Cần Thơ – thành phố sông nước thơ mộng, đang dần khẳng định vị thế của mình là điểm đến du lịch đa dạng và hấp dẫn tại miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố không chỉ nhắm đến việc tận dụng tối đa tiềm năng du lịch mà còn hướng đến sự bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đặc biệt của vùng đất này. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch du lịch của thành phố Cần Thơ, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.
Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ. Cách biển Đông 75 km, cách thủ đô Hà Nội 1877 km và cách TP. Hồ Chí Minh 169 km về phía Bắc.
Thành phố là đầu mối giao thông quan trọng về đường sông, đường bộ, đường biển, đường hàng không, trong tương lai là các tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt, thông thương cả vùng, trong nước và quốc tế, đồng thời là là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Vị trí địa lý thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
GRDP bình quân đầu người thành phố Cần Thơ năm 2021 đứng thứ 2/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL với 75.56 triệu/người.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8.04% so cùng kỳ năm 2021, đứng thứ 2/5 thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 2/13 tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số FDI của thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Chỉ số năng lực cạnh tranh thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Xem thêm: Tóm tắt quy hoạch thành phố Cần Thơ đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2050
Các tài nguyên, thế mạnh phát triển du lịch của Cần Thơ chủ yếu gắn với yếu tố đô thị, với sự hình thành và phát triển của Cần Thơ, với truyền thống văn hóa sông nước, miệt vườn đặc sắc của vùng ĐBSCL.
Tổng quan du lịch thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Tài nguyên du lịch của Cần Thơ có thể được phân loại thành một số nhóm chủ yếu sau:
– Nhóm các tài nguyên gắn với đô thị trung tâm vùng.
– Nhóm các tài nguyên gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Cần Thơ.
– Nhóm các tài nguyên du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn.
– Nhóm các tài nguyên du lịch, văn hóa – lịch sử.
– Các làng nghề.
– Các tài nguyên du lịch phi vật thể.
Có thể thấy rõ, mặc dù cũng có nhiều tài nguyên du lịch gắn với sông nước, miệt vườn và lịch sử cách mạng, tuy nhiên những tài nguyên, thế mạnh du lịch quan trọng nhất của Cần Thơ, những tài nguyên có ý nghĩa nhất không chỉ riêng với TP mà còn đối với cả vùng là những tài nguyên, thế mạnh gắn với tính chất đô thị trung tâm vùng của Cần Thơ. Các tài nguyên, thế mạnh này gắn chặt với vị trí địa lý của Cần Thơ trong vùng, với cảng hàng không quốc tế Cần Thơ – cửa ngõ hàng không của cả vùng, với hệ thống đường bộ và đường thủy kết nối Cần Thơ với tất cả các địa phương khác trong vùng.
Các công trình phục vụ du lịch đa dạng, có thể kể đến như: Tuyến phố đi bộ từ Bến Ninh Kiều đến chợ đêm Trần Phú, công trình cầu đi bộ Ninh Kiều, công viên sông Hậu.
Cải tạo Hồ Búng Xáng, Công viên Lưu Hữu Phước, Công viên Hùng Vương, Bảo tàng TP. Ngoài ra, đầu tư các công trình, di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch như: Chiến thắng ông Hào. Mộ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Khu tưởng niệm cố soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền. Đền thờ Châu Văn Liêm, Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ.
Hiện tại, TP đang thí điểm Đề án sử dụng phương tiện xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch sinh thái Mỹ Khánh (15 phương tiện) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xây dựng – Thương mại – Sản xuất Tân Đại Phong (06 phương tiện) để phục vụ du khách tham quan.
Trong tương lai, cần thu hút nhiều hãng bay khai thác tuyến bay đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và du lịch phát triển, trong đó việc kết nối các địa phương trọng điểm về du lịch để thu hút khách du lịch đến Cần Thơ.
Hiện nay, có 09 đường bay nội địa do các hãng hàng không Vietnam Airlines, vietjet Air, Vasco, Bamboo Airways khai thác và 02 đường bay quốc tế do các hãng airasia và Thai airasia khai thác.
Sân bay quốc tế Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Danh sách các khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn TP Cần Thơ. Nguồn: Sở Xây dựng năm 2021
– Tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến gắn với các điểm, cụm, trung tâm du lịch trên địa bàn TP.Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém chính là rào cản lớn đối với phát triển du lịch,những dự án nâng cấp giao thông sẽ làm tăng đáng kể khả năng kết nối, thu hút khách du lịch tới Cần Thơ.
– Cải thiện công tác quản lý môi trường, rác thải tốt hơn, tăng cường kế hoạch chương trình kiểm tra tình trạng môi trường. Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho chợ nổi Cái Răng và các khu điểm du lịch.
– Thực hiện hợp tác công tư trong bảo vệ môi trường, có các chương trình, dự án như cùng với người dân, du khách thực các hoạt động vệ sinh môi trường, vớt rác trên sông, trồng cây xanh,…Ngoài ra, cần đảm bảo công tác an ninh tại các khu du lịch để nâng cao trải nghiệm của du lịch
– Nâng cao hạ tầng để phục vụ du lịch đường sông Cần Thơ có các tuyến đường sông quan trọng kết nối TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và các tỉnh, TP vùng ĐBSCL.
Đầu tháng 12/2019, TP Cần Thơ khai trương tuyến tàu cao tốc Cần Thơ – Trần Đề – Côn Đảo. Đầu năm 2020, du thuyền Victoria Mê Công đã khai trương tuyến hành trình đường sông Cần Thơ – Châu Đốc – Phnom Penh, góp phần nâng tầm sản phẩm du lịch đường sông, kết nối 3 điểm đến du lịch với nhiều địa danh nổi tiếng, giúp du khách trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa con người, tận hưởng không khí sông nước yên bình dọc hành trình khám phá sông Mê Công.
Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để đẩy mạnh liên du lịch đường sông bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng bến thuyền, phà – đặc biệt là bến phà Cần Thơ để đón được các tàu khách du lịch, đặc biệt là tàu khách du lịch quốc tế.
Tổng quan công trình nổi tại Thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
Các tuyến đường du lịch sông có thể phát triển bao gồm:
– Nghiên cứu kết hợp các mô hình bán lẻ hiện đại trên chợ nổi (ví dụ như mô hình cửa hàng 7-eleven trên du thuyền tại Thái Lan.
– Tập trung đẩy mạnh đề án Phát triển Chợ nổi Cái Răng, xây dựng chợ nổi Cái Răng thành điểm đến đặc trưng của TP Cần Thơ, trong đó tập trung vào:
Tổng quan công trình nổi bật Thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
– Với các di sản văn hóa truyền thống: tập trung nâng cấp và bảo tồn cần các di sản văn hóa cốt lõi, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là: Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Văn hóa chợ nổi Cái Răng, Lễ hội Kỳ yên đình Bình Thủy, Hò Cần Thơ và Hát ru của người Việt ở Cần Thơ.
– Tích cực xây dựng và triển khai đề án phát triển kinh tế đêm ở khu vực quận Ninh Kiều, tập trung vào các dịch vụ: (1) ăn uống, chợ đêm. (2) kinh doanh, mua sắm. (3) các hoạt động vui chơi giải trí khác. Để có thể thành công trong việc phát triển kinh tế đêm, cần lưu ý những điểm sau:
Tổng quan du lịch thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp.
– Áp dụng số hóa trong việc phát triển bảo tàng. Phát triển định dạng 3D và chương trình tham quan ảo, cho phép người xem sử dụng các thiết bị di động thông minh để tìm hiểu các tác phẩm, bộ sưu tập, tác giả và thông tin có liên quan.
– Khuyến khích xây dựng thêm các khách sạn, khu nghỉ dưỡng 4-5 sao để phục vụ đối tượng khách hạng sang. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng để có thể đa dạng hình thức: từ resort ven sông đến các homestay chất lượng cao, hay các khu nghỉ dưỡng ngay trên trang trại.
– Phát triển cơ sở hạ tầng hội nghị, hội thảo chất lượng cao: Phòng ốc hiện đại, cao cấp, có trung tâm hội chợ triển lãm đạt tiêu chuẩn để tổ chức những sự kiện, hội họp, hội nghị quốc tế tầm cỡ. Cung cấp đầy đủ các dịch vụ trọn gói. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch MICE sẽ tập trung phát triển ở quận Ninh Kiều, Cái Răng.
Xây dựng thêm các sản phẩm bất động sản du lịch nghỉ dưỡng dọc sông Hậu để phục vụ cho định hướng phát triển lĩnh vực “ ngôi nhà thứ hai” tại Cần Thơ.
Điều này sẽ giúp Cần Thơ không chỉ trở thành một điểm đến cho khách du lịch đến tham quan trong thời gian ngắn hạn mà còn giúp Cần Thơ trở thành một nơi nghỉ dưỡng với không khí trong lành, cảnh quan sinh thái để khách hàng từ các tỉnh, thành khác có thể đến ở thường xuyên.
Xem thêm:
Tóm tắt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 tại Cần Thơ
Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp Cần Thơ
Quy hoạch vùng Thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Thông tin tổng quan thành phố Cần Thơ
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch du lịch Thành phố Cần Thơ giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP