Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sinh thái đa dạng và đặc thù. Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã được các tỉnh quan tâm phát triển và đem lại nhiều lợi ích nhiều mặt. Tuy vậy, hoạt động này cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng lợi thế lớn của vùng. Hãy cùng Sen Vàng Group phân tích phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, từ đó có cái nhìn tổng quan, đúng đắn hơn trong việc đề ra chủ trương, chính sách cũng như đề xuất những giải pháp cụ thể phù hợp, khả thi, hiệu quả cho phát triển du lịch ĐBSCL.
Hệ thực vật của rừng tràm Trà Sư (An Giang) mang tính đặc trưng của vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
ĐBSCL là vùng đất phì nhiêu ruộng vườn rộng lớn, có nhiều kênh rạch chằng chịt, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu hiền hòa, rất ít giông bão, một năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa lớn bậc nhất nước ta mà còn là nơi có nhiều điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách Việt Nam và quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động du lịch sinh thái bước đầu đạt những kết quả nhất định với nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng.
Trước đó, do ảnh hưởng dịch COVID-19, tổng lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 chỉ đạt gần 17,2 triệu lượt, giảm 66,6%.
Trong số đó, lượng khách đến Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 cũng chỉ đạt gần 27,8 triệu lượt, giảm 41,28% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch đạt 21.879 tỷ đồng, giảm 48,26% so với cùng kỳ.
Sau đại dịch, bằng các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, các tỉnh, thành phố trong khu vực đã phục hồi, phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch của từng địa phương.
Đến cuối năm 2022, Đồng bằng sông Cửu Long đón trên 44 triệu lượt khách du lịch, tăng 201,2% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó khách lưu trú đạt gần 12 triệu lượt, tăng 138,9% với cùng kỳ năm 2021.
Doanh thu du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 đạt gần 34.000 tỷ đồng, tăng 216,9% so với cùng kỳ năm 2021. Du lịch góp phần tạo việc làm và sinh kế bền vững cho hàng chục nghìn người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển nhiều ngành, lĩnh vực khác như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Bản đồ dự báo phân bố độ mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Vùng ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc phát triển du lịch bền vững. Biến đổi khí hậu gây hạn hán, ngập mặn và xâm nhập mặn từ nước biển, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự thiếu hệ thống đồng bộ và chất lượng sản phẩm du lịch dẫn đến giá cả không hợp lý và vấn đề vệ sinh môi trường. Ngoài ra, nguồn nhân lực du lịch chưa chuyên nghiệp, không đào tạo đầy đủ, gây phiền lòng cho du khách về cung cách phục vụ. Để vượt qua những thách thức này, cần tăng cường quản lý môi trường và an toàn thực phẩm, đầu tư vào hạ tầng lưu trú chất lượng cao, và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
Chùa Xiêm Cán thuộc xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc liêu là nơi được khá nhiều bạn trẻ check-in khi đến đây (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Nhiều năm qua, du lịch là thế mạnh kinh tế của TP Bạc Liêu. Năm 2022, địa phương đón 22 triệu lượt khách, đạt 2.300 tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh trong vùng về số lượt khách du lịch. Năm 2022, ngành du lịch địa phương đạt 118% so với kế hoạch, tăng 87% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu dịch vụ du lịch 2.300 tỷ đồng, đạt 104,5% so với kế hoạch, tăng 87,7% so với cùng kỳ.
Đồng bằng sông Cửu Long là kho tàng di tích văn hóa và lịch sử độc đáo
Chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ nổi tiếng ở miền Tây (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là một vùng đẹp với thiên nhiên phong phú, mà còn là nơi giao thoa của các nền văn hóa dân tộc, như Kinh, Hoa, Chăm và Khmer. Vùng này có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như Lễ hội Bà chúa Xứ ở Núi Sam, An Giang và Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang. Với sự đa dạng này, Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, biển – đảo, hội nghị – hội thảo, văn hóa và làng nghề truyền thống. Các lễ hội không chỉ tạo điều kiện cho việc gắn kết cộng đồng mà còn là nơi trưng bày và bảo tồn di sản văn hóa, nghệ thuật cổ truyền và các loại hình nghề thủ công truyền thống.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, An Giang chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đồng bằng sông Cửu Long là cái nôi của nền đặc sản ẩm thực độc đáo.
Món ăn của người dân ở ĐBSCL là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của quá trình cộng cư lâu đời và mối giao hữu thắm thiết giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, có sự giao tiếp nhiều luồng văn hóa Đông Tây nên yếu tố tiếp biến văn hóa thể hiện rất rõ. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quảng bá hình ảnh ĐBSCL đến các vùng khác trong nước và trên thế giới, góp phần phát triển du lịch trong vùng.
Lẩu trâu Long Xuyên góp phần tạo nên nét riêng cho nền ẩm thực của thành phố (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Vùng ĐBSCL đã thành công trong việc xây dựng các loại hình du lịch phù hợp với đặc trưng của vùng. Du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước Cửu Long và du lịch văn hóa đều được kết hợp tinh tế với văn hóa ẩm thực địa phương. Điều này đã thu hút một lượng đông du khách đến với vùng. Các đặc sản ẩm thực nổi tiếng như cá linh, cá kho tộ, rau má, xoài Cao Lãnh, đậu phộng Tân An đều mang đậm nét địa phương và hấp dẫn du khách. Ngoài ra, vùng còn có nguồn hải sản phong phú từ các vùng rừng ngập trong nước như nghêu, sò, ốc, hến, vọp, hàu, vẹm, chem chép, ba khía, cua, sam, tôm, rùa, ba ba, lươn, tép… Tất cả những điều này tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn cho du lịch vùng ĐBSCL.
Ngành Du lịch ĐBSCL được kỳ vọng là một trong những động lực phát triển kinh tế quan trọng trong những năm tới đây bởi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Một số giải pháp phát triển du lịch vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, cần nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp. Bên cạnh đó, phấn đấu hình thành các diễn đàn về kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp, chia sẻ thông tin về biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học, công nghệ, các sáng kiến, kinh nghiệm tổ chức sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng ĐBSCL cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách khai thác tiềm năng của du lịch sinh thái sông nước, du lịch MICE và các loại hình du lịch khác. Đồng thời, đầu tư vào vui chơi giải trí hiện đại và cao cấp. Quan trọng là xây dựng kinh tế ban đêm và ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch. Mời gọi đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch đường sông, bao gồm cảng du lịch, bến tàu du lịch và du thuyền.
Chợ nổi miền Tây nức tiếng gần xa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Giới thiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để thu hút khách đến. Vận động doanh nghiệp tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hoạt động trên website, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá du lịch của vùng. Đẩy mạnh công tác quảng bá tiếp thị và truyền thông về du lịch. Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, phát triển sản phẩm du lịch với thị trường trong và ngoài nước. Các địa phương cần có các biện pháp hướng dẫn du khách nhận thức cách sử dụng các sản phẩm dịch vụ một cách thân thiện phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững.
Để phát triển du lịch vùng ĐBSCL nhanh chóng và bền vững, cần có chính sách đột phá và các giải pháp đồng bộ nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức và nhân viên du lịch. Đồng thời, xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch cho từng địa phương và tăng cường đào tạo ngắn hạn để nâng cao chất lượng, kỹ năng và tính chuyên nghiệp trong dịch vụ du lịch, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Để ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Để ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh“. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSCL
Báo cáo nghiên cứu thị trường Thành phố Cần Thơ
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trần Thị Quỳnh Trang
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.4859
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP