Khu Vực Đất Đã Quy Hoạch ở Tây Nguyên: Cơ Hội Mới Trong Thị Trường Bất Động Sản

  • 4 Tháng mười hai, 2023
  • Trong bối cảnh phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng gia tăng, thị trường bất động sản ở Tây Nguyên đã thu hút sự chú ý đặc biệt với những khu vực đất đã được quy hoạch. Sự tăng cường về quy hoạch đô thị và sự đổi mới trong quản lý đất đai đã tạo ra không khí tích cực cho sự phát triển của khu vực này, và đặc biệt là đối với những khu vực đất đã được quy hoạch. Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ phân tích chi tiết về những khía cạnh quy hoạch đô thị và đất đai trong thị trường bất động sản Tây Nguyên. Bằng cách này, chúng ta có thể đánh giá chính xác và khoa học về tiềm năng cũng như những thách thức mà nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có thể phải đối mặt khi chọn lựa và tham gia vào những dự án tại khu vực này.

    Vùng Tây Nguyên, bao gồm 05 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, có diện tích tự nhiên 54.470 km2, chiếm 1/6 diện tích cả nước với quy mô dân số chiếm 6,1% dân số cả nước (khoảng 5.842.681 triệu người).

    Vùng Tây Nguyên nói chung và các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nói riêng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh đối cả nước và khu vực Đông Dương; nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào. 

    Campuchia, tiếp giáp với các vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 

    Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ đến năm 2030. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ đến năm 2030. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Trong quá trình phát triển, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng đối với vùng; nhiều điểm nghẽn đối với phát triển được khơi thông, tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng từng bước được phát huy; đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

    Hội nghị điều phối vùng Tây Nguyên chuyên đề về Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Hội nghị điều phối vùng Tây Nguyên chuyên đề về Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tuy nhiên, phát triển của vùng trong thời gian vừa qua còn hạn chế: Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại; GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế – xã hội. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp. Giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách giàu – nghèo giữa các nhóm dân tộc chậm được thu hẹp; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp. Tình trạng di dân tự do vào Tây Nguyên ngày càng phức tạp; đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Công tác xử lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn nhiều bất cập. Tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm về cả diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt, tình trạng khô hạn diễn biến thất thường. Nhiều di sản văn hóa dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp chưa được chú trọng. Giáo dục, đào tạo chuyển biến chậm; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp. Công tác chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế cơ bản còn thấp so với mức trung bình cả nước. Liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, vấn đề tôn giáo, dân tộc, tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

    Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch vùng được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển vùng đã được xác định tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 của đất nước, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt hơn nữa, Quy hoạch vùng Tây Nguyên đã cụ thể hóa hơn phương hướng tổ chức không gian và phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu của vùng đã được đề ra trong Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia và các Quy hoạch ngành cấp quốc gia đã và đang được phê duyệt.

    Tham khảo thêm tại: Tổng hợp thông tin quy hoạch tỉnh vùng Tây Nguyên

    Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Khu vực ít biến động!

    Một số chuyên gia tư vấn bất động sản ở tỉnh Đắk Lắk đã chỉ ra hai căn nguyên ổn định của thị trường bất động sản Đắk Lắk cũng như với cả Tây Nguyên.

    Thứ nhất, đây là vùng biên giới nhạy cảm với những định hướng quy hoạch phát triển sản xuất chuyên sâu nông nghiệp, lâm nghiệp, nên không cho phép mở rộng đa dạng các hoạt động đầu tư kinh tế.

    Do đó, các nhà đầu tư sản xuất quy mô vẫn luôn có dè dặt nhất định khi tìm đến vùng đất này.

    Đặc biệt, mảng kinh doanh bất động sản, đòi hỏi nhiều điều kiện giá trị đầu tư, thời gian triển khai và cơ hội bền vững, đều có ảnh hưởng đến hoạt động chính trị quốc phòng, nên các cấp quản lý đều hết sức dè dặt. Do đó, để mong đợi có một thị trường nhà đất sôi động tại Đắk Lắk nói riêng và toàn vùng Tây Nguyên là điều rất khó xảy ra.

    Một điểm cần lưu tâm khác là gần 10 năm qua, yêu cầu chiến lược vùng, quy hoạch phát triển ổn định về an ninh lương thực, canh tác nông nghiệp bền vững, các tỉnh ở Tây Nguyên chú trọng ổn định quy hoạch, phân loại đất đai, hạn chế mọi xáo trộn, thay đổi quy hoạch và thiết chế đầu tư kinh tế địa phương.

    Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất được các địa phương quan tâm, không dễ dàng chấp nhận sự thay đổi.

    Đánh Giá Cơ Hội Bất Động Sản vùng Tây Nguyên

    Thực tế, là khu vực khơi nguồn hàng hóa nông sản giá trị, với nhiều loại nông sản đặc thù, Tây Nguyên hứa hẹn thu hút nhiều dự án đầu tư sản xuất lớn, gắn với năng lượng xanh trong thời gian tới. Do đó, sẽ có một lượng lớn nhu cầu nhà ở đô thị hóa hiện hữu ở vùng cao nguyên.

    Mặt khác, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các địa phương, cụ thể là tỉnh Đắk Lắk, đều nhận định rất rõ cơ hội đầu tư các đô thị hiện đại, quy mô.

    Đơn cử TP.Buôn Ma Thuột – thủ phủ của Đắk Lắk với cơ chế đặc thù đã được vận dụng để tăng tốc phát triển, mở rộng vành đai, là một điển hình. Dân số ở thành phố này đang được khao khát thu hút tăng lên con số 1 triệu. Tất cả cho thấy, địa phương Tây Nguyên nhất định sẽ có những thay đổi chiến lược về đầu tư nhà ở đô thị, phát triển các điểm đô thị mới trong quy hoạch tương lai gần. Theo đó, thị trường bất động sản khu vực sẽ phải có những biến đổi phù hợp.

    Thực tế, bất động sản ở Tây Nguyên rục rịch tăng giá khi các dự án giao thông trọng điểm bắt đầu được xúc tiến. Chẳng hạn, Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn I (có chiều dài gần 118 km, tổng mức đầu tư khoảng 21.935 tỷ đồng) dù đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư, nhưng giá đất nhiều khu vực tại Đắk Lắk đã tăng lên gấp nhiều lần. Nếu năm 2021, hệ thống văn phòng đăng ký đất đai của tỉnh này tiếp nhận và xử lý 298.176 hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất, thì riêng 3 tháng đầu năm 2022 đã tiếp nhận 102.697 hồ sơ giao dịch, bằng 174% so với cùng kỳ năm 2021.

    Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột | Tiến độ dự án 11/2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột | Tiến độ dự án 11/2023. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đón đầu cơ hội này, có thể thấy không ít chủ đầu tư bất động sản, nhất là mảng hạ tầng đô thị, đã “đổ bộ” lên Tây Nguyên trong những năm qua, trực tiếp đầu tư các khu dân cư, cụm đô thị mới, bài bản đầy đủ theo giám sát và chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương.

    Ngoài ăn theo dự án, một lý do khác khiến bất động sản các tỉnh Tây Nguyên tăng trưởng nóng chính là sự đổ về của những “con sếu lớn”.

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sau nhiều năm, dư địa phát triển bất động sản ở các đô thị lớn gần như cạn kiệt do quỹ đất không còn nhiều. Trong khi đó, với nhiều tiềm năng, Tây Nguyên trở thành vùng đất mới nổi để phát triển các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp. Vì vậy, vùng đất đại ngàn đã lọt vào “tầm ngắm” của nhiều “sếu đầu đàn” về đầu tư bất động sản.

    Tại Đắk Lắk, Tập đoàn T&T đã đề xuất thực hiện 5 dự án trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, gồm Khu đô thị thương mại dịch vụ Ea Tam với quy mô 51,67 ha; Tổ hợp Khách sạn 5 sao, Trung tâm thương mại và Nhà ở thương mại (42.645 m2); Khu biệt thự Ea Kao (46,14 ha); Khu sân golf hồ Ea Kao (76,7 ha); Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk.

    T&T Group khởi công xây dựng trung tâm thương mại hiện đại tại Đắk Nông.  Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    T&T Group khởi công xây dựng trung tâm thương mại hiện đại tại Đắk Nông.  Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Thị trường bất động sản Tây Nguyên cất cánh nhờ hạ tầng

    UBND các tỉnh Tây Nguyên quan tâm đầu tư vào hạ tầng giao thông đã tạo đột phá lớn trong phát triển kinh tế, thu hút được dòng vốn đầu tư vào bất động sản Tây Nguyên. Các địa phương Tây Nguyên cũng dành nhiều quỹ đất trong kế hoạch phát triển nhà ở, mở ra nhiều dư địa cho đầu tư, phát triển đô thị. Tại Đắk Lắk, trong giai đoạn mới, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 35%; xây dựng 21 đô thị, gồm một đô thị loại I là TP. Buôn Ma Thuột, một đô thị loại III là thị xã Buôn Hồ; 5 đô thị loại IV và 14 đô thị loại V.

    Đắk Nông đã ban hành danh mục 22 dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn năm 2022, với tổng mức đầu tư 67.804 tỷ đồng. Chỉ riêng 10 dự án bất động sản và thương mại trong danh sách này đã có quy mô gần 67.000 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD).

    Khu đô thị hồ Đắk R'tíh Thị xã Gia Nghĩa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Khu đô thị hồ Đắk R’tíh Thị xã Gia Nghĩa. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đáng chú ý nhất có Dự án Khu đô thị Lửa và Nước Đắk Rtik tại TP. Gia Nghĩa, diện tích hơn 752 ha, có tổng vốn hơn 53.000 tỷ đồng. Tại TP. Gia Nghĩa còn có Khu đô thị Thung lũng xanh Nghĩa Phú có tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng; Khu đô thị cửa ngõ Nghĩa Phú với hơn 8.662 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái thác Liêng Nung với tổng vốn dự kiến 500 – 700 tỷ đồng…

    Trong khi đó, quỹ đất phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2021-2025 khoảng hơn 1.416 ha. Trong đó, quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 995,62 ha; quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 53,5 ha; quỹ đất phát triển nhà ở cho các hộ thuộc diện tái định cư khoảng 75,4 ha và quỹ đất phát triển nhà ở riêng lẻ dân tự xây khoảng 292 ha. Với quỹ đất dồi dào, nhiều tiềm năng và được định hướng phát triển một cách bài bản, bất động sản Tây Nguyên trở thành thị trường mới nổi với tiềm năng vượt trội.

    Tầm Quan Trọng của Việc Hiểu Rõ về Quy Hoạch trong Định Hình Cơ Hội Bất Động Sản ở Tây Nguyên

    Trong cuộc đua phát triển bất động sản ở vùng Tây Nguyên, việc hiểu rõ về quy hoạch trở thành chìa khóa quan trọng để định hình cơ hội và thành công. Quy hoạch không chỉ là bản vẽ và kế hoạch, mà còn là chiến lược chi tiết, định hình cảnh quan đô thị và xác định hướng phát triển của khu vực. Sự thông hiểu sâu rộng về các chi tiết quy hoạch sẽ giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tiềm năng và hạn chế của dự án, từ đó đưa ra những quyết định chiến lược và hiệu quả.

    Ngoài ra, việc tập trung vào quy hoạch không chỉ giúp định hình cơ hội mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và hài hòa với môi trường. Sự cân nhắc kỹ lưỡng về quy hoạch sẽ hỗ trợ việc xây dựng những không gian sống và làm việc hiện đại, thân thiện với cộng đồng và môi trường.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Khu Vực Đất Đã Quy Hoạch ở Tây Nguyên: Cơ Hội Mới Trong Thị Trường Bất Động Sản” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Khu Vực Đất Đã Quy Hoạch ở Tây Nguyên: Cơ Hội Mới Trong Thị Trường Bất Động Sản“. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Tây Nguyên, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com.

    report-img

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    R&D bất động sản: Điều cần biết để tối ưu hóa danh mục đầu tư

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên:

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Gia Lai

    Xem thêm các video phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Bích Ngọc về phát triển dự án tại: Kênh đầu tư Sen Vàng

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trần Thị Quỳnh Trang

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : quy hoạch, quy hoạch vùng, Tư vấn phát triển dự án, senvanggroup, senvangdata, tây nguyên, kinh tế, địa bàn, tăng trưởng, thị trường bất động sản, BĐS,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!