Tiềm năng của thị trường bất động sản Tây Nguyên

  • 15 Tháng mười một, 2023
  • Tây Nguyên là một trong 6 vùng kinh tế của Việt Nam, có diện tích tự nhiên rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, dân cư đông đúc, có bản sắc văn hóa đặc sắc. Trong những năm gần đây, vùng Tây Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo đà cho thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về tiềm năng của thị trường bất động sản Tây Nguyên.

    Những tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản Tây Nguyên nóng lên từng ngày, với hàng loạt cơn sốt đất diễn ra ở nhiều địa phương. Từ thủ phủ Buôn Ma Thuột của Đắk Lắk, đến thành phố Pleiku của Gia Lai, hay thành phố Gia Nghĩa của Đắk Nông, rồi đến Lâm Đồng, những câu chuyện về mua bán, chuyển nhượng đất trở thành chủ đề nóng của nhiều người.

    Những Yếu Tố Thuận Lợi của Thị Trường Bất Động Sản Tây Nguyên

    1. Tây Nguyên có quỹ đất dồi dào

    Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn, với tổng diện tích tự nhiên hơn 54.000km2, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với lợi thế về quỹ đất dồi dào, Tây Nguyên đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản. Tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các đô thị lớn ngày càng khan hiếm và giá đất ngày một tăng cao. Điều này khiến nhiều chủ đầu tư chuyển hướng về các vùng có tiềm năng phát triển kinh tế, trong đó Tây Nguyên là một trong những lựa chọn hàng đầu.

    Quỹ đất sạch dồi dào - Tây nguyên trở thành điểm sáng bất động sản. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Quỹ đất sạch dồi dào – Tây nguyên trở thành điểm sáng bất động sản. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trước hiện trạng quỹ đất sạch để phát triển dự án tại các thành phố trung tâm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đang ngày càng khan hiếm, giá đất ngày một đắt đỏ tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng về các nơi có tiềm năng phát triển kinh tế như Tây Nguyên đề đầu tư và phát triển các khu đô thị vệ tinh. Điều này khiến nhiều khu vực tại thị trường bất động sản Tây Nguyên trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, Gia Lai được dự báo sẽ trở thành điểm đến sáng giá trong bối cảnh xu hướng “bỏ phố lên rừng” nở rộ.

    Đọc thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Gia Lai

    Theo thống kê của VARs, những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường BĐS Tây Nguyên với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 – 80%. Dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại, gồm công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí,… luôn nằm trong giỏ hàng đắt khách. Mức giá gia tăng của dòng sản phẩm này cũng duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.

    2. Sự phát triển của các trục đường cao tốc

    Khu vực Tây Nguyên hiện có các đoạn cao tốc trọng điểm như: Cao tốc Dầu Giây – Liên khương đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) với điểm đầu tuyến kết nối đường Hồ Chí Minh, cắt quốc lộ 28 tại Đắk Nông, điểm cuối ở huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước.

    Bắc Tây Nguyên: Đột phá bằng hạ tầng giao thông liên vùng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Bắc Tây Nguyên: Đột phá bằng hạ tầng giao thông liên vùng. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Giao thông thuận tiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Tây Nguyên. Hiện tại, các nhà đầu tư lớn cũng đã tập trung về Tây Nguyên, không chỉ trong nước mà còn quốc tế với những dự án giá trị lớn.

    Chính phủ sẽ mạnh dạn cho các địa phương Vùng Tây Nguyên thí điểm chính sách đặc thù. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Chính phủ sẽ mạnh dạn cho các địa phương Vùng Tây Nguyên thí điểm chính sách đặc thù. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Sở dĩ thị trường mua bán bất động sản Tây Nguyên có xu hướng tăng như vậy chính là nhờ đầu tư quy hoạch, phát triển hạ tầng. Các đoạn cao tốc trọng điểm đang triển khai như: Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên khương (Lâm Đồng); Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) kết nối điểm đầu đường Hồ Chí Minh, cắt QL28 tại Đắk Nông, điểm cuối tại huyện Chơn Thành (Bình Phước). Sau khi hoàn thiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên.  Chính vì vậy, mảnh đất Tây Nguyên trở thành miếng bánh hấp dẫn của các nhà đầu tư, không chỉ trong nước mà còn quốc tế với những dự án mang giá trị lớn.

    3 dự án cao tốc giúp kinh tế Tây Nguyên tăng tốc. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    3 dự án cao tốc giúp kinh tế Tây Nguyên tăng tốc. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Trong giai đoạn 2021 – 2025, dự kiến UBND tỉnh sẽ tiếp tục tập trung kêu gọi đầu tư đối với một số dự án giao thông liên kết vùng nối Đắk Lắk – Gia Lai, Lâm Đồng – Phú Yên như Dự án Cảng cạn Đắk Lắk, tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa; tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột – Nha Trang với số vốn đầu tư khoảng 19.500 tỷ.

    3. Trào lưu bỏ phố lên rừng thúc đẩy thị trường bất động sản Tây Nguyên sôi động

    Cùng với sự đầu tư bài bản của hạ tầng giao thông, sự đổ bộ của giới địa ốc về các vùng Tây Nguyên, trào lưu bỏ phố lên rừng năm vừa qua cũng khiến thị trường Bất động sản Tây Nguyên trở nên thu hút.

    Số lượng những người trẻ tuổi, gia đình nhỏ rời phố về quê đã tăng lên đáng kể không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong giai đoạn dịch bệnh, các bạn trẻ gặp nhiều áp lực công việc, cuộc sống, sức khỏe ở phố thị đã lựa chọn về quê hoặc một vùng đất trù phú với không gian xanh để thay đổi chất lượng cuộc sống và tìm hướng đi mới.

    Các loại hình du lịch homestay ở Tây Nguyên đều hấp dẫn du khách. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Các loại hình du lịch homestay ở Tây Nguyên đều hấp dẫn du khách. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Từ đó, nhiều bạn trẻ tìm đến những vùng đất yên bình với nhiều cơ hội mới để lập nghiệp, trồng rau nuôi cá, kinh doanh homestay, farmstay…trở thành một làn sóng khởi nghiệp với nhiều cơ sở, doanh nghiệp được thành lập và nhiều sản phẩm mới ra đời từ khu vực nông thôn, rừng núi.

    Thời gian gần đây có nhiều đánh giá trào lưu “bỏ phố lên rừng” khiến nhiều bạn trẻ vỡ mộng. Tuy nhiên, trên thực tế, đây được xem là xu hướng thuận theo tự nhiên, phù hợp với lối sống xanh bền vững. Không phải là trào lưu mà là sự lựa chọn một lối sống tích cực.

    Đây cũng là lý do mặc dù có nhiều đánh giá tiêu cực đối với trào lưu này, nhưng Bất động sản Tây Nguyên vẫn luôn được tìm kiếm ráo riết không chỉ với giới đầu tư bất động sản, mà với cả những người trẻ đi lập nghiệp hay những cư dân thành phố muốn mua một mảnh vườn hay căn nhà nhỏ để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần và khai thác cho thuê khi để trống.

    4. Đồng bộ hoá các khu công nghiệp tạo đòn bẩy lớn cho bất động sản Tây Nguyên

    Từ trước đến nay, Tây Nguyên vẫn luôn được nhắc đến là nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, phải đến dạo gần đây, các KCN mới được mở rộng, quy hoạch bài bản và đồng bộ hoá. Có được điều này là nhờ vào các chính sách hỗ trợ, điều chỉnh quy hoạch nhằm tạo điều kiện hết sức của Chính phủ đối với sự phát triển của khu vực.

    Vùng Tây Nguyên: 117 đô thị, 10 cửa khẩu, 24 khu công nghiệp và 74 cụm công nghiệp. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh quy hoạch các KCN tại Đắk Lắk. Theo đó, KCN Hòa Phú sau khi mở rộng có diện tích 331,73ha; bổ sung thêm KCN Phú Xuân với quy mô 325,6ha vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020; phê duyệt Đề án thành lập khu công nghệ ứng dụng công nghệ cao với quy mô 105,5ha tại huyện Cư M’gar.

    Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đặc biệt, các KCN Tân An 1, 2 ở TP. Buôn Ma Thuột có diện tích 105,02 ha, hiện tại đã có 53 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 85% tổng diện tích đất công nghiệp. Số lượng chuyên gia và người lao động phổ thông tham gia hoạt động sản xuất trong các KCN gia tăng đã kéo theo chất lượng cuộc sống, mức độ an sinh xã hội cũng được đảm bảo.

    5. Sự đổ bộ của nhiều ông trùm bất động sản

    Đánh giá được tiềm năng cùng nhiều cơ hội “cất cánh” của bất động sản phố núi – Tây Nguyên, thời gian gần đây đã chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của nhiều nhà đầu tư.

    Nhiều doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường địa ốc như Vingroup, FLC, T&T Group, Him Lam, Văn Phú, Ecopark, Tân Hoàng Minh… đã chọn Tây Nguyên làm điểm đến.

    Tây Nguyên - Phố Núi khiến các "đại bàng" Vingroup, FLC, Tân Hoàng Minh,... không thể ngồi yên. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tây Nguyên – Phố Núi khiến các “đại bàng” Vingroup, FLC, Tân Hoàng Minh,… không thể ngồi yên. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đơn cử, tại TP. Bảo Lộc, Lâm đồng đang đón tiếp chủ đầu tư của Tập đoàn Him Lam với các dự án như: Khu dân cư phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn (sông Đại Bình) và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam. Doanh nghiệp này cũng nghiên cứu đầu tư Khu đô thị du lịch Thiên đường mắc ca có tổng diện tích hơn 187 ha nằm khu vực phía Nam TP. Bảo Lộc.

    Dòng chảy đầu tư đổ về Bảo Lộc, đất nền tăng giá bền vững. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Dòng chảy đầu tư đổ về Bảo Lộc, đất nền tăng giá bền vững. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hay Tập đoàn Ecopark đang hướng tới 2 dự án tại TP. Bảo Lộc là Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2.

    Trong khi đó, Tập đoàn Novaland đang tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và nông nghiệp công nghệ cao. Sắp tới, doanh nghiệp cho biết sẽ hỗ trợ TP. Bảo Lộc trong việc tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư và sẽ hỗ trợ chi phí để TP. Bảo Lộc triển khai quy hoạch phân khu.

    Ngoài ra, tại Đắk Nông, Tập đoàn T&T vừa trình bày ý tưởng đầu tư quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đắk R’tíh, TP. Gia Nghĩa. Dự án khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đắk R’tíh có tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, diện tích gần 2.000ha.

    Những lưu ý khi đầu tư vào bất động sản vùng Tây Nguyên.

    Tây Nguyên hiện xúc tiến xây dựng khu tổ hợp du lịch, sinh thái, sân golf, nhà ở đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng…

    Tuy thế, các nhà đầu tư vẫn nên dựa vào những điều kiện sẵn có để định hình chiến lược phát triển tại đây. Cần cẩn trọng và tìm cho mình một định hướng lâu dài, tránh lướt sóng. Đặc biệt chỉ nên giải ngân vào những khu vực có tính pháp lý rõ ràng, đừng chỉ nhìn thấy cơ hội, tiềm năng rồi vội vàng, bất chấp.

    Với đặc thù dân cư của Tây Nguyên còn nhiều bỡ ngỡ, các thủ tục pháp lý càng cần chặt chẽ, kỹ càng, tránh qua loa, sơ hở. Hiểu rõ về văn hóa địa phương cũng là một lợi thế khi tham gia vào thị trường bất động sản Tây Nguyên.

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tiềm năng của thị trường bất động sản Tây Nguyên” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về “Tiềm năng của thị trường bất động sản Tây Nguyên“. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đông Nam Bộ, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com.

    report-img

    Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

    R&D bất động sản: Điều cần biết để tối ưu hóa danh mục đầu tư

    Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐNB:

    Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Gia Lai

    Xem thêm các video phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Bích Ngọc về phát triển dự án tại: Kênh đầu tư Sen Vàng

    Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

    Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trần Thị Quỳnh Trang

    Thông tin liên hệ:

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.4859

    Thẻ : senvanggroup, senvangdata, vùng tây nguyên, tiềm năng bất động sản, phát triển bất động sản, bất động sản, BĐS,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP