Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, và hiện là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương có kinh tế phát triển. Chi tiết quy hoạch TP Cần Thơ được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch tỉnh Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch chung Thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Một góc Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch với mục tiêu phát triển Thành phố Cần Thơ trở thành thành phố cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, đô thị trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long và đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong; góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và có tầm ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á.
Phạm vi điều chỉnh quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính Thành phố Cần Thơ với diện tích đất khoảng 1,409 km2 (140,895 ha).
Thành phố Cần Thơ sẽ phát triển không gian theo hướng phát triển toàn diện, cân bằng, bền vững, thích ứng ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển hài hòa với cảnh quan tự nhiên, phát huy bản sắc sông nước đặc trưng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quy hoạch, Cần Thơ định hướng phân thành các vùng như sau:
Vùng phát triển đô thị – công nghiệp khu vực nội thành
Vùng phát triển đô thị – công nghiệp khu vực ngoại thành
Vùng phát triển nông thôn và nông nghiệp
Vùng cây xanh cảnh quan
Bản đồ định hướng phát triển không gian Thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo quy hoạch đến năm 2030, cơ cấu sử dụng đất Thành phố Cần Thơ có sự thay đổi như sau: tỷ trọng đất nông nghiệp giảm, tỷ trọng đất phi nông nghiệp tăng lên. Sự chuyển dịch trên đã có những tác động rất lớn đến kinh tế – xã hội Cần Thơ, đóng góp tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội; tạo thêm nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp. Mặt khác sự tăng giảm này là phù hợp với tiềm năng phát triển của Thành phố phát triển này.
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Thành phố Cần Thơ năm 2020 và định hướng năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Định hướng phát triển giao thông đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Cần Thơ là: xây dựng các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường trục chính đô thị, đường vành đai thành phố, đường tỉnh đạt quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch, đáp ứng yêu cầu kết nối nội vùng, liên vùng và liên vận quốc tế, kết nối cảng hàng không, cảng biển, trung tâm logistics, các khu đô thị, khu công nghiệp, mở rộng không gian đô thị và phát triển giao thông đô thị.
Bản đồ quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông Thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Các dự án hạ tầng giao thông sau khi hoàn thành đưa vào khai thác đã rút ngắn thời gian vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa Cần Thơ với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, TP. HCM và cả nước, giúp thời gian vận chuyển hàng hóa nông, thủy sản từ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lên TP. HCM và các khu vực lân cận nhanh hơn, đảm bảo chất lượng, giá rẻ hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh.
Xây mới và nâng cấp các bến cảng, bến tàu trên các tuyến giao thông thủy quốc gia phục vụ cho vận tải hàng hóa và hành khách, đồng thời sẽ xây dựng thêm một số bến tàu tại các điểm đô thị mới để tăng cường năng lực vận tải thủy của thành phố.
Theo đó, xây dựng Bến cảng khách quốc tế Cần Thơ và các cảng thủy nội địa hàng hóa, hành khách phục vụ vận tải và du lịch đi các tỉnh trong vùng, TP. HCM và cả nước; xây dựng hoàn chỉnh cảng biển Cần Thơ thành cảng biển quốc tế theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu vận tải biển liên vùng và quốc tế, công suất đạt 25 triệu tấn hàng hóa/năm.
Hệ thống các cảng biển, cảng hàng không Thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Xây dựng hoàn chỉnh Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ theo quy hoạch, mở rộng diện tích khoảng 300 ha để xây dựng thêm 1 khu cảng hàng không và 1 đường hạ cất cánh, công suất đạt 15 triệu hành khách/năm.
Hình ảnh Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Triển khai đầu tư dự án đường sắt TP. HCM – Cần Thơ; xây dựng phát triển hệ thống giao thông công cộng và giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố.
Hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt của Cần Thơ đáp ứng yêu cầu vận tải liên vùng và quốc tế, tạo điều kiện phát triển Thành phố thành điểm tập kết, xuất nhập khẩu hàng hóa cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giảm thiểu chi phí vận tải, thay vì phải đi về cảng biển, sân bay tại TP. HCM.
Dự án Đường vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ 61 có tổng chiều dài toàn tuyến 19.3km, tổng bề rộng mặt đường 80m được xây dựng theo hình thức đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hỗ trợ khác của Trung ương.
Vị trí dự án đường Vành đai phía Tây thành phố Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án này sẽ quyết định đến không gian phát triển mới của thành phố, thu hút đầu tư cũng như các vấn đề liên quan đến tăng trưởng, phát triển của Cần Thơ trong tương lai.
Dự án đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ là một trong những dự án chiến lược của Đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt này được định hướng phát triển với quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 174 km với tổng đầu tư dự án ước tính khoảng 10 tỷ USD.
Dự án Đường sắt cao tốc TP. HCM – Cần Thơ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tuyến đường khi đưa vào khai thác ước tính thời gian đi từ TP. HCM đến Cần Thơ khoảng 45 phút, thay vì 5-6 giờ như hiện nay. Ngoài ra, tuyến đường sắt này giúp tăng năng lực giao thương hàng hóa giữa TP. HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội vùng…
Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang của vùng đất “Chín Rồng”. Việc đầu tư xây dựng sẽ giúp cải thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận chuyển theo trục ngang dọc con sông Hậu, liên kết với những khu cảng biển tại Cần Thơ, các trung tâm đô thị như Châu Đốc, Cần Thơ, Long Xuyên, cảng Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, những cửa khẩu quốc tế giáp Campuchia.
Hướng tuyến cao tốc Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng chiều dài hơn 188km với mức đầu tư của dự án là 44,691 tỷ đồng. Riêng dự án thành phần 2 đoạn qua TP Cần Thơ có chiều dài khoảng 37.42km, tổng mức đầu tư 9,845 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương; thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến 2027.
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng Thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng Thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thương Trần
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP