Tóm tắt quy hoạch Du lịch tỉnh Đồng Nai Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 30 Tháng sáu, 2024
  • Đồng Nai, một tỉnh nằm ở phía Nam Việt Nam, nổi tiếng với thiên nhiên phong phú và di sản văn hóa đa dạng, đang từng bước khẳng định mình như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Trong bối cảnh phát triển bền vững, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng một quy hoạch du lịch chi tiết cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này không chỉ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mà còn hướng đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và tự nhiên độc đáo của tỉnh. Sen Vàng Group sẽ tóm tắt những điểm nổi bật trong quy hoạch du lịch Đồng Nai, mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong những thập kỷ tới.

    GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG NAI

    Tỉnh Đồng Nai nằm tại vùng cửa ngõ đi vào khu kinh tế trọng điểm Nam Bộ – vùng kinh tế năng động phát triển nhất cả nước. Đây là cánh tay nối dài của Đông Nam Bộ tới các tỉnh duyên hải phía Nam và vùng Tây Nguyên. Về tiếp giáp:

    • Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
    • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
    • Phái Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước;
    • Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh (thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh 30km)

    Về đơn vị hành chính, tỉnh có tất cả 11 đơn vị bao gồm 2 thành phố trực thuộc là thành phố Biên Hòa và Long Khánh cùng với 9 huyện (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch). Tổng diện tích là 5,907.2 km2.

    Không chỉ có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế công nghiệp trọng điểm bền vững, mà tỉnh Đồng Nai còn có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên tương đối bằng phẳng. Đồng thời khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa, nhiều cảnh quản đẹp, các khu du lịch sinh thái và các di tích với bề dày lịch sử văn hóa. Đó là những lợi thế cho phát triển ngành du lịch của tỉnh.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    5 TIÊU CHÍ NỔI BẬT THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG NAI

    Tỷ lệ đô thị hoá:

    Theo Sở Xây dựng, tính đến hết năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn Đồng Nai đạt hơn 45%. Hiện tại, Đồng Nai có tổng số 11 đô thị, trong đó 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 7 đô thị loại V. Trong các đô thị, có 2 thành phố, còn lại là các thị trấn.

    Mục tiêu đề ra, đến năm 2025, sẽ có 2 đô thị được nâng cấp từ loại IV lên loại III là thị trấn Long Thành và thị trấn Trảng Bom. 1 đô thị nâng từ loại V lên loại III là thị trấn Hiệp Phước thuộc đô thị mới Nhơn Trạch. 5 đô thị loại V được nâng cấp lên loại IV là các thị trấn: Tân Phú, Định Quán, Gia Ray, Vĩnh An và Dầu Giây.

    Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển thêm 6 đô thị mới để nâng tổng số các đô thị trên địa bàn tỉnh đạt 17 đô thị. Các đô thị mới được hình thành là: Bình Sơn, Phước Thái, Thạnh Phú, Phú Lý, Phú Túc, La Ngà.

    PCI

    Chỉ số CCHC được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm: Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; hiện đại hóa nền hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

    Theo đó, đối với xếp hạng các bộ, ngành, đứng đầu là Ngân hàng Nhà nước (91,77% điểm), xếp thứ nhì là Bộ Tư pháp (90,63% điểm), xếp thứ ba là Bộ Tài chính (89,76% điểm).

    GRDP Bình Quân Đầu Người

    Năm 2022, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục khôi phục và tăng trưởng mạnh. Cụ thể, GRDP tăng 9,22%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 133 triệu đồng; thu ngân sách đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng, đạt 114% dự toán năm. Về kim ngạch xuất khẩu đạt 24,6 tỷ USD, tăng hơn 13%; nhập khẩu đạt 18,8 tỷ USD; giá trị xuất siêu trên địa bàn đạt 5,75 tỷ USD.

    Tuy nhiên, tình hình thu hút đầu tư của tỉnh Đồng Nai trong năm 2022 đạt thấp nhất trong những năm gần đây. Theo đó, thu hút đầu tư trong nước chỉ đạt hơn 1.217 tỷ đồng, bằng 10% so cùng kỳ; thu hút đầu tư nước ngoài cấp mới 48 dự án, với tổng vốn đăng ký 491 triệu USD.

    Tình hình sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp bắt đầu chững lại trong quý III/2022 do chuỗi cung ứng hàng hóa có nguy cơ gián đoạn, một số ngành đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm, thiếu việc làm, người lao động bị giảm giờ làm. Ngoài ra, công tác lập, trình duyệt điều chỉnh các quy hoạch chung đô thị ở một số địa phương còn chậm.

    FDI

    Đồng Nai đã có hơn 33 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dòng vốn “đổ” vào tỉnh đến nay đạt 33 tỷ USD. Dòng vốn FDI đã tạo động lực cho kinh tế – xã hội tăng trưởng, đem lại thu nhập ổn định cho gần nửa triệu người lao động.

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Đồng Nai hiện xếp thứ 4 cả nước về thu hút vốn FDI với 1,8 ngàn dự án, tổng vốn khoảng 33 tỷ USD. Hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào tỉnh và dẫn đầu là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

    Năm 1989, Đồng Nai bắt đầu đón nhận các tập đoàn FDI đầu tư vào tỉnh như: Vedan, Vmep, Hualon…, nhưng giai đoạn này các dự án đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng nên sự tác động đến hiệu quả kinh tế – xã hội chưa rõ nét. Từ năm 1994 trở đi, các nhà máy FDI xây dựng xong đi vào hoạt động mới tạo ra đột phá lớn trong tăng trưởng công nghiệp và những lĩnh vực khác của nền kinh tế.

    Các thương hiệu lớn trên thế giới cũng lần lượt đến Việt Nam và chọn Đồng Nai làm điểm dừng chân để phát triển sản xuất, kinh doanh như: Kao, Samsung, Nestlé, Kolon, Chrysler, C.P., Cargill, Amata, Hyosung, Formosa, Lixil, Phong Thái, Shingmark, Meggitt, Schaeffler, Changshin, Taekwang, Sojitz, Forval, Bosch… Nhiều doanh nghiệp (DN) FDI sau khi đầu tư vào tỉnh một thời gian hoạt động hiệu quả đã mở rộng đầu tư tăng vốn lên gấp nhiều lần so với ban đầu như: Hyosung, Nestlé, Amata, C.P., Changshin, Formosa…

    Các thương hiệu FDI lớn đầu tư vào tỉnh đã góp phần làm nên tên tuổi của Đồng Nai cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Tỉnh trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của Việt Nam, cung ứng sản phẩm cho nhiều DN trong và ngoài nước.

    Nhiều năm nay, Đồng Nai trở thành một trong 5 tỉnh, thành đứng đầu Việt Nam về phát triển công nghiệp, thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu, xuất siêu, thu nhập bình quân đầu người, trong đó đều có sự góp sức từ những DN FDI đã đầu tư vào tỉnh. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai, khoảng 75% của DN FDI. Đơn cử như 3 tháng đầu năm 2022, Đồng Nai xuất khẩu hơn 6,2 tỷ USD thì gần 4,7 tỷ USD của DN FDI. Đồng thời, trong 3 tháng đầu năm, Đồng Nai xuất siêu hơn 1,5 tỷ USD, riêng DN FDI là 1,1 tỷ USD.

    THU NSNN

    Danh sách top 10 tỉnh, thành có số thu NSNN cao gồm: TP.HCM dẫn đầu với mức thu trên 469 ngàn tỷ đồng, TP.Hà Nội đứng vị trí thứ 2 với mức thu đạt trên 405 ngàn tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán, tăng 23,8% so với năm trước. Vị trí thứ 3 là TP.Hải Phòng với kết quả thu đạt trên 103 ngàn tỷ đồng.

    Đồng Nai là địa phương đứng thứ 6 cả nước về thu NSNN với tổng thu năm 2023 đạt trên 58 ngàn tỷ đồng. Trong đó, thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu đạt 17,8 ngàn tỷ đồng.

    Kim Ngạch Xuất Khẩu

    Năm 2022, 10 tỉnh có thành tích xuất khẩu tốt nhất là TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ.

    Dự ước năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 43,5 tỷ USD (chiếm khoảng 5,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước), tăng 7,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu năm 2022 của tỉnh Đồng Nai với thị trường Hàn Quốc đạt 3,5 tỷ USD (chiếm khoảng 8% tổng kim ngạch XNK tỉnh), tăng 6% so với cùng kỳ.

    Trong đó:

    – KNXK năm 2022 ước đạt 24.594 triệu USD (chiếm khoảng 6,6% KNXK cả nước), tăng 13,3% so với cùng kỳ (cả nước tăng 10,6% so với cùng kỳ). Trong đó xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc ước đạt 1.233 triệu USD (chiếm 5%), tăng 17% so với cùng kỳ. 

    – KNNK năm 2022 ước đạt 18.928 triệu USD (chiếm khoảng 5,3% KNNK cả nước), tăng 1,1% so với cùng kỳ (cả nước tăng 8,4% so với cùng kỳ). Trong đó nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc ước đạt 2.272 triệu USD (chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 1,3% so với cùng kỳ.

    Tài nguyên du lịch Đồng Nai

    Đồng Nai là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa. Trong những năm qua, Đồng Nai đã đẩy mạnh phát triển du lịch, với nhiều chính sách và giải pháp cụ thể.

    Nhờ những nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp, du lịch Đồng Nai đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 2022, Đồng Nai đón khoảng 2,3 triệu lượt khách tham quan và lưu trú du lịch, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

    Đồng Nai có 129 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 5 cơ sở so với thời điểm năm 2017. Một số khu, điểm du lịch cũng nâng cấp các dịch vụ của mình để phục vụ du khách như: Khu du lịch Bửu Long (P.Bửu Long, TP.Biên Hòa) nâng cấp, mở rộng nhiều hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, ăn uống…; KDL sinh thái Vườn Xoài (P.Phước Tân, TP.Biên Hòa) cũng mở rộng thêm diện tích, nâng cấp dịch vụ lưu trú. 

    Ngoài ra, một số điểm du lịch mới nổi lên thu hút sự chú ý của khách du lịch bởi quy mô cũng như chất lượng phục vụ khá chuyên nghiệp như: Resort Orchard Home Nam Cát Tiên (H.Tân Phú) với hệ thống phòng nghỉ, villa xen giữa vườn cây ăn trái cùng với phong cách thiết kế hiện đại, hướng về thiên nhiên cũng như những không gian được thiết kế mới mẻ giúp thu hút khách du lịch.

    Các điểm du lịch nổi tiếng tại Đồng Nai. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Các điểm du lịch nổi tiếng tại Đồng Nai. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên

    Đồng Nai có nhiều điểm du lịch sinh thái nổi bật gắn liền với sông Đồng Nai, hồ Trị An, vườn quốc gia Cát Tiên, cùng các thắng cảnh thiên nhiên như thác Mai, thác Hòa Bình, suối Mơ, núi Chứa Chan, hồ Đa Tôn và hồ Sông Mây. Những địa điểm này có tiềm năng phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao và nghiên cứu khoa học, thu hút khách trong và ngoài nước. Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai cũng là nơi có các di tích lịch sử như Chiến khu D, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam và Thác Ràng, tạo điều kiện khai thác du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa. Đồng Nai có tổng cộng 51 điểm du lịch, trong đó có rừng, đồi núi, hồ, thác, suối, sông, cù lao, đảo và công viên. Sự đa dạng này giúp tỉnh có tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

    Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn

    Đồng Nai sở hữu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và lịch sử phong phú. Tỉnh có 49 di tích được xếp hạng, bao gồm 27 di tích cấp quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh. Các di tích này bao gồm Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, Căn cứ khu ủy miền Đông, Địa đạo Nhơn Trạch và Khu căn cứ Rừng Sát. Các di tích này có tiềm năng phát triển các tour du lịch về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng và nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra, tỉnh còn có các lễ hội truyền thống đặc sắc như Lễ Kỳ Yên, Lễ hội cúng Bà, Lễ hội đâm Trâu, Lễ hội Cầu an và Lễ hội cúng Lúa mới, mang tính văn hóa cao và thích hợp cho du lịch cộng đồng.

    Làng Nghề Truyền Thống

    Đồng Nai còn nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như đan lát, mây tre, trồng dâu nuôi tằm, dệt thổ cẩm và chạm khắc đá. Các làng nghề này không chỉ thể hiện sự khéo léo của người dân mà còn mang giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, làng bưởi Tân Triều và nghề dệt thổ cẩm ở huyện Tân Phú có nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch.

    Tóm lại, với các lợi thế về tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Đồng Nai có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Việc khai thác hiệu quả các tài nguyên này sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa địa phương.

    Phương án phát triển hạ tầng du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch

    Cơ sở vật chất ngành du lịch

    a. Hệ thống cơ sở lưu trú

     Hệ thống cơ sở lưu trú cần phát triển đa dạng và hướng đến phát triển các loại hình như: khách sạn và khu resort nghỉ dưỡng, homestay, bungalow, nhà nghỉ sinh thái, camping… Về loại hình khách sạn cần bố trí phát triển ở các trung tâm du lịch, các thành phố, các đô thị của các tỉnh. 

    Các khu resort nghỉ dưỡng cần phát triển tại các khu nghỉ dưỡng, đặc biệt trong không gian của các khu du lịch được định hướng thành điểm du lịch quốc gia: Vườn quốc gia Cát Tiên, KDL Hồ Trị An – Mã Đà … Các nhà nghỉ du lịch sinh thái cần phát triển ở vườn Quốc gia Cát Tiên và các khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh. Các nhà nghỉ cộng đồng, homestay cần bố trí phát triển ở các bản cộng đồng các dân tộc…

    Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn hiện có và phát triển thêm một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên tại các trung tâm du lịch, cụm du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú và cải thiện mức chi tiêu của du khách khi đến Đồng Nai.

    b. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống

    Cùng với việc đầu tư phát triển số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú, cần đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng du lịch, các trung tâm tổ chức sự kiện (khu hội nghị, hội thảo, hội chợ), các cơ sở dịch vụ du lịch bổ trợ khác. Đây là một trong những hạn chế hiện nay của ngành du lịch ở Đồng Nai. 

    Để góp phần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch, một trong những định hướng ưu tiên đầu tư xây dựng trong thời gian tới là lựa chọn các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị hội thảo để phát triển du lịch MICE; xây dựng các khu nghỉ dưỡng gắn với chữa bệnh phục hồi sức khỏe, làm đẹp, spa (các khu nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, tắm thuốc, tắm trà…).

    Đối với các khu hội chợ triển lãm và hội nghị – hội thảo quốc tế cần phải định hướng phát triển gắn với khu trung tâm du lịch thành phố Biên Hòa và gắn với khu du lịch quốc gia: Vườn quốc gia Cát Tiên, KDL hồ Trị An – Mã Đà.

    Với mục tiêu phát triển du lịch và đáp ứng nhu cầu cho số lượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Nai, cũng như phục vụ nhu cầu của khách du lịch nội địa trong những năm tới, cần có những ưu tiên đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống nhà hàng ăn uống du lịch gắn với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, gắn với các trung tâm hội

    nghị, hội thảo…

    Đối với các khu nghỉ dưỡng gắn với chữa bệnh phục hồi sức khỏe, làm đẹp, spa cần định hướng phát triển ở những nơi có nguồn nước khoáng nóng như Thác Mai – Bàu nước sôi (huyện Định Quán), KDL Thiền Tâm (TP. Biên Hòa), KDL Bà Đất (huyện Vĩnh Cửu).

    c. Hệ thống cơ sở mua sắm

    Với những xu hướng mới trong tiêu dùng của khách du lịch, cũng như trong kinh doanh, phát triển các trung tâm thương mại, mua sắm, trong thời gian tới việc đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm du lịch là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; đảm bảo tăng khả năng “xuất khẩu tại chỗ”, tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch…

    Ngoài điểm vui chơi, mua sắm đẳng cấp tại sân bay Long Thành thì trong thời gian tới cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống các trung tâm thương mại tại các thành phố, huyện trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

    Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

    a. Hạ tầng kỹ thuật

    Giao thông: Cân đối khả năng nguồn ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với các khu, điểm du lịch; bến thủy phục vụ du lịch tại các khu vực trọng điểm để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư.

    b. Hạ tầng xã hội:

    Định hướng hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch:

    – Y tế: Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống bệnh viện tại các trung tâm huyện và tiểu vùng của tỉnh là thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, thành phố Long Khánh, huyện Nhơn Trạch và huyện Thống Nhất; Xây dựng mới các trung tâm điều dưỡng tại các trung tâm du lịch, khu vực có suối khoáng nóng, thác, hồ… phục vụ nhu cầu đi chữa bệnh cho khách du lịch.

    – Giáo dục – đào tạo: Xây dựng mở thêm khoa đào tạo về ngành du lịch tại các trường Đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hoặc các trường trung học, chuyên nghiệp chuyên ngành du lịch.

    c. Văn hóa – Thể dục Thể thao

    Đồng Nai nâng cấp và cải tạo các công trình văn hóa như trung tâm văn hóa tỉnh, huyện và di tích lịch sử, đồng thời xây mới Nhà hát tỉnh. Tỉnh bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số và trùng tu di tích có tiềm năng du lịch như Thiền viện Thường Chiếu, Chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh và địa đạo Nhơn Trạch. Các chương trình nghệ thuật truyền thống và lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Choro sẽ được phát triển thành sản phẩm du lịch, kết hợp với các hoạt động văn hóa, giải trí và ẩm thực đặc sản của tỉnh.

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch Du lịch Đồng Nai Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại tỉnh An Giang. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvngdata.com/.

     

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : quy hoạch đồng nai, quy hoạch sử dụng đất đồng nai, Khu công nghiệp Đồng Nai, senvanggroup, senvangdata, bđs tỉnh đồng nai, quy hoạch du lịch đồng nai, hạ tầng cơ sở, phương án phát triển, hạ tầng phục vụ du lịch, thông tin tổng quan tỉnh đồng nai,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!