Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19. Đại dịch đã để lại những hậu quả sâu sắc, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống của người dân. Tuy nhiên, với nỗ lực của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được một số kết quả tích cực.
Tăng trưởng GDP: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, GDP của Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng nội địa, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Thị trường lao động: Sau đại dịch, thị trường lao động dần hồi phục nhưng vẫn còn nhiều thách thức về việc làm và thu nhập. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người lao động, nhất là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Năm 2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng, đóng góp vào sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ.
Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn lớn mà còn chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Bất động sản là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất tại Việt Nam. Các dự án bất động sản quy mô lớn được đầu tư bởi các tập đoàn nước ngoài đã góp phần thay đổi diện mạo các đô thị, thúc đẩy phát triển hạ tầng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.
Đặc biệt, phân khúc bất động sản công nghiệp được các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng do tiềm năng phát triển của Việt Nam như một trung tâm sản xuất khu vực. Các khu công nghiệp, khu chế xuất được đầu tư hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất.
Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước. Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với năm trước. Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 27,8%). Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư (Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm hơn 81,4% tổng vốn đầu tư của cả nước trong năm 2023.
Về lĩnh vực đầu tư, năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính – ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần). Còn lại là các ngành khác.
Lĩnh vực thu hút đầu tư – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh hơn so với năm trước. Cụ thể:
Đầu tư mới: Có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 56,6% so với năm trước), tổng vốn đăng ký đạt gần 20,19 tỷ USD (tăng 62,2% so với năm trước).
Điều chỉnh vốn: Có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với năm trước), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với năm trước).
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Có 3.451 giao dịch GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 3,2% so với năm trước), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 8,5 tỷ USD (tăng 65,7% so với năm trước).
Mức tăng trưởng FDI trong năm 2023 thể hiện sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI vào Việt Nam sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vào năm 2020 và 2021.
Ngoài vốn đăng ký mới, năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với cùng kỳ), với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD (giảm 22,1% so với cùng kỳ).
Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong năm 2023 chỉ đạt 3.451 lượt, giảm 3,2% so với cùng kỳ, nhưng vốn góp lại tăng cao.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tổng vốn đầu tư đăng ký tăng mạnh và đạt mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, tăng 32,1% so với năm trước và tăng 17,3 điểm phần trăm so với 11 tháng. Vốn đầu tư mới tăng mạnh cả về vốn đầu tư (tăng 62,2%) cũng như số dự án đầu tư mới (tăng 56,6%), tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài(cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Việc thu hút FDI thành công, đặc biệt là nửa cuối năm 2023 góp phần làm dòng vốn FDI thực hiện tại VN đạt 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước nhưng về quy mô thì là năm có đạt quy mô vốn FDI thực hiện cao nhất từ trước đến nay. Sự phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI vào Việt Nam từ nửa cuối năm 2023 (6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký FDI giảm 4,6% so cùng kỳ). Đây là động lực rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng động doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển SXKD; nhiều chính sách tài khoá, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực thi hiệu quả. Các yếu tố này đã tác động tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đến đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam.
Cuối năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu chứng kiến những tín hiệu khó khăn lan rộng và gia tăng mạnh mẽ. Sang năm 2023, toàn bộ thị trường bị bao phủ bởi tình trạng khó khăn. Nhà đầu tư ồ ạt rao bán cắt lỗ và giảm giá, nhiều chủ đầu tư chấp nhận chiết khấu tới 40% để bán được hàng.
Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), thanh khoản bất động sản trong nửa đầu năm vẫn ở mức thấp. Quý I ghi nhận 2.700 giao dịch thành công, và quý II tăng lên 3.700 giao dịch. Dù trong quý III và IV, tình hình thanh khoản có cải thiện và tâm lý người mua đã bớt e dè, thị trường vẫn ở trạng thái ảm đạm.
Nguồn: Senvangdate
Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong 11 tháng năm 2023, có 1.160 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Thiếu nguồn tiền hoạt động, một số chủ đầu tư bất động sản còn phải phải chấp nhận bán tài sản để duy trì, tung hàng loạt chính sách chiết khấu khủng để kích hoạt thanh khoản.
Cùng với việc đóng cửa, tạm dừng hoạt động hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn cũng đang cơ cấu lại bộ máy, giải thể công ty con, cắt giảm nhân sự. Nhiều doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đã cắt giảm từ 50% đến dưới 75% nhân sự, điển hình nhất phải kể đến những cái tên như Đất Xanh Group, Novaland, Hưng Thịnh….
Năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến nhiều xu hướng phát triển đáng chú ý, phản ánh những biến động và cơ hội mới. Đầu tiên, thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau những khó khăn trong năm 2022, nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách kinh tế vĩ mô và sự ổn định về lãi suất và tín dụng. Các chuyên gia dự báo rằng sự phục hồi này sẽ tiếp tục trong các quý tới, đặc biệt là khi các vấn đề pháp lý và nguồn vốn dần được giải quyết
Thị trường bất động sản Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi từ nửa cuối năm 2023 sau một giai đoạn đầy khó khăn. Các chuyên gia nhận định rằng, với sự hỗ trợ từ Chính phủ và các chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường đang dần lấy lại đà tăng trưởng. Sự ổn định về lãi suất và tín dụng, cùng với các chính sách ưu đãi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Bất động sản nhà ở được dự báo phục hồi trong năm 2023 khi mà nhu cầu nhà ở vừa túi tiền luôn ở mức cao trong suốt thời gian qua. Sau những động thái tích cực từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp với đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, giới chuyên gia kỳ vọng năm 2023 sẽ là thời điểm tốt nhất để phân khúc này trở lại. Việc tăng mạnh nguồn cung nhà ở xã hội những năm tới sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho số đông người dân có thu nhập thấp ở đô thị, công nhân khu công nghiệp. Đây là một tín hiệu tốt về nguồn cung thị trường, nhắm đúng đối tượng có nhu cầu ở thật.
Việc tăng mạnh nguồn cung nhà ở xã hội những năm tới sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở cho số đông người dân có thu nhập thấp ở đô thị, công nhân khu công nghiệp. Đây là một tín hiệu tốt về nguồn cung thị trường, nhắm đúng đối tượng có nhu cầu ở thật. Việc tăng thêm hàng triệu căn nhà ở xã hội sẽ giải quyết bài toán thị trường nhà ở hiện nay, vốn đang “thừa khúc trên, thiếu khúc dưới”.
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ các khu công nghiệp và khu kinh tế phát triển. Chiến tranh thương mại, đại dịch đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh các tập đoàn phải đa dạng hóa vị trí đặt cơ sở sản xuất và hạn chế phụ thuộc vào một quốc gia. Việt Nam, với tình hình chính trị, xã hội ổn định và vị trí địa lý thuận lợi, nổi lên như ngôi sao sáng và được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển này.
Tính đến nay, tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước đang có gần 11.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư lên đến 230 tỉ USD… “Dọn tổ đón đại bàng” vẫn tiếp tục là điểm nóng của thị trường bất động sản trong những năm qua và xu thế này vẫn tiếp diễn trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Điển hình là câu chuyện của tập đoàn công nghệ Foxconn. Nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới này mới đây công bố đầu tư khoảng 300 triệu USD vào Việt Nam. Nhà máy mới của Foxconn dự kiến xây dựng trên khu đất rộng 50,5 ha tại Khu Công nghiệp Quang Châu ở tỉnh Bắc Giang, tạo ra 30.000 việc làm. Tại Bình Dương, tập đoàn sản xuất trò chơi nổi tiếng Đan Mạch Lego công bố dự án 1 tỉ USD, đưa Việt Nam trở thành trọng điểm sản xuất trên toàn cầu.
Làn sóng đổ bộ của dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu thương mại điện tử và các hiệp định thương mại tự do đang tạo động lực để loại hình bất động sản công nghiệp phát triển bùng nổ trong thời gian tới. Kết quả là nhiều thương hiệu bất động sản trong và ngoài nước đã và đang lập kế hoạch tham gia vào thị trường này thông qua các dự án quy mô. “Đây là kết quả của việc Chính phủ vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chặn đà suy giảm kinh tế. Hơn nữa, với những cơ hội từ các hiệp định thương mại đem lại, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn được đánh giá cao”, báo cáo của World Bank nhận định.
Xu hướng phát triển các dự án bất động sản thân thiện với môi trường và bền vững ngày càng được đẩy mạnh. Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bất động sản có thiết kế xanh, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng để đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Các chuyên gia bất động sản trên thế giới nhận định do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, phong cách sống của người dân đô thị đang thay đổi nhanh. Trong đó, an toàn và sức khỏe đã trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Sống xanh đang là xu hướng phổ biến. Khái niệm sống xanh không chỉ có nghĩa là sống tại những nơi có không gian xanh mà còn là sống trong một tổ hợp tiện nghi, một ngôi nhà hiện đại, môi trường sống trong lành, thoáng đãng và cộng đồng dân cư văn minh…, việc xây dựng và vận hành theo hướng giảm thiểu tác động đến môi trường.
Nghiên cứu của Green Street Advisors năm 2020 chỉ ra rằng, những tòa nhà xanh sở hữu tỉ lệ lấp đầy tốt hơn so với các dự án kém bền vững. Mặc dù chi phí xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn xanh thường cao hơn, có thể thấy rằng, khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả cho một không gian làm việc thoải mái, nhân văn và bền vững.
Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Mọi thứ từ những việc như đi chợ, học tập, làm việc đến rèn luyện thể thao, khám sức khỏe đều có thể được tiến hành qua mạng. Trong lĩnh vực bất động sản, cũng đã ra đời Proptech – công nghệ bất động sản, được xem như chìa khóa mở bế tắc giao dịch bất động sản.
Theo Property Insight Program, thị trường proptech Việt Nam có thể thu hút khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư. Năm 2023 được kì vọng là năm phát triển của thị trường Proptech sau khi các vấn đề về pháp lí và dòng vốn được gỡ bỏ.
Xu hướng thuê nhà mới
Hiện nay, áp lực cạnh tranh của những người cho thuê không chỉ dừng lại ở giá thuê mà còn ở những tiện ích đi kèm. Nhà cho thuê chỉ cung cấp bốn bức tường là không đủ. Trong những tòa nhà cho thuê 4.0, việc cung cấp địa điểm làm việc tạo ra năng lượng, thiết kế phòng năng động đáp ứng cả làm việc nhóm và làm việc cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc biệt, người thuê còn hướng đến những địa điểm cung cấp các dịch vụ như hệ thống nhận hàng, đỗ xe thông minh.
Thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Với sự ổn định về kinh tế vĩ mô, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, và sự gia tăng của các dự án FDI, thị trường này có nhiều triển vọng tươi sáng. Đặc biệt, các lĩnh vực như bất động sản công nghiệp và nhà ở xã hội đang trở thành điểm sáng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững cũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam.
Cải thiện môi trường pháp lý: Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng và kinh doanh bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Việc giảm bớt các thủ tục hành chính và tăng cường minh bạch trong quá trình cấp phép sẽ giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư
Phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước và viễn thông để hỗ trợ các dự án bất động sản. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Tăng cường ưu đãi đầu tư: Cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế, giảm giá thuê đất và hỗ trợ tài chính cho các dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản. Các ưu đãi này sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư quốc tế hơn chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư
Xúc tiến đầu tư: Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh Việt Nam và tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản tại các hội nghị quốc tế, hội thảo và các chuyến công tác nước ngoài
Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Đảm bảo có đủ lực lượng lao động có kỹ năng và trình độ để đáp ứng nhu cầu của các dự án FDI lớn
XEM THÊM:
|VỐN FDI ‘ĐỔ’ VÀO BẤT ĐỘNG SẢN TĂNG MẠNH|
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Đặc điểm doanh nghiệp FDI 2023 và lĩnh vực bất động sản Việt Nam” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP