Quy hoạch tỉnh Hà Nam định hướng phát triển đô thị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 84,952 ha. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, nằm trong những tuyến giao thông huyết mạch của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài. Thực hiện Nghị định 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy hoạch tỉnh Hà Nam được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tích hợp các nội dung, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các huyện, thành phố có tính tới yếu tố liên vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại và làm nổi bật các được các ý chính của dự thảo quy hoạch đô thị tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    QUY HOẠCH VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Chùa Tam Chúc – Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam

    Mục tiêu đến năm 2030, đưa Hà Nam phát triển toàn diện và bền vững trở thành một trong các trung tâm của Vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước về công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội lớn, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng số đồng bộ, hiện đại và kết nối thuận lợi với các vùng và cả nước. 

    Xây dựng Hà Nam trở thành vùng đô thị – công nghiệp có cấu trúc đa trung tâm, nhiều tầng bậc. Toàn vùng tỉnh Hà Nam trở thành vùng đô thị-công nghiệp quy mô lớn của Vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển Hà Nam cơ bản trở thành đô thị loại I và phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035.

    Phạm vi nghiên cứu quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Hà Nam với tổng diện tích tự nhiên là 859.5km² bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030 , tầm nhìn đến năm 2050

    1. Định hướng phát triển không gian

    Định hướng phát triển không gian đô thị tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 chia thành 3 giai đoạn là:

    • Giai đoạn 2021-2025: Tỉnh có 14 đô thị: 1 đô thị loại II là thành phố Phủ Lý; 2 đô thị loại IV là thị xã Duy Tiên và đô thị Kim Bảng; 11 đô thị loại V.

    • Giai đoạn 2026-2030: Tỉnh có 8 đô thị: 01 đô thị loại I là Thành phố Phủ Lý; 01 đô thị loại III là thị xã Duy Tiên; 4 đô thị loại IV là thị xã Kim Bảng, đô thị Thanh Liêm, đô thị Lý Nhân và thị trấn Bình Mỹ và 2 đô thị loại V.

    • Giai đoạn 2031 – 2050: Phát triển tỉnh Hà Nam trở thành đô thị trực thuộc TW, đầu tư xây dựng phát triển các khu vực của thành phố Phủ Lý trở thành các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hình thành một số đô thị loại V thuộc huyện Bình Lục.

    QUY HOẠCH VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Bản đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Hà nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Hà Nam- là 86,193.36 ha, chiếm 0.26% diện tích tự nhiên cả nước và 6.30% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng. Toàn tỉnh có 06 đơn vị hành chính: 04 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã.

    QUY HOẠCH VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Biểu đồ quy hoạch đất của tỉnh Hà Nam năm 2020 và 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất từ năm 2020 đến 2030 của tỉnh Hà Nam có nhiều sự thay đổi đáng kể. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2030 giảm hơn 20% so với năm 2020. Ngược lại, tỉ lệ đất phi nông nghiệp tăng đáng kể, tăng gần gấp đôi so với năm 2020 với số liệu là 60.32%. Trong khi đó, đất chưa sử dụng năm 2020 từ 23.15% giảm xuống 1.28%.

    Diện tích đất thực giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp 86,193.36 ha; Diện tích thực tăng 114.45 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp sang đất trồng lúa 17.72 ha, sang đất trồng cây hàng năm khác 16.21 ha, sang đất trồng cây lâu năm 35.8 ha, sang đất lâm nghiệp 43.22 ha, sang đất nông nghiệp khác 1.50 ha. Diện tích chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp thời kỳ 2021-2030 là 3,759.38 ha.

    Hà Nam là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội và các tỉnh,thành phía Bắc. Bởi vậy, Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, phân bố hợp lý, giai đoạn đến năm 2030 theo định hướng Hà Nam sẽ có thêm hàng loạt dự án giao thông được nâng cấp và xây mới.

    3.1 Đường bộ

    Các dự án cao tốc trọng điểm đi qua tỉnh Hà Nam theo đề án có thể sẽ thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế của tỉnh Hà Nam có thể kể đến như: dự án cao tốc Bắc-Nam, cao tốc Phủ Lý-Nam Định, Đường vành đai 5 (Hà Nội).

    QUY HOẠCH VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Tuyến đường Biên Hòa (TP Phủ Lý – Hà Nam)  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Quy hoạch hạ tầng giao thông định hướng thời kỳ 2021-2030 của tỉnh Hà Nam có 10 trục giao thông chính tạo nên khung giao thông vùng, gồm có: Trục Quốc lộ 1A hướng Bắc – Nam, trục Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, trục quốc lộ 21A và 21B hướng Tây Bắc – Đông Nam, quốc lộ 38B, đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô, đường nối Quốc lộ 38 – Quốc lộ 21, đường T3 trên địa bàn Kim Bảng, Quốc lộ 21 nối vùng tỉnh Hà Nam với tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc, đường liên kết Thanh Liêm – Bình Lục – Lý Nhân, đường mới QL38 – QL21.

    Sơ đồ 10 trục giao thông chính của tỉnh Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    UBND tỉnh Hà Nam cho biết sau khi hoàn thành nâng cấp, xây mới mạng lưới đường bộ sẽ đáp ứng được mức tăng trưởng vận tải trung bình 11%-12%/năm, nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ, tối ưu mạng lưới để rút ngắn hơn nữa thời gian tiếp cận đến các trung tâm hành chính, khu công nghiệp, khu di tích, khu du lịch của tỉnh.

    3.2 Đường sắt

    Theo định hướng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 địa bàn tỉnh Hà Nam sẽ có 02 tuyến đường sắt là: tuyến đường sắt Bắc – Nam và tuyến đường sắt tốc độ cao, kết nối thông qua hạ tầng đường bộ.

    Tàu đường sắt tốc độ cao khi đi qua tỉnh Hà Nam sẽ có chiều dài là 36.15 km (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Với tuyến đường sắt Bắc – Nam: kết nối thông qua hệ thống các tuyến đường bộ kết nối vào các ga đường sắt như Quốc lộ 1 kết nối qua ga Đồng Văn, qua ga Phủ Lý, tuyến đường đô thị Đinh Công Tránh – Lý Thường Kiệt kết nối qua ga Thịnh Châu, tuyến Quốc lộ 21 kết nối qua ga Bình Lục.

    Kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đoạn tuyến Hà Nội – Vinh: đã được quy hoạch mới giai đoạn 2021-2030, đoạn qua tỉnh Hà Nam dài 36.15 km, kết nối thông qua hạ tầng đường bộ kết nối với các ga đường sắt của tuyến được xây dựng mới tại Ga Phủ Lý – xã Liêm Tuyền và Liêm Tiết, TP. Phủ Lý gần nút giao Liêm Tuyền, phía Đông đường bộ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. 

    4.1 Dự án cụm cảng Yên Lệnh – Hà Nam

    Công trình được triển khai xã Chuyên Ngoại, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có quy mô, diện tích đất sử dụng là 23.02 ha. Thời gian hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư dự án. Vị trí cảng cách cầu Yên Lệnh khoảng 2.0 km về phía hạ lưu.

    Phối cảnh dự án cụm cảng Yên Lệnh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Theo tính toán của UBND tỉnh Hà Nam, tổng vốn đầu tư Dự án là 1,295.5 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư giai đoạn I là 248.7 tỷ đồng; vốn đầu tư giai đoạn II 1,046.8 tỷ đồng, bao gồm, vốn tự có của chủ đầu tư để thực hiện dự án 388.7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30% tổng vốn đầu tư.

    4.2 Dự án Khu công nghệ cao Hà Nam  

    Khu Công nghệ cao Hà Nam được dự kiến xây dựng tại huyện Lý Nhân trên quy mô khoảng 1000 ha với vốn đầu tư khoảng 5,800 tỷ đồng, chia thành các phân khu chủ yếu là: sản xuất công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo; trung tâm điều hành; dịch vụ công nghệ cao và logistics thông minh. Cơ cấu các phân khu chức năng có thể được điều chỉnh theo bối cảnh phát triển của khu công nghệ cao, xu hướng công nghệ và sản xuất của thế giới.

    Phối cảnh dự án khu công nghệ cao tỉnh Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cụ thể, đề xuất quy hoạch phát triển các KCN, Khu công nghệ cao đến năm 2025 tăng 18 KCN so với năm 2020; quy mô khoảng 7,334 ha, tăng 4,800ha so với năm 2020; 1 khu công nghệ cao với quy mô diện tích 1,000ha. Cụ thể, giữ nguyên các KCN Đồng Văn I, II, hỗ trợ Đồng Văn III, Hòa Mạc, Châu Sơn; thành lập mới 18 KCN với quy mô 4,700ha; mở rộng KCN Thái Hà với diện tích 100ha; thành lập khu công nghệ cao Lý Nhân với quy mô 1,000ha.

    Với việc đã được phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, thì đây là những cơ hội mới cho tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, nhất là thị trường quốc tế cùng với đó là cơ hội phát triển một số ngành, lĩnh vực của tỉnh. 

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – Trung Đức

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : quy hoạch vùng tỉnh, hà nam, quy hoạch sử dụng đất hà nam, hạ tầng giao thông hà nam,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!