Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

  • 17 Tháng tám, 2023
  • Trung Du và Miền Núi Phía Bắc đang tạo nên một câu chuyện kinh tế sôi động. Những nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất đã góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực này.

    Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, tổng diện tích toàn vùng khoảng 116.898 km², chiếm 35% diện tích tự nhiên của cả nước, nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm; có hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống, dân số toàn vùng 14,7 triệu người, chiếm khoảng 15,2% dân số cả nước. 

    TD&MNPB là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Vùng được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhanh và bền vững, với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú; có nhiều di sản văn hóa đặc sắc, nhất là của đồng bào các dân tộc thiểu số…

    Hãy cùng Sen Vàng Group đây cập nhật về bức tranh kinh tế của các Tỉnh, Thành phố vùng Trung du và Miền núi phía Bắc qua các chỉ số kinh tế trong bài viết dưới đây. 

    Tỷ lệ đô thị hóa 

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    So với các vùng kinh tế khác, Tỷ lệ đô thị hóa của vùng Trung du và miền núi phía bắc thấp nhất cả nước. Theo Bộ Xây dựng, năm 2022, tỷ lệ đô thị hoá trung bình cả nước ước đạt 41,7%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ của 14 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ngoài Thái Nguyên có tỷ lệ đô thị hóa là 40,73%, gần bằng tỷ lệ trung bình cả nước thì các tỉnh khác có tỷ lệ dao động trong khoảng 13% – 25%, một con số khá khiêm tốn. 

    Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, vùng mới có hơn 35% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong 9 tỉnh của cả nước có tỷ lệ đạt chuẩn NTM dưới 30%, 762 xã đạt dưới 10 tiêu chí, tập trung chủ yếu các tỉnh  khu vực miền núi phía Bắc .

    Trước những lợi thế và khó khăn của vùng, ngày 1/7/2004, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đặt chỉ tiêu cho vùng đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40%; có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; mỗi tỉnh có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021 – 2030. Với tỷ lệ đô thị hóa trung bình là 21,57%, liệu vùng Trung du miền núi phía Bắc có bứt phá để được chỉ tiêu được đề ra hay không là một điều rất đáng mong chờ. 

    Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Chỉ số PCI là tên viết tắt tiếng Anh của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index). Đây là chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

    Kết quả xếp hạng PCI năm 2022 cho thấy nhiều biến động, xếp cao nhất khu vực là tỉnh Bắc Giang bứt phá vươn lên vị trí thứ 2/63 tỉnh, với điểm số ấn tượng là 72,8; Lào Cai khi đứng tại vị trí 11 (tăng 14 bậc so với năm 2021), Bắc Kạn từ vị trí 48 của năm trước đã vượt lên xếp hạng 35 vào năm 2022.

    Tuy nhiên ở chiều ngược lại, những tỉnh còn lại đều có điểm số và thứ hạng chưa được cao, đa số nằm ngoài top 40. Đặc biệt, một số địa phương thứ hạng PCI cũng giảm sâu, Yên Bái (xếp 51) giảm 11 bậc so với năm trước, ngay sau đó là Tuyên Quang (xếp 52) giảm 23 bậc so với chỉ số PCI 2021.

    GRDP và GRDP bình quân đầu người 

    Năm 2022, trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, nền tình hình kinh tế – xã hội của một số địa phương vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đã đạt được những kết quả tích cực. 

    Dẫn đầu là Bắc Giang với Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang năm 2022 ước đạt 19,8% (gấp gần 2,5 lần bình quân chung cả nước), cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ hai cả nước. Quy mô GRDP được mở rộng, ước đạt 155.876  tỷ đồng, tương đương 6,5 tỷ USD, vượt 2,5% kế hoạch; theo sau là Thái Nguyên với GRDP đạt 150.195 tỷ đồng. Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình và Sơn La là các tỉnh có quy mô tầm trung trong vùng, giao động từ khoảng 65 nghìn tỷ đến gần 90 nghìn tỷ. Các tỉnh còn lại ước đạt khá thấp, chỉ giao động trong khoảng 15 nghìn tỷ và 40 nghìn tỷ. Có thể thấy, chỉ số GRDP của các tỉnh trong vùng có sự chênh lệch rõ ràng. 

    Trên thực tế, nhiều chính sách được đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội của vùng chưa tạo sự đột phá. Tính GRDP bình quân đầu người trong khu vực này ở mức thấp so với cả nước, năm 2022 đạt 63 triệu đồng. Tỉnh xếp thứ nhất GRDP vùng là Thái Nguyên, hạng 10 toàn quốc. Hầu hết các tỉnh đứng vị trí cuối bảng, như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, …

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Cơ sở hạ tầng

    Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, vùng Trung du và miền núi phía Bắc còn khó khăn chủ yếu là do giao thông kết nối hạn chế. Đường bộ quốc gia có tuy 11 tuyến cao tốc, và đây là phương thức vận tải chủ yếu, quan trọng nhất, giữ vai trò kết nối vùng với Thủ đô Hà Nội, kết nối liên tỉnh, kết nối các cửa khẩu quốc tế (Trung Quốc, Lào), nhưng còn nhỏ hẹp. Đường sắt cũng nhỏ hẹp. Về đường hàng không có Cảng hàng không Điện Biên nhưng đang khai thác hạn chế, Cảng hàng không Nà Sản xuống cấp nên đã tạm dừng khai thác; mạng lưới đường tỉnh có quy mô và chất lượng thấp.

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Cảng hàng không Nà Sản 

    Có thể thấy cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ là trở ngại trong phát triển kinh tế của các địa phương ở vùng này. 

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Diện mạo giao thông vùng Trung du và Miền núi phía Bắc

    Điều này được phản ánh trên bảng xếp hạng cơ sở hạ tầng của cả nước. Hầu hết các tỉnh, thành phố của vùng đứng ở vị trí thấp, sau 45/63 tỉnh thành, thậm chí nhiều tỉnh chiếm vị trí cuối bảng xếp hạng như Cao Bằng và Điện Biên. Song, Bắc Giang và Thái Nguyên là 2 tỉnh tiêu biểu trong vùng có thứ hạng cao trong xếp hạng cơ sở hạ tầng, lần lượt đứng thứ 10 và 12. Phú Thọ, Lào Cai và Hà Giang đứng trong top 40 trong 63 tỉnh thành của cả nước.

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước 

    Và để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, trong kế hoạch phát triển vận tải vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Giao thông vận tải nêu rõ việc tái cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không. Đồng thời, nghiên cứu cơ chế xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải…

    Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 

    Theo Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước 8 tháng đầu năm 2022 của Bộ KH&ĐT (tính đến 20/8), tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước thì vùng Trung du và miền núi phía Bắc xếp thứ 3, chỉ sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. 

    Trong năm 2022, Thái Nguyên là địa phương hút vốn FDI nhất trong vùng Trung Du và miền núi phía Bắc với gần 10.448 triệu USD, theo sau là Bắc Giang với 9.382 triệu USD. Xét về số lượng dự án, Bắc Giang đứng nhất với 595 dự án. Một số tỉnh miền núi còn chưa đủ hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, với ít hơn 5 dự án lũy tiến như Điện Biên, Lai Châu và Bắc Kạn. 

    Theo dự báo, giai đoạn tới, các tỉnh miền núi sẽ là địa chỉ “hút” dòng vốn FDI lớn. Bởi bên cạnh những tiềm năng, lợi thế đặc thù thì Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách để thu hút vốn FDI cho địa bàn miền núi, vùng đồng bào DTTS. Đây là sự bù đắp cần thiết cho những hạn chế do hạ tầng giao thông cách trở, điều kiện sở KT-XH còn nhiều khó khăn của địa bàn này.

    Tình hình xuất khẩu 

    Theo báo cáo, vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có 3 trong 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2022, lần lượt là Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ và có 6 trong 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên, Ninh Thuận, Cao Bằng và Hà Giang.

    Tuy kim ngạch xuất khẩu thấp, Điện Biên có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất vùng với 171,9%. Theo sau là Bắc Giang, Hòa Bình và Yên Bái với 40,5%, 30,3% và 29,4%. 

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Mùa vải 2022, Bắc Giang tăng sản lượng xuất khẩu vải thiều sang Nhật

    Thu ngân sách nhà nước 

    Năm 2022, thu ngân sách nhà nước trong vùng đạt 91.880 nghìn tỷ đồng. Trong đó, Công tác tài chính – ngân sách Nhà nước của tỉnh Thái Nguyên được thực hiện chủ động, chặt chẽ và giữ vững cân đối ngân sách. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 18.540 tỷ đồng, bằng 127,4% dự toán được Bộ Tài chính giao. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Bắc Giang năm 2022 ước đạt 18.175 tỷ đồng, vượt 27,5% dự toán năm. Hai tỉnh đã xuất sắc lọt vào Top 10 địa phương thu ngân sách lớn nhất miền Bắc năm 2022.

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Du lịch 

    Các tỉnh trung du, miền núi phía bắc còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với một số địa điểm đặc trưng thu hút du khách như: Đỉnh Fansipan – Vườn quốc gia Hoàng Liên; Vườn quốc gia Bái Tử Long – Vịnh Hạ Long; Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường La, Tà Xùa, Sốp Cộp và Xuân Nha, tỉnh Sơn La… đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến tham quan; ước tính tổng chi tiêu của du khách khoảng 620 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và thu ngân sách của các tỉnh.

    Lào Cai, Lạng Sơn và Sơn La là 3 tỉnh thu hút nhiều khách du lịch nhất trong vùng, với 4,5 triệu, 3,5 triệu và 3,2 triệu lượt khách đến. Tuy nhiên, ngoài Lào Cai có doanh thu cao nhất (15 nghìn tỷ) thì các tỉnh khác có doanh thu trung bình dưới 3 nghìn tỷ, bất chấp sự khác nhau về lượng khách du lịch.

    Năm 2022, Lào Cai chứng kiến tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách du lịch đạt 14,4% năm, tổng thu từ khách du lịch tăng 31,7%/năm.

    Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước

    Ruộng bậc thang ở Y Tý – Lào Cai

    Xem thêm: Các chỉ số kinh tế quan trọng vùng ĐBSH – “Khu kinh tế thịnh vượng”

    Xem thêm: Các chỉ số kinh tế xã hội quan trọng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung

     

      Trên đây là những thông tin tổng quan về “Bức tranh kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, hình mẫu phát triển xanh, bền vững và toàn diện của cả nước” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.  

     

     

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực R&D

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Giang

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: https://nghiencuuphattrien.senvangdata.com/khoahock-2   

    Thẻ : senvanggroup, senvangdata, kênh đầu tư sen vàng, phát triển dự án, Chỉ số kinh tế, GRDP, PCI, du lịch, Trung du và Miền núi phía Bắc, R&D bất động sản; Quy trình xây dựng phòng R&D bất động sản, HDI, Nghiên cứu phát triển bất động sản, Tư vấn phát triển dự án,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!