận tải hàng hóa từ các khu công nghiệp đến các trung tâm logistic trong khu vực.
-Đường tỉnh 763:
Với chiều dài 29,4 km, mặt đường bê tông nhựa rộng 6 m, đường tỉnh 763 giúp kết nối các huyện miền núi và vùng sâu với trung tâm thành phố Biên Hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế vùng.
-Đường tỉnh 765:
Tuyến đường dài 28,3 km, được chia thành 3 đoạn chính. Mặt đường bê tông nhựa, chất lượng từ tốt đến trung bình, phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
-Đường tỉnh 766:
Dài 12,8 km, mặt đường bê tông nhựa rộng từ 11-12 m, đảm bảo chất lượng tốt, giúp tăng cường kết nối giữa các khu dân cư và khu công nghiệp.
-Đường tỉnh 767:
Với tổng chiều dài 24,12 km, được chia thành 5 đoạn, mặt đường rộng từ 6-21 m, đây là tuyến giao thông quan trọng giúp giảm tải cho các tuyến quốc lộ và hỗ trợ phát triển các khu đô thị vệ tinh.
-Đường tỉnh 768:
Tuyến đường này dài 37,3 km, mặt đường rộng 7 m, đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối các vùng sản xuất nông nghiệp với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
-Đường tỉnh 769:
Dài 42,16 km, gồm 3 đoạn chính, mặt đường bê tông nhựa rộng 11 m, chất lượng tốt. Đây là tuyến đường quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa từ các khu công nghiệp đến các cảng lớn của khu vực.
Mạng lưới giao thông đường thủy
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, sở hữu hệ thống sông, hồ, kênh rạch phong phú. Địa hình bán sơn địa giúp tạo ra sự đa dạng về thủy văn, đặc biệt trên đoạn sông Đồng Nai từ ngã ba sông Bé trở xuống và các sông ở đồng bằng.
Phần lớn các tuyến sông của tỉnh có thượng nguồn bắt nguồn từ các vùng núi cao như sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, sông Ray,… với địa hình gềnh đá, thác lớn, dòng chảy xiết nên không phù hợp khai thác vận tải. Tuy nhiên, lòng hồ Trị An, đoạn hạ lưu sông Đồng Nai và các nhánh sông lại có tiềm năng phát triển giao thông đường thủy.
Hệ thống đường thủy của tỉnh có tổng chiều dài 2.642,7 km, gồm:
Ngoài ra, có 2 tuyến chuyển đổi luồng đường thủy nội địa quốc gia thành địa phương, gồm tuyến hồ Trị An (40 km) và tuyến sông Đồng Nai (nhánh cù lao Ông Cồn, 1 km)
Mạng lưới giao thông đường sắt
Hệ thống đường sắt tại tỉnh Đồng Nai
Tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Đồng Nai dài 87,5 km với 8 ga: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Long Khánh, Dầu Giây, Trảng Bom, Hố Nai và Biên Hòa (ga chính: Biên Hòa, Long Khánh).
Tuyến sử dụng tín hiệu bán tự động, kết nối Đồng Nai với các tỉnh phía Bắc và TP.HCM. Hai cầu lớn trên tuyến là cầu Rạch Cát (124 m) và cầu Đồng Nai lớn (239 m).
Hệ thống đường đơn, khổ 1 m, đã hơn 100 năm, thiết bị cũ, tốc độ thấp, nhiều giao cắt đường bộ qua đô thị, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
4.Hiện trạng giao thông hàng không
Sân bay Biên Hòa
Nằm trên địa bàn TP. Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu, sân bay Biên Hòa là sân bay quân sự xây dựng trước năm 1975. Hiện sân bay không phục vụ vận tải dân dụng, giao thông vào sân bay mang tính độc đạo. Sân bay có 2 đường băng, mỗi đường dài 3.053 m.
Sân bay Nước Trong (Long Thành)
Là sân bay dự trữ quân sự với 1 đường băng dài 1.500 m, hiện đã ngừng hoạt động.
III. Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 hướng tới xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững và đảm bảo an ninh – quốc phòng.
Ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm kết nối nội tỉnh với quốc lộ, tập trung vào các tuyến giao thông phục vụ hiệu quả vận chuyển hàng hóa, hành khách, thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa, du lịch và xây dựng nông thôn mới.
Định hướng phát triển giao thông đường bộ trở thành phương thức vận tải chủ đạo, kết nối thuận tiện với đường sắt, đường thủy và hàng không. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa Đồng Nai với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ và các địa phương lân cận, từng bước giải quyết các điểm nghẽn hạ tầng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho tỉnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Đường bộ
Hệ thống quốc lộ: Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải đầu tư đồng bộ các trục quốc lộ, đảm bảo kết nối liên vùng hiệu quả.
Hệ thống đường tỉnh: Phát triển các tuyến đường tỉnh theo trục Bắc – Nam và Đông – Tây, tạo mạng lưới giao thông liên hoàn kết nối nội tỉnh và quốc lộ. Đến năm 2030, các tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, mở rộng từ 2-4 làn xe (lộ giới 45-52m), trục chính đạt 4-8 làn xe (lộ giới 60-80m). Các tuyến qua đô thị đầu tư theo quy hoạch đô thị.
Hệ thống giao thông đô thị: Ưu tiên các tuyến tránh đô thị và đường kết nối, tập trung đầu tư vào những tuyến quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Hệ thống đường huyện: Đảm bảo kết nối giao thông tỉnh, quốc lộ với địa phương, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030, 100% đường huyện được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V, lộ giới 32m, một số tuyến quan trọng mở rộng đến 6 làn xe, lộ giới 45m.
Kết cấu hạ tầng: Mặt đường bê tông nhựa, hệ thống cầu tải trọng HL93, bề rộng cầu đồng bộ mặt đường.
Bến xe: Nâng cấp và xây mới bến xe, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo đầy đủ các phân khu chức năng theo quy định.
6.Công trình phục vụ vận tải: Nâng cấp và xây mới các điểm tập kết, trung tâm điều phối và trung chuyển, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện bảo dưỡng phương tiện và kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải.
Định hướng phát triển hành lang vận tải kết nối liên vùng
– Cao tốc Bắc-Nam phía Đông (CT.01): Qua Đồng Nai với các đoạn:
– Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (CT.27): Dài 220 km (60 km qua Đồng Nai), 4 làn xe.
– Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (CT.28): Dài 54 km (34,6 km qua Đồng Nai).
– Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (CT.29): Dài 30 km qua Đồng Nai.
– Vành đai 3 (CT.40): Dài 92 km (11,26 km qua Đồng Nai), 8 làn xe, tốc độ 100 km/h.
– Vành đai 4 (CT.41): Dài 199 km (45 km qua Đồng Nai), 8 làn xe, tốc độ 60-80 km/h.
Bản đồ quy hoạch giao thông đường vành đai tỉnh Đồng Nai
2.Đường tỉnh
– Đến năm 2030, quy hoạch nâng cấp và mở mới các tuyến đường đạt từ 02 – 06 làn xe, lộ giới 45m. Các tuyến chính phục vụ sân bay và đô thị sẽ mở rộng lên 04 – 08 làn xe, lộ giới 60 – 80m.
– Đoạn qua đô thị đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã phê duyệt.
– Mở mới một số tuyến kết nối các huyện, tăng cường kết nối với sân bay quốc tế Long Thành.
Đối với các tuyến hiện hữu
– ĐT.761: Dài 37,3 km, quy hoạch 02 làn xe, bàn giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai sau khi hoàn thành tuyến Ven hồ Trị An.
– ĐT.762: Dài 20,5 km, đạt 04 – 06 làn xe, 10,2 km trùng với QL.56B.
– ĐT.763: Dài 29,4 km, quy mô 04 – 06 làn xe.
– ĐT.764: Dài 18,7 km, quy mô 04 – 06 làn xe, kết nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– ĐT.765: Dài 28,3 km, quy mô 04 – 06 làn xe, nối với cầu Gia Hoét.
– ĐT.766: Dài 15 km, gồm 11,8 km hiện hữu và 3,2 km mở mới tránh thị trấn Gia Ray, đạt 04 – 06 làn xe.
– ĐT.767: Dài 24,12 km, quy hoạch 04 – 06 làn xe, các đoạn qua đô thị đầu tư theo quy hoạch đã duyệt.
– ĐT.768: Dài khoảng 37 km, đạt 04 làn xe, nâng cấp kết nối sân bay Biên Hòa với Bình Dương.
– ĐT.769: Dài khoảng 30,8 km, đạt 06 – 08 làn xe, đoạn từ nghĩa trang Bình An đến Đội 3 (Nông trường Long Thành) bàn giao cho huyện quản lý.
– ĐT.769B: Dài khoảng 29,4 km, đi qua thị trấn Long Thành và đô thị Nhơn Trạch.
– ĐT.769C (25B): Dài 14,9 km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị.
– Định hướng đến năm 2050 tất cả các tuyến đường huyện đạt cấp IV, mặt đường tối thiểu 2-4 làn xe cơ giới. Từ nay đến năm 2030, các tuyến sẽ được đầu tư nâng cấp mặt đường tối thiểu 2 làn xe, lộ giới 32m. Một số tuyến quan trọng sẽ được nâng cấp đạt 04-06 làn xe, lộ giới khoảng 45m.
– Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
Phát triển GTNT theo giai đoạn, xác định ưu tiên đầu tư phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, khuyến khích người dân tham gia xây dựng và quản lý đường. Tổ chức các loại hình vận tải phù hợp với địa phương, hướng tới tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI theo TCVN 10380:2014, và khuyến khích xây dựng đường cao cấp hơn ở các xã có điều kiện.
Dựa trên hiện trạng hạ tầng giao thông và sử dụng đất tại TP. Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai, đề xuất hai phương án:
Cao độ đường ray trên cao khoảng +5.00m so với mặt đường hiện hữu. Độ dốc tối đa trên tuyến chính là 35‰, có thể tăng lên 45‰ ở những đoạn khó khăn hoặc đoạn tàu lưu đậu không chở khách.
Vị trí đầu cuối cần đặt tại các khu vực thu hút khách cao, kết nối thuận tiện với các phương tiện khác như xe buýt, metro… Có hai phương án:
Nhà ga đặt tại các khu dân cư đông đúc, gần trung tâm, chợ, trường học, khu công nghiệp… đảm bảo tiếp cận thuận tiện. Khoảng cách giữa các ga:
6.Phương Án Phát Triển Cảng Hàng Không
Cảng hàng không quốc tế Long Thành: Đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO, đang trong giai đoạn triển khai.
Sân bay lưỡng dụng Biên Hòa: Tận dụng sân bay quân sự hiện có tại phường Tân Phong, TP. Biên Hòa, đầu tư thêm nhà ga phục vụ hành khách, dự kiến hoạt động trước năm 2030.
Phối cảnh sân bay Biên Hòa
Sân bay thủy phi cơ:
Kết luận
Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng sống của người dân. Với chiến lược đầu tư đồng bộ vào hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy, Đồng Nai hướng tới trở thành trung tâm kết nối quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Việc hoàn thiện các tuyến cao tốc, nâng cấp hệ thống quốc lộ, phát triển sân bay quốc tế Long Thành và các cảng logistics hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và du lịch. Đồng Nai không chỉ củng cố vai trò là đầu mối giao thương mà còn mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư, tạo đà phát triển bền vững và nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực và cả nước.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Tóm tắt quy hoạch du lịch Tỉnh Đồng Nai giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com |
![]() |
Xem thêm các bài viết về tỉnh Đồng Nai:
Tóm tắt quy hoạch và tiềm năng phát triển BĐS tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050
______________
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van
Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/
Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/
TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup
Hotline liên hệ: 0948.48.48.59
Email: info@senvanggroup.com
————————————————————————–
© Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng
© Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup
#senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,
#công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án
#R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản
#phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản
#tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP