Phân tích Quy hoạch và tiềm năng phát triển Bất động sản tỉnh Thái Bình

  • 2 Tháng mười hai, 2024
  • Thái Bình, vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Với vị trí chiến lược kết nối thủ đô Hà Nội với Vịnh Bắc Bộ, hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, cùng định hướng quy hoạch bài bản, Thái Bình đang trở thành một điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư bất động sản. Diện mạo đô thị không ngừng đổi mới, kinh tế tăng trưởng ấn tượng, và hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, văn minh. Sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế và quy hoạch không gian phát triển bền vững tạo nền tảng vững chắc để tỉnh phát triển toàn diện trong lĩnh vực bất động sản.

    Khu trung tâm thành phố hiện đại ngày nay

    Vị trí địa lý

    Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển thuộc khu vực phía Nam châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi ba mặt sông và một mặt biển. Vị trí địa lý đặc biệt này giúp Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tọa độ địa lý của tỉnh nằm từ 20°17′ đến 20°44′ vĩ độ Bắc và từ 106°06′ đến 106°39′ kinh độ Đông. Về ranh giới, Thái Bình tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng ở phía Bắc; với tỉnh Nam Định và Hà Nam ở phía Tây và Tây Nam; phía Nam giáp hoàn toàn với tỉnh Nam Định; và phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    Thái Bình đóng vai trò chiến lược trong kết nối Thủ đô Hà Nội với Vịnh Bắc Bộ, góp phần quan trọng trong định hướng phát triển không gian vùng hướng ra biển Đông. Với vị trí thuận lợi và định hướng phát triển rõ ràng, Thái Bình đang dần trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp, đô thị, và dịch vụ tại vùng Đồng bằng sông Hồng.

    Tiềm năng phát triển kinh tế

    Hạ tầng kết nối

    + Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT08) kết nối các tỉnh phía Nam với Hải Phòng và Quảng Ninh, hỗ trợ phát triển Khu Kinh tế Thái Bình.

    Hướng tuyến của dự án CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định – Thái Bình

    Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc (TCVN 5729:2012) với 4 làn xe, cho phép vận tốc thiết kế lên đến 120km/h. Dự kiến, công trình sẽ được triển khai từ năm 2023 đến năm 2027. Dự án này không chỉ giúp kết nối các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình với các thành phố lớn như Hải Phòng và Quảng Ninh mà còn tạo ra động lực phát triển cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đây cũng là cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng phó với các sự cố thiên tai, biến đổi khí hậu.

    + Quy hoạch cao tốc Hà Nội – Thái Bình và đường Vành đai V vùng Thủ đô sẽ rút ngắn thời gian di chuyển và nâng cao vai trò liên kết vùng.

    Trong đó chiều dài đi qua địa phận tỉnh Thái Bình khoảng 28,5 km. Điểm đầu của tuyến cao tốc tại cầu Thái Hà và điểm cuối tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ. Tuyến cao tốc này được chia thành hai đoạn: Đoạn 1 từ cầu Thái Hà đến xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, sẽ trùng với đường Thái Hà giai đoạn 1, đã được đầu tư và xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng. Đoạn 2 từ Văn Cẩm, Hưng Hà đến Quỳnh Hoa, Quỳnh Phụ.

    + Hệ thống cảng biển trong Vịnh Bắc Bộ tạo điều kiện thúc đẩy giao thương quốc tế và khu vực ASEAN.

    Bản đồ quy hoạch vùng ven biển tỉnh Thái Bình

    Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Thái Bình về điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm quy hoạch chi tiết các nhóm cảng và phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thái Bình đến 2030, tầm nhìn 2050. Tỉnh Thái Bình đề xuất quy hoạch bến cảng tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý, với bến tổng hợp, hàng rời, container và hàng lỏng/khí, phục vụ Trung tâm Điện – Khí LNG Thái Bình, phù hợp với quy hoạch năng lượng và phát triển điện lực.

    Bến cảng ngoài khơi cửa Trà Lý được tỉnh Thái Bình đề xuất có khả năng tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn nhằm phục vụ Trung tâm Điện – Khí LNG Thái Bình 

     Phát triển công nghiệp

    -Khu Kinh tế Thái Bình: 

    Khu kinh tế Thái Bình bao gồm các khu chức năng chính với tổng diện tích và mục tiêu phát triển đa dạng. Các khu chức năng này bao gồm:

    • Khu công nghiệp: Diện tích 8.020 ha, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, sản xuất và thu hút đầu tư.
    • Khu cảng biển Thái Bình: Khoảng 500 ha, hỗ trợ giao thương, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế biển.
    • Trung tâm Điện lực Thái Bình: Diện tích 853 ha, tập trung vào phát triển năng lượng, phục vụ nhu cầu công nghiệp và dân sinh.
    • Khu du lịch và khu dịch vụ: Diện tích 3.110 ha, thúc đẩy phát triển ngành du lịch, dịch vụ và gia tăng giá trị kinh tế.
    • Khu nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản: Khoảng 4.715 ha, hỗ trợ sản xuất nông sản và thủy sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.
    • Các đô thị: Diện tích khoảng 3.000 ha, tạo điều kiện phát triển hạ tầng đô thị, dân cư và các hoạt động kinh tế xã hội.

    Đến nay, khu vực này đã phê duyệt 11 quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Hai khu công nghiệp quan trọng là Liên Hà Thái (huyện Thái Thụy) và Hải Long (huyện Tiền Hải) đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Khu công nghiệp Liên Hà Thái, được coi là khu công nghiệp tiên phong trong thu hút đầu tư, hiện có 6 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 721 triệu USD và 1 dự án trong nước với vốn đầu tư 230 tỷ đồng.

    Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Lotes Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái (thuộc Khu kinh tế Thái Bình) đi vào hoạt động từ tháng 2/2023.

    Khu công nghiệp Tiền Hải, thuộc Khu kinh tế Thái Bình, là một khu công nghiệp hiện hữu. Bên cạnh các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất và kinh doanh, khu công nghiệp này đã thu hút thêm 7 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 214,3 triệu USD.

    Thế mạnh nông nghiệp 

    Là một tỉnh nông nghiệp truyền thống, Thái Bình có bước chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển các chuỗi giá trị nông sản.

    -Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Tỉnh tập trung vào các mô hình trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hữu cơ, bền vững, gắn kết với công nghiệp chế biến.

    -Các sản phẩm đặc trưng: Gạo Thái Bình, đặc biệt là giống gạo Tám Xoan, có tiềm năng xuất khẩu và xây dựng thương hiệu quốc gia.

    Tiềm năng du lịch đa dạng

    Thái Bình có hệ sinh thái phong phú, di tích lịch sử và văn hóa đặc sắc, kết hợp với thiên nhiên hoang sơ, mang lại nhiều cơ hội phát triển du lịch.

    Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

    – Khu vực biển Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Thủ: Với hệ sinh thái ngập mặn độc đáo, nơi đây là điểm đến lý tưởng cho du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp.

    – Các khu nghỉ dưỡng ven biển: Đang được đầu tư để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

    Cồn Vành Thái Bình

    Di tích lịch sử và văn hóa

    -Đền Trần (Hưng Hà): Nổi tiếng với các lễ hội truyền thống quy mô lớn.

    -Chùa Keo: Một công trình kiến trúc độc đáo từ thời Lý, thu hút đông đảo du khách và các nhà nghiên cứu văn hóa.

    Lễ hội và làng nghề truyền thống

    -Các lễ hội đặc sắc: Lễ hội làng chiếu Hới, lễ hội làng Đọi Tam… là cơ hội để quảng bá văn hóa địa phương.

    -Làng nghề: Làng chiếu Hới, làng dệt Nam Cao, làng đúc đồng Đại Bái không chỉ tạo ra các sản phẩm thương mại mà còn trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.

    Ẩm thực

    Thái Bình sở hữu nền ẩm thực phong phú, là sự giao thoa giữa các món ăn dân dã và những đặc sản vùng biển.

    Đặc sản nổi bật:

    -Bánh cáy làng Nguyễn: Đặc sản truyền thống mang đậm hương vị quê hương, được nhiều người yêu thích và có tiềm năng xuất khẩu.

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    -Canh cá Quỳnh Côi: Món ăn dân dã nhưng độc đáo, gắn bó với cuộc sống của người dân địa phương.

    -Gỏi nhệch: Một đặc sản biển độc đáo, mang lại giá trị ẩm thực và kinh tế.

    Du lịch ẩm thực: Xây dựng các khu dịch vụ tập trung đặc sản sẽ góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực địa phương.

    Các chỉ số đáng chú ý

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Dân số

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    GRDP

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính đạt 33.657 tỷ đồng, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm 2023, tăng trưởng đứng thứ 7/11 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đáng chú ý, bên cạnh sự phát triển ổn định của ngành nông nghiệp với tăng trưởng 1,82%, ngành công nghiệp đạt tăng trưởng cao với mức 17,42%.

    Theo UBND tỉnh Thái Bình, năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 72.593 tỷ đồng, tăng 7,32% so với năm 2023, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 0,39%; công nghiệp và xây dựng tăng 12,15%; dịch vụ tăng 6,77%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.866 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2023.

    Các khu, cụm công nghiệp đang thu hút hàng loạt dự án lớn.

    FDI

    Nếu như giai đoạn từ năm 1987 (thời điểm lần đầu tiên Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành) đến năm 2020, tổng thu hút FDI của địa phương này chỉ đạt gần 800 triệu USD thì từ năm 2021 đến nay, tổng thu hút FDI của tỉnh đạt 4,1 tỉ USD. Trong đó riêng năm 2023 đạt gần 3 tỉ USD, gấp gần 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2022.

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    CPI

    Theo báo cáo của Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,51% so với tháng 1/2024 và tăng 2,19% so với tháng 12/2023. Trong tháng này, có 8/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng, bao gồm nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, Đồ uống và thuốc lá, May mặc, mũ nón và giày dép, Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, Thiết bị và đồ dùng gia đình, Giao thông, Văn hóa, giải trí và du lịch, và Hàng hóa và dịch vụ khác. Còn lại, 3/11 nhóm hàng như Thuốc và dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông và Giáo dục có chỉ số ổn định.

    Thương mại – Dịch vụ 

    Năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân. Giá trị ngành thương mại – dịch vụ ước đạt trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 20 nghìn tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trên địa bàn thành phố hiện có 17 chợ dân sinh, 12 siêu thị và 2 trung tâm thương mại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hóa của người dân. Các chương trình khuyến công, khuyến thương được triển khai tích cực, trong khi công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại, cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được duy trì tốt.

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    PCI


    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    Quy hoạch phát triển 

    Theo các quy hoạch quốc gia, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ đô Hà Nội, Thái Bình được thừa hưởng lợi thế từ hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại. Nổi bật là tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT08), kết nối Hải Phòng, Quảng Ninh với các tỉnh phía Nam như Ninh Bình, Thanh Hóa và Bắc Trung Bộ, tạo động lực phát triển cho Khu kinh tế Thái Bình. Đồng thời, tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Bình, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, sẽ thúc đẩy giao thương quốc tế qua hệ thống cảng biển Vịnh Bắc Bộ và các nước Đông Nam Á. Việc đầu tư vào tuyến đường này hứa hẹn nâng cao vai trò của Thái Bình trong liên kết vùng và giao thương quốc tế.

    Ngoài ra, tuyến đường vành đai V vùng Thủ đô, chạy qua phía Bắc Thái Bình, kết hợp với đường Thái Bình – Hà Nam đã xây dựng, sẽ củng cố mối liên kết vùng, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Với các yếu tố này, Thái Bình đang đứng trước cơ hội lớn để chuyển mình, trở thành trung tâm kinh tế và giao thương chiến lược của vùng Đồng bằng sông Hồng.

    Phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội tỉnh Thái Bình được định hình theo cấu trúc dựa trên bộ khung: 

    01 trung tâm – 03 hành lang kinh tế – 04 không gian phát triển.

    Một trung tâm là Thành phố Thái Bình, với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh; tập trung các hoạt động kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, đầu mối trong liên kết các dịch vụ với các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước.

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    Ba hành lang kinh tế, gồm:

    (1) Hành lang kinh tế ven biển phía Đông (với 02 trung tâm là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy với vai trò đô thị đối trọng với TPTB) kết nối trục Đông Bắc – Tây Nam;

    (2) Hành lang phát triển Tây Bắc kết nối các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận: tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam và hướng về thành phố Hà Nội;

    (3) Hành lang Đông Bắc – Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung bộ về thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh..

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    Trên cơ sở địa lý tự nhiên, đặc điểm dân cư và văn hóa xã hội, điều kiện, trình độ phát triển và dự báo khả năng phát triển, tỉnh Thái Bình phân thành 3 vùng như sau:

    Vùng trọng điểm: gồm Thành phố Thái Bình, các huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Kiến Xương.

    Vùng động lực chủ đạo: gồm các huyện Thái Thụy và Tiền Hải.

    Vùng kinh tế ngoại biên: gồm các huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ.

    Thị trường Bất động sản

    Trong năm 2023, tỉnh Thái Bình có 2.350 giao dịch nhà ở và 11.394 giao dịch đất nền với tổng giá trị 5.992 tỷ đồng.

    Xem thêm: Báo cáo Nghiên cứu thị trường Thái Bình

    Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, tỉnh Thái Bình đang tích cực triển khai phát triển nhà ở xã hội. Mục tiêu là hoàn thành xây dựng khoảng 3.469 căn nhà ở xã hội vào năm 2025, vượt 1.169 căn so với chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023, theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã thực hiện quy hoạch chi tiết 63 vị trí phát triển nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất dự kiến hơn 162,7 ha, bao gồm 9 vị trí quy hoạch các dự án nhà ở xã hội độc lập (51 ha) và 51 vị trí đất 20% tại các dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

    Dự án Nhà ở xã hội tại Thái Bình

    Dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng. Dự án dự kiến sẽ xây dựng 1.500 căn nhà ở thấp tầng, góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân và tạo động lực phát triển khu vực này, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng đô thị và cải thiện chất lượng sống cho cư dân.

    Với quy mô lên đến 1,25 km2, tại đây sẽ có hơn 1.500 căn nhà ở thấp tầng. Ngoài ra còn có công trình chung cư nhà ở xã hội và công trình hỗn hợp. Dự kiến quy mô dân số khoảng 11.500 người.

    Kết luận

    Thái Bình đang có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản nhờ vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và các dự án giao thông trọng điểm. Các khu công nghiệp, cảng biển, và nhu cầu về nhà ở xã hội đang thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Quy hoạch các khu đô thị và nhà ở xã hội cùng với các chính sách đầu tư hỗ trợ tạo ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Phân tích quy hoạch và tiềm năng phát triển BĐS tỉnh Thái Bình”  do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com

    thumbnail

    Xem thêm các bài viết về Thái Bình:

    Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030

    Tóm tắt quy hoạch phát triển KCN-CCN tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030

    Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2025

    _______________

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :

    Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van

    Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/

    Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng:

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata

    Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/

    TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup

    Hotline liên hệ: 0948.48.48.59

    Email: info@senvanggroup.com

    ————————————————————————–

    © Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng

    © Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup

    #senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,

    #công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án

    #chủ_đầu_tư_bất_động_sản

    #R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản

    #phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản

    #tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản

    #thị_trường_bất_động_sản_2024

    #MA_dự_án_Bất_động_sản

    Thẻ : nhà ở xã hội thái bình, cơ hội đầu tư tại thái bình, đất nền thái bình, bản tin bds thái bình, bất động sản thái bình 2024, báo cáo thị trường thái bình, khu công nghiệp liên hà thái, tiềm năng thái bình, quy hoạch thái bình,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!