Bình Dương, biểu tượng cho sự vươn lên mạnh mẽ của một đô thị công nghiệp, đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm kinh tế quan trọng tại khu vực phía Nam. Không chỉ là vùng đất “vàng” với mạng lưới giao thông liên kết toàn diện và sự hiện diện của các khu công nghiệp hàng đầu, tỉnh còn là nơi hội tụ của dòng vốn đầu tư mạnh mẽ và chiến lược phát triển bền vững. Những điều kiện này không chỉ củng cố vị trí của Bình Dương trên bản đồ kinh tế quốc gia mà còn tạo nên sức hút đặc biệt cho thị trường bất động sản, mở ra tiềm năng phát triển đa dạng từ các khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp đến hạ tầng thương mại và dịch vụ cao cấp.
Thành phố mới Bình Dương
Vị trí địa lý
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xem là cửa ngõ quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Với vị trí chiến lược, Bình Dương không chỉ là trung tâm liên kết vùng mà còn sở hữu hệ thống giao thông thuận tiện, bao gồm quốc lộ 13, quốc lộ 14, các tuyến đường cao tốc quan trọng và mạng lưới đường sắt kết nối các khu công nghiệp và đô thị lớn. Vị trí này giúp tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời là động lực phát triển cho thị trường bất động sản đa dạng từ công nghiệp, đô thị đến thương mại dịch vụ.
Bản đồ vị trí Bình Dương
CÁC CHỈ SỐ TOP ĐẦU VÀ TOP CUỐI
Xem thêm: Bài viết Bình Dương – điểm sáng kinh tế và xã hội với 15 tiêu chí nổi bật nằm trong Top
Kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Dương có những dấu hiệu đáng lạc quan. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay đã có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm…Hoạt động xuất nhập khẩu khởi sắc, kinh tế tăng trưởng khá.GRDP trên địa bàn tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy sự phục hồi rõ rệt của các ngành công nghiệp chủ lực. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, với kim ngạch xuất khẩu đạt 26 tỷ USD (tăng 15,4%) và kim ngạch nhập khẩu đạt 18,4 tỷ USD (tăng 14,5%), tạo thặng dư thương mại 7,6 tỷ USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách ước tính đạt 51.000 tỷ đồng, tương đương 71% dự toán, trong đó thu nội địa chiếm 37.000 tỷ đồng. Chi ngân sách thực hiện 12.000 tỷ đồng, đạt 39% dự toán, phản ánh sự cân đối trong quản lý tài chính công.
Về đầu tư công, đến ngày 21/10/2024, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 6.803 tỷ đồng, tương ứng 44,5% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 111.000 tỷ đồng, tăng 7,6%, minh chứng cho nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diện.
Trong 9 tháng đầu năm, Bình Dương đã thu hút 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 59.000 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh trong nước. Đáng chú ý, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 30 dự án, với tổng vốn lên đến 96.000 tỷ đồng, khẳng định sức hút mạnh mẽ của địa phương trong việc thu hút dòng vốn mới.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sự kiện này không chỉ mở ra cơ hội hợp tác mà còn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn tham gia vào các dự án chiến lược, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững cho Bình Dương.
TOP THẤP NHẤT
Năm 2023, Bình Dương xếp thứ 31/63 tỉnh thành về tỷ lệ lao động qua đào tạo với với tỷ lệ 23,3%
PCI tụt hạng khá lớn 2 năm gần đây. Đây được xem là “nốt trầm” trong nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của TP Hồ Chí Minh những năm qua.Chỉ số năng lực cạnh tranh của TP Hồ Chí Minh thấp do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, TP Hồ Chí Minh là đô thị lớn, trung tâm kinh tế sôi động với nhiều tác động bên ngoài, khiến việc duy trì môi trường đầu tư trở nên khó khăn, đặc biệt khi chi phí mặt bằng cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác. Thứ hai, tâm lý e ngại của cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền, dù đã có chính sách khuyến khích sáng tạo, nhưng thiếu cơ chế bảo vệ khiến đội ngũ công chức ngần ngại khi giải quyết công việc. Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh vẫn duy trì vị thế đầu tàu kinh tế và cần cải thiện nội tại để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Dương
Mật độ km đường quốc lộ, cao tốc, đường tỉnh thấp hơn so với TB cả nước và thấp nhất so với vùng Đông Nam Bộ
Tiềm năng phát triển
Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ: Được mệnh danh là “hạt nhân” của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Dương đã chú trọng đầu tư đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp toàn diện các đô thị và khu vực công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, tỉnh không ngừng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, từng bước hoàn thiện mô hình thành phố thông minh, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Công ty Becamex IDC và Tập đoàn Sunwah (Hàn Quốc) ký kết trao đổi hợp tác lĩnh vực đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024.
Với mục tiêu tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống người dân, tỉnh Bình Dương cũng đang tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến trình xây dựng đô thị thông minh.
5 năm liên tục từ 2019-2023, Bình Dương được Diễn đàn Cộng đồng thông minh (ICF) vinh danh là 1 trong 21 thành phố có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới (Smart 21). ICF cũng vinh danh Bình Dương là 1 trong 7 cộng đồng có chiến lược phát triển thông minh tiêu biểu thế giới trong 3 năm liên tiếp từ 2021-2023.
Bình Dương được ICF vinh danh là 1 trong 21 thành phố có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới.
Nhu cầu nhà ở và đô thị hóa: Với sự gia tăng dân số và số lượng lao động di cư từ các tỉnh về Bình Dương, thị trường bất động sản nhà ở, đặc biệt là căn hộ cho thuê, nhà ở xã hội và nhà ở công nhân đang phát triển mạnh. Bình Dương đã triển khai nhiều dự án khu đô thị mới, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu như trường học, bệnh viện, công viên và trung tâm thương mại.
Theo thống kê từ UBND tỉnh Bình Dương, đến hết tháng 8 năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 9 dự án nhà ở xã hội đang được khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý để sớm triển khai xây dựng.
Đáng chú ý, hai dự án tiêu biểu gồm Khu nhà ở an sinh xã hội – Khu 5 Định Hòa (Thành phố Thủ Dầu Một) và Khu nhà ở an sinh xã hội – Khu 6 Việt Sing (Thành phố Thuận An), do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Công nghiệp – CTCP làm chủ đầu tư. Hai dự án này đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, dự kiến cung cấp 3.594 căn hộ với tổng vốn đầu tư 2.943 tỷ đồng, góp phần đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân trong khu vực.
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Công nghiệp – CTCP đang triển khai 2 dự án nhà ở xã hội.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, 9 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ hoàn thành từ nay đến năm 2027. Các dự án này sẽ cung cấp khoảng 14.250 căn hộ chung cư và nhà ở liền kề, góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân.
Toàn bộ các dự án đều được triển khai bằng nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân, không sử dụng ngân sách nhà nước, với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 11.071 tỷ đồng. Điều này thể hiện sự đồng hành mạnh mẽ của khu vực tư nhân trong việc phát triển nhà ở xã hội tại Bình Dương.
Tỉnh hiện có hơn 3 triệu dân với trên 50% là người nhập cư. Tỉnh đặt mục tiêu phát triển hơn 160.300 căn nhà xã hội đến năm 2030, gồm hơn 155.000 căn chung cư và 5.000 nhà liền kề. Trong đó 20% số căn dành cho thuê. Mục tiêu này gần gấp đôi chỉ tiêu được Chính phủ giao trong đề án xây một triệu căn nhà xã hội giai đoạn 2021-2030.
Chính sách thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh: Chính quyền Bình Dương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bất động sản, với chính sách thuế hợp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính và các hỗ trợ về mặt pháp lý. Điều này đã tạo ra một môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Ngày 26/9, tại sự kiện công bố Quy hoạch tỉnh, Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án tiêu biểu được cấp phép trong năm 2024. Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án này vượt hơn 1,8 tỷ USD, khẳng định vị thế hấp dẫn của Bình Dương đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Buổi lễ trao giấy chứng nhận đầu tư diễn ra trang trọng với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, thể hiện cam kết mạnh mẽ của tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác đầu tư chiến lược.
Chương trình trao giấy chứng nhận đầu tư, có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, nhờ môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, địa phương tiếp tục là điểm đến của nhiều dự án lớn. Tính đến nay, Bình Dương xếp thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với hơn 4.300 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký vượt 41 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn FDI của cả nước.
Tiềm năng du lịch phát triển: Bên cạnh phát triển công nghiệp, Bình Dương còn có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực du lịch. Các điểm du lịch sinh thái như khu du lịch Đại Nam, Làng Văn hóa – Du lịch – Sinh thái Việt Nam, các khu vực nghỉ dưỡng gần các hồ lớn, đã thu hút lượng lớn du khách. Sự phát triển du lịch mở ra cơ hội cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn, khu resort và các dịch vụ lưu trú khác, phục vụ nhu cầu của du khách và người dân địa phương.
Khu du lịch Đại Nam nằm ở phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, Đại Nam có tổng diện tích đã hoạt động khoảng 260 ha, là một trong những khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á.
Hồ Bình An sở hữu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình
Phát triển các khu thương mại, dịch vụ và giáo dục: Sự phát triển của các khu thương mại và dịch vụ cao cấp, như các trung tâm thương mại lớn, khu vui chơi giải trí, và các trường học quốc tế, đã góp phần làm cho Bình Dương trở thành một địa phương đáng sống, đáng làm việc. Các dự án bất động sản gắn liền với giáo dục, y tế và dịch vụ chất lượng cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút thêm nguồn đầu tư vào khu vực này.
Trung tâm thương mại vòng xoay Chu Văn An thuộc thành phố mới Bình Dương với tên gọi là WTC Gateway hứa hẹn sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà bán lẻ, F&B, dịch vụ giải trí…
Tăng trưởng dân số và sự chuyển dịch lao động: Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng dân số nhanh nhất, nhờ vào lượng lớn lao động di cư từ các tỉnh khác. Điều này dẫn đến nhu cầu về các loại hình bất động sản đa dạng, từ nhà ở cho người lao động, nhà ở cao cấp, đến các trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm việc của cư dân.
Phát triển kinh tế đêm: Bình Dương đã phát triển thành công kinh tế ban đêm với sự đa dạng các hoạt động như giải trí, ẩm thực, văn hóa và thể thao, tạo thành hệ sinh thái phong phú. Các khu công nghiệp lớn như Việt Hương, Sóng Thần, Vsip không chỉ hoạt động ban ngày mà còn mở rộng vào ban đêm, tối ưu hóa nguồn lực sản xuất và logistics.
Bình Dương cũng chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông đêm, nâng cấp hệ thống chiếu sáng và vận tải công cộng. Tuy nhiên, việc kết nối giao thông giữa các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn chưa đồng bộ.
Chính quyền tỉnh triển khai các chính sách ưu đãi để thu hút doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững vào ban đêm. Các dự án như phố đi bộ Bạch Đằng và chợ đêm tại Thủ Dầu Một cũng góp phần tạo không gian sống động cho người dân và du khách.
Phố đi bộ Bạch Đằng
Quy hoạch phát triển
Ngày 26.9, tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và trao quyết định phê duyệt quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050·
Mục tiêu cụ thể quy hoạch Bình Dương thời kỳ 2021 -2030 tầm nhìn 2050
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng 15 – 16%, trong đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 17 – 18%/năm (công nghiệp tăng 18 – 19%/năm, xây dựng tăng 12 – 13%/năm); dịch vụ tăng 10 – 11%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2 – 3%/năm.Cơ cấu kinh tế năm 2030: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 66 – 67% (công nghiệp chiếm 60%); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 6 – 7%; ngành dịch vụ chiếm 24 – 25% và thuế sản phẩm 2 – 3%.
(2) GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 9.800 USD (giá hiện hành).
Theo Quy hoạch tích hợp, tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức không gian kinh tế – xã hội theo mô hình vùng đô thị công nghiệp đổi mới sáng tạo, gồm: 01 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 vành đai liên kết; 04 trung tâm động lực; 05 phân vùng phát triển. Cụ thể:
01 trục phát triển là trục đổi mới sáng tạo, lấy Quốc lộ 13, đường Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn; cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh; đường sắt đô thị Suối Tiên – Bàu Bàng… làm trục liên kết, phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ theo từng phân đoạn.
02 hành lang sinh thái (gồm hành lang sinh thái phía Đông gắn với sông Đồng Nai và hành lang sinh thái phía Tây gắn với sông Sài Gòn, Hồ Dầu Tiếng): Phát triển dựa trên bảo vệ và phát huy các giá trị sinh thái, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy, phát triển các khu đô thị dịch vụ sinh thái, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu nông nghiệp sinh thái kết hợp hỗ trợ du lịch.
03 vành đai liên kết: Phát triển mở rộng không gian đô thị, chức năng và khung hạ tầng gắn với 03 vành đai (gồm: Vành đai 3; Vành đai 4; Vành đai 5 của vùng Thành phố Hồ Chí Minh). Mở rộng các tuyến giao thông kết nối với các địa phương lân cận để mở ra các không gian phát triển mới cho Bình Dương như đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, và một số tuyến đường quan trọng
04 trung tâm động lực: Trung tâm sáng tạo thành phố mới Bình Dương; HUB Dĩ An; khu phức hợp Bàu Bàng; trung tâm văn hóa Thủ Dầu Một
05 phân vùng phát triển: Gồm (1) Vùng đô thị phía Nam (thành phố Thuận An và thành phố Dĩ An); (2) Vùng đô thị công nghiệp dịch vụ (thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Bến Cát, thành phố Tân Uyên); (3) Vùng đô thị Bàu Bàng; (4) Vùng Đông Bắc (huyện Bắc Tân Uyên và huyện Phú Giáo); (5) Vùng Tây Bắc (huyện Dầu Tiếng).
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Dương
QUY HOẠCH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI:
19 Trung Tâm Thương Mại (TTTM) tỉnh Bình Dương.
Quy hoạch hệ thống Trung Tâm Thương Mại (TTTM) tỉnh Bình Dương : Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo.
Trích báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
– Xây mới 19 TTTM kết hợp theo mô hình TOD trên các trục và đường chính đô thị, tập trung vào hành lang đô thị, dịch vụ ven sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai, đường Vành đai 3, Vành đai 4, tuyến Metro 1 (Suối Tiên – Bình Dương); tuyến buýt nhanh BRT.
– Loại hình TTTM chuyên doanh: Phát triển 08 TTTM chuyên doanh nguyên phụ liệu, OUTLET (01 TT kinh doanh nguyên phụ liệu; 03 trung tâm Outlet, 04 TTTM chuyên doanh).
– Hình thành Khu Thương mại tự do (FTZ): Quy hoạch 01 khu thương mại tự do FTZ tại huyện Bàu Bàng (trên trục tuyến đường sắt đi qua huyện Bàu Bàng kết hợp khu 1.500 ha về phát triển văn hóa, thể thao).
Quy hoạch KCN
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Dương
Dưới đây là thông tin về các dự án khu công nghiệp (KCN) trong quy hoạch quốc gia, hiện tại đang và chuẩn bị đầu tư, theo công văn số 173/TTg-KTN 2016:
– KCN Cây Trường: Giai đoạn 1 với diện tích 493 ha (tổng diện tích 700 ha), thu hút các ngành nghề theo báo cáo ĐTM.
– KCN VSIP III: Mục tiêu hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật toàn bộ diện tích KCN đến năm 2030, thu hút ngành nghề theo báo cáo ĐTM.
– KCN Lai Hưng: Đầu tư 410 ha (tổng 600 ha), thu hút các ngành khoa học công nghệ và công nghiệp công nghệ cao, hướng tới mô hình sinh thái, sạch và cân bằng carbon.
– KCN Tân Lập 1: Đầu tư hạ tầng 410 ha (tổng 600 ha), thu hút các ngành công nghiệp công nghệ trung bình và thấp, hướng tới mô hình xanh.
– KCN Tam Lập: Điều chỉnh diện tích từ 500 ha lên 750 ha, đầu tư 400 ha đến năm 2030, thu hút các ngành sử dụng nhiều lao động.
– KCN Bình Dương Riverside ISC: Đầu tư hạ tầng 600 ha, thu hút các ngành công nghiệp công nghệ trung bình và thấp, hướng xanh.
-KCN Tân Uyên 3: Diện tích 556 ha, hoàn thành hạ tầng đến năm 2030, thu hút các ngành nghề không gây ô nhiễm.
-KCN Bàu Bàng 3: Giai đoạn 1 500 ha (tổng 1.146,61 ha), ưu tiên ngành y-dược và công nghiệp y tế.
-KCN Bàu Bàng 4: Đầu tư 300 ha trong giai đoạn 2023-2030 (tổng 500 ha), thu hút công nghiệp sản xuất đồ uống, khoáng phi kim loại, và các ngành thâm dụng lao động.
-KCN Bắc Tân Uyên 1: Diện tích 460 ha (tổng 849,85 ha), thu hút ngành cơ khí chế tạo, R&D, và công nghiệp ô tô.
-KCN Bắc Tân Uyên 2: Diện tích 425 ha, thu hút ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thân thiện với môi trường.
-KCN Bắc Tân Uyên 3: Diện tích 292 ha, thu hút công nghiệp công nghệ cao và trung bình.
-KCN Dầu Tiếng 1A: Đầu tư 400 ha (tổng 800,77 ha), đa ngành, tập trung vào công nghiệp vật liệu, hóa chất, dệt may-da giày.
-KCN Dầu Tiếng 4: Diện tích 500 ha trong giai đoạn 2023-2030, ưu tiên các ngành công nghiệp sinh thái, mô hình tổ hợp đô thị-công nghiệp-dịch vụ hiện đại.
-KCN Dầu Tiếng 5: Đầu tư 250 ha (tổng 500 ha), đa ngành, tập trung vào công nghiệp gỗ-giấy, chế biến nông sản, dệt may-da giày.
-KCN Phú Giáo 4: Diện tích 500 ha trong giai đoạn 2023-2030, thu hút ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Những dự án này đều hướng tới việc phát triển kinh tế công nghiệp bền vững, tối ưu hóa hạ tầng và thu hút các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường.
Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương
QUY HOẠCH GIAO THÔNG:
10 Tuyến Đường từ 10 làn xe trở lên ở Bình Dương.
Ngoài ra còn 1 tuyến đường trên 10 làn xe đang xây dựng.
(Chỉ tính những con đường có chiều dài từ 1 km trở lên).
1 tỷ USD làm Cao tốc 15km nối TP. HCM với Bình Dương
Dự án cao tốc trùng hướng tuyến với đường Mỹ Phước – Tân Vạn và dự án Vành đai 3 TP. HCM.
Tỉnh Bình Dương hiện đang lên kế hoạch triển khai một dự án cao tốc dài 15,3km, nối TP. HCM và Bình Dương (trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn).
Dự án này có quy mô đầu tư ước tính khoảng 1 tỷ USD (tương đương 24.000 tỷ đồng) cho giai đoạn đầu, với bốn làn xe. Trong giai đoạn tiếp theo, tuyến đường sẽ được mở rộng lên tám làn xe.
Dự án này có điểm đầu tại nút giao Tân Vạn (giao giữa đường Vành đai 3 TP. HCM và xa lộ Hà Nội) và điểm cuối tại nút giao Bình Chuẩn (giao giữa đường Vành đai 3 TP. HCM và đường Mỹ Phước – Tân Vạn). Dự án cao tốc trùng hướng tuyến với đường Mỹ Phước – Tân Vạn và dự án Vành đai 3 TP. HCM.
Thị trường Bất động sản
Tăng trưởng mạnh mẽ của khu công nghiệp và đô thị
Được mệnh danh là thủ phủ khu công nghiệp phía Nam, Bình Dương hiện có 29 khu công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 91%. Gần đây nhất, tỉnh vừa tiến hành khởi công Khu công nghiệp Cây Trường tại thị trấn Lai Uyên và xã Cây Trường 2, huyện Bàu Bàng.Các khu công nghiệp lớn như Mỹ Phước, VSIP, Bàu Bàng… đang thu hút hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước Đông Nam Á. Kết quả là nhu cầu về nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại và các dịch vụ phụ trợ gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực gần khu công nghiệp.
Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các dự án bất động sản, từ nhà ở công nhân đến các khu đô thị cao cấp. Các đô thị vệ tinh như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một đang chứng kiến sự gia tăng dân số và nhu cầu về nhà ở, khiến giá trị bất động sản tại đây không ngừng tăng.
Khu công nghiệp Visip – Bình Dương
Bình Dương đang tích cực đầu tư vào hạ tầng giao thông, như các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, và các dự án giao thông công cộng để kết nối với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, các dự án hạ tầng như đường Vành đai 4, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho thị trường BĐS.
Bên cạnh đó, các dự án khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện tại cũng đang giúp tăng cường khả năng thu hút đầu tư từ cả trong và ngoài nước.
Giá bất động sản tại Bình Dương đang có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt ở các khu vực gần các khu công nghiệp lớn và các tuyến giao thông trọng điểm. Tuy nhiên, mức giá không đồng đều giữa các khu vực, với những khu vực trung tâm như TP Thủ Dầu Một và Thuận An có mức giá cao hơn rất nhiều so với các khu vực ngoại ô.
Sự tăng giá mạnh mẽ đang làm tăng cường sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Mặc dù thị trường BĐS Bình Dương có tiềm năng sinh lời cao, nhưng rủi ro từ sự biến động giá bất động sản, đặc biệt là trong các phân khúc nhà ở và đất nền, cũng cần được các nhà đầu tư chú ý.
Cơ hội:
-Bình Dương là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nhờ vào việc sở hữu hệ thống khu công nghiệp phát triển, dân số đông và nhu cầu nhà ở cao.
-Các khu công nghiệp mới và các khu đô thị vệ tinh tạo cơ hội cho các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê.
-Hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, kết nối thuận tiện với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Thách thức:
-Giá đất và chi phí đầu tư ngày càng cao, đặc biệt là ở các khu vực gần khu công nghiệp và các tuyến giao thông trọng điểm.
-Một số dự án hạ tầng chưa hoàn thiện hoặc còn thiếu tính đồng bộ, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thị trường BĐS ở những khu vực xa trung tâm.
-Thị trường có sự cạnh tranh lớn từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, khiến các nhà đầu tư cần phải tính toán kỹ lưỡng trong việc lựa chọn khu vực đầu tư.
Triển vọng phát triển trong tương lai
Thị trường bất động sản Bình Dương có triển vọng phát triển lâu dài và ổn định nhờ vào tiềm năng công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ. Các khu vực gần khu công nghiệp, các tuyến giao thông mới và các dự án phát triển đô thị sẽ tiếp tục thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để duy trì sức hấp dẫn, cần cải thiện hệ thống hạ tầng, giải quyết các vấn đề về pháp lý và quản lý dự án, tạo ra môi trường đầu tư minh bạch và hiệu quả.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Phân tích quy hoạch và tiềm năng phát triển BĐS Tỉnh Bình Dương ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com |
Xem thêm các bài viết về Bình Dương:
Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030
Tóm tắt quy hoạch phát triển KCN-CCN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025
_______________
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van
Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/
Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/
TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup
Hotline liên hệ: 0948.48.48.59
Email: info@senvanggroup.com
————————————————————————–
© Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng
© Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup
#senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,
#công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án
#R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản
#phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản
#tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP