Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • 9 Tháng sáu, 2024
  • Tỉnh Hà Nam nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, được ví như viên ngọc quý giữa lòng Việt Nam. Tỉnh đang đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp (KCN) trong giai đoạn tới, với tầm nhìn đến năm 2030 và xa hơn nữa. Nội dung quy hoạch KCN tỉnh Hà Nam được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng của địa phương. Quy hoạch hứa hẹn sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo việc làm cho người lao động và bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy hoạch KCN tỉnh Hà Nam, giúp bạn hiểu rõ hơn về định hướng phát triển KCN của tỉnh trong thời gian tới.

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp

    TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM 

    Vị trí địa lý 

    Tỉnh Hà Nam nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, giáp ranh với thủ đô Hà Nội về phía Bắc, với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao thương. Về phía Đông, Hà Nam giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình. Khu công nghiệp của Hà Nam được bố trí chiến lược dọc theo các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21A, và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cùng với các tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu và kết nối nhanh chóng với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các cảng biển quan trọng. 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Dân số

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Kinh tế

    GRDP

    Theo UBND tỉnh Hà Nam, năm 2022, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của Hà Nam đạt 46.065 tỉ đồng. Năm 2023, con số này đã chạm mốc 50.201,9 tỉ đồng, tăng 9,41% so với năm 2022, Hà Nam là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 8 toàn quốc.

    Với mục tiêu trở thành một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng vào năm 2030, trong chiến lược phát triển kinh tế những năm gần đây, UBND tỉnh Hà Nam đã đặc biệt ưu tiên đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đường giao thông.

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Cơ cấu kinh tế

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 67,3%; khu vực dịch vụ chiếm 24,7%. Khu vực công nghiệp, xây dựng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng, quyết định tốc độ tăng chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn: 90,1% về giá trị sản xuất; 87.40% về giá trị tăng thêm. Ngành xây dựng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ: 9,9% về giá trị sản xuất và 12,6% về giá trị tăng thêm, tuy nhiên cũng đạt mức tăng trưởng cao (9,4%) trong năm 2022.

    FDI

    Nguồn: Sen vàng tổng hợp

    Cụ thể, năm 2023, tỉnh Hà Nam đã thu hút được 47 dự án đầu tư. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.156 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, có 369 dự án FDI và 787 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký là 5.415,5 triệu USD và 168.894,4 tỉ đồng.

    Thu chi ngân sách

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp 

    Theo số liệu từ Sở Tài chính Hà Nam công bố, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 đến hết ngày 10/11 là 11.429 tỷ đồng, đạt 93% so với dự toán Trung ương giao, 92% so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao; trong đó, thu từ nội địa 10.092 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.337 tỷ đồng. Ước thực hiện thu ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam cả năm 2022 là 13.135 tỷ đồng, đạt 107% so dự toán Trung ương giao, 106% so dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao.

    Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Xếp hạng PCI 2021 của các tỉnh, thành phố được đánh giá dựa trên 10 chỉ số thành phần gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động của chính quyền địa phương; Môi trường cạnh tranh bình đẳng; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự. Các chỉ số có tổng điểm là 100. Năm 2021, tỉnh Hà Nam đạt 63,28 điểm, xếp thứ 42 cả nước (năm 2020, xếp thứ 30)

    Theo VCCI, báo cáo PCI 2021 được xây dựng trên thông tin phản hồi từ 11.312 doanh nghiệp. Trong đó có trên 10.127 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và 1.185 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 22 địa phương.

    Khu kinh tế trọng điểm

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Các khu vực phát triển khu công nghiệp, bao gồm:

    Khu vực phát triển trọng điểm: Khu công nghiệp Đồng Văn 1, Khu công nghiệp Hòa Mạc, Khu công nghiệp Thanh Liêm.

    Khu vực phát triển tiềm năng: Khu công nghiệp Đồng Văn IV, Cụm công nghiệp Nam Châu Sơn.

    Khu vực hạn chế phát triển: Các khu vực có địa hình phức tạp, môi trường ô nhiễm, hoặc có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP

    Quy hoạch sử dụng đất

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội khu công nghiệp

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Đánh giá: Quy hoạch có tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam và khu vực. Xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển khu công nghiệp trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Quy hoạch xác định rõ các khu vực phát triển khu công nghiệp, phân chia thành các khu vực phát triển trọng điểm, khu vực phát triển tiềm năng và khu vực hạn chế phát triển, đề xuất các giải pháp phát triển khu công nghiệp, bao gồm các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, quản lý khu công nghiệp, bảo vệ môi trường, v.v.

    Điểm hạn chế: Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một quy hoạch quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, quy hoạch còn một số hạn chế cần được khắc phục để có thể triển khai hiệu quả.

    Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông 

    • Đường bộ 

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Theo Quy hoạch mạng lưới Đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 qua địa bàn tỉnh Hà Nam có 03 tuyến cao tốc kết nối với hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường liên kết vùng, các tuyến quốc lộ kết nối với hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường địa phương thông qua vị trí kết nối, cụ thể gồm:

    Cao tốc Bắc – Nam phía Đông (tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình)

    Cao tốc Phủ Lý – Nam Định

    Vành Đai 5 Thủ đô Hà Nội

    Các tuyến Quốc lộ qua địa bàn huyện gồm : Quốc lộ 1, Quốc lộ 1 tuyến tránh thành phố Phủ Lý, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38 tuyến tránh thị trấn Hòa Mạc,  Quốc lộ 38B.

    • Đường sắt

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ/TTg ngày 19/10/2021. Trong đó qua địa bàn tỉnh Hà Nam có 02 tuyến đường sắt là: tuyến đường sắt Bắc – Nam và tuyến đường sắt tốc độc cao, kết nối thông qua hạ tầng đường bộ.

    Kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam: kết nối thông qua hệ thống các tuyến đường bộ kết nối vào các ga đường sắt như Quốc lộ 1 kết nối qua ga Đồng Văn, qua ga Phủ Lý, tuyến đường đô thị Đinh Công Tránh – Lý Thướng Kiệt kết nối qua ga Thịnh Châu, tuyến Quốc lộ 21 kết nối qua ga Bình Lục.

    Kết nối với tuyến đường sắt tốc độc cao Bắc – Nam, đoạn tuyến Hà Nội – Vinh: đã được quy hoạch mới giai đoạn 2021-2030, đoạn qua tỉnh Hà Nam dài 36,15 km, kết nối thông qua hạ tầng đường bộ kết nối với các ga đường sắt của tuyến được xây dựng mới tại Ga Phủ Lý – xã Liêm Tuyền và Liêm Tiết, TP. Phủ Lý gần nút giao Liêm Tuyền, phía Đông đường bộ cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.

    QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP – CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM 

    Mục tiêu phát triển

    Đến năm 2025, xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng Bắc Bộ; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2035. Phát huy tối đa, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và nguồn lực để Hà Nam phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế – xã hội lớn; là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, logistics và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng

    Đồng bằng sông Hồng và cả nước; là vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, giá trị cao; có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cao trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng nhân lực; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng số đồng bộ, hiện đại và kết nối thuận lợi với các tỉnh trong vùng và cả nước; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, an sinh và phúc lợi xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo và không ngừng nâng cao; đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

    Tầm nhìn đến năm 2050

    Về tổng quan: Đến năm 2050, thành phố Hà Nam sẽ trở thành đô thị thông minh, là thành phố phát triển hiện đại, là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao, trung tâm mua sắm lớn của vùng ĐBSH và cả nước.

    Về kinh tế: Hà Nam phát triển thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường theo hướng chủ đạo là thông minh, sáng tạo, xanh, sạch, các trụ cột tăng trưởng có trình độ phát triển cao và trở thành động lực phát triển quan trọng của vùng ĐBSH và cả nước, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái chất lượng cao.

    Về xã hội: Hà Nam có môi trường xã hội văn minh, hiện đại, sáng tạo, dân chủ và tự do để khuyến khích mọi công dân học hỏi, sáng tạo và đóng góp hiệu quả cho phát triển. Con người Hà Nam phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất, đạo đức và tuân thủ pháp luật.

    Về môi trường sinh thái: Hà Nam là “thành phố trong vườn”; đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị – nông thôn, văn hoá, thể thao, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái theo hướng phát triển bền vững, xanh.

    Hiện trạng khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và quy hoạch mở rộng

    Trên cơ sở quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích 2.534 ha, các khu công nghiệp trên sẽ giữ nguyên diện tích hiện trạng và điều chỉnh vị trí; đến nay tỷ lệ lấp đầy là 75,86% và hết năm 2021 đạt tỷ lệ lấp đầy trên 80%.

    Khu công nghiệp Đồng Văn I: Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 371 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 221 ha. Phần diện tích 150 ha, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng đang triển khai các bước để thực hiện. Giữ nguyên diện tích (do khu vực này đã hết quỹ đất mở rộng). 

    Khu công nghiệp Đồng Văn II: Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 339 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 321 ha, do vướng quy hoạch đường sắt cao tốc trên cao Bắc – Nam chạy qua nên 18 ha còn lại chưa được triến khai đầu tư xây dựng hạ tầng. Giữ nguyên diện tích (do khu vực này đã hết quỹ đất mở rộng).

    Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III: Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 523 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 300 ha. Giữ nguyên diện tích 523 ha. Diện tích phía Đông đường cao tốc với quy mô 223 ha đang tiến hành triển khai thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng.

    Khu công nghiệp Đồng Văn IV: Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 300 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 300 ha. Giữ nguyên diện tích (do khu vực này đã hết quỹ đất mở rộng).

    Khu công nghiệp Châu Sơn: Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 377 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 377 ha. Giữ nguyên diện tích 377 ha (do khu vực này đã hết quỹ đất mở rộng). 

    Khu công nghiệp Hòa Mạc: Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 131 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 131 ha. Giữ nguyên diện tích 131 ha (do khu vực này đã hết quỹ đất mở rộng).

    Khu công nghiệp Thanh Liêm: Khu công nghiệp nằm tại Phường Thanh Tuyền – thành phố Phủ Lý (159,77 ha), tại Thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Thủy – huyện Thanh Liêm (133,23ha): Diện tích được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận là 293 ha. Diện tích thực tế đã đầu tư hạ tầng đến nay là 293 ha. Giữ nguyên diện tích 293 ha.

    Quy hoạch | Dự án trọng điểm 

     

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Quy hoạch cụm công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030

    Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 28 CCN với tổng diện tích khoảng 1.196 ha, cụ thể như sau:

    Đối với 15 CCN đã có Quyết định thành lập

    Rút CCN An Mỹ – Đồn Xá (Bình Lục) ra khỏi phương án phát triển CCN do vị trí không có khả năng phát triển.

    CCN giữ nguyên diện tích 13 CCN; tiếp tục củng cố, duy trì phát triển và hoàn thiện theo hiện trạng với tổng diện tích 321,78 ha, cụ thể:

    Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    CCN Nam Châu Sơn, CCN Hoàng Đông, CCN Châu Giang, CCN Hòa Hậu, CCN Thanh Lưu, CCN Thanh Hải, CNN Cầu Giát, CCN Bình Lục, CCN Tiên Tân giữ nguyên theo diện tích đã sử dụng và phù hợp với Quyết định thành lập;

    CCN Nhật Tân: giữ nguyên theo diện tích đã sử dụng là 10,5 ha, do điều chỉnh quy hoạch nên không còn quỹ đất phát triển CCN Nhật Tân theo Quyết định Thành lập là 17 ha.

    CCN Biên Hòa: giữ nguyên theo Quyết định thành lập 8,49 ha (mặc dù hiện trạng sử dụng đến nay là 7,5 ha).

    02 CCN phải thực hiện thủ tục điều chỉnh diện tích là CCN Thi Sơn và CCN Kim Bình: thực hiện cập nhật diện tích các dự án đã đầu tư và các dự án được chấp thuận chủ trương theo quy hoạch chi tiết được duyệt, hoàn thiện thủ tục điều chỉnh mở rộng CCN theo QHCT với tổng diện tích 147,56 ha, trong đó: Mở rộng CCN Kim Bình từ 56 ha lên 73,46 ha (thêm 17,46 ha); Mở rộng CCN Thi Sơn từ 68 ha lên 74,1 ha (thêm 6,1 ha)

    01 CCN mở rộng: Mở rộng CCN Trung Lương từ 10,6 ha lên 70 ha (thêm 59,4 ha)

    Thành lập mới 14 CCN với tổng diện tích 805 ha

    Thị xã Duy Tiên: Thành lập mới 04 Cụm Công nghiệp với tổng diện tích 150 ha:

    Thành lập mới CCN Yên Lệnh tại Xã Trác Văn, xã Chuyên Ngoại, diện tích 70 ha;

    Thành lập mới CCN Trác Văn tại xã Trác Văn, xã Chuyên Ngoại diện tích 60ha;

    Thành lập mới CCN làng nghề Nha Xá tại Xã Mộc Nam, diện tích 10 ha;

    Thành lập mới CCN làng nghề Tiên Sơn tại Xã Tiên Sơn, diện tích 10 ha.

    Huyện Kim Bảng: Thành lập mới 03 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 225 ha:

    Thành lập mới CCN Lê Hồ tại Xã Lê Hồ và Đại Cương, diện tích 75 ha; trong dài hạn, phát triển nhanh CCN Lê Hồ, khi có điều kiện thì sáp nhập vào KCN Kim Bảng I;

    Thành lập mới CCN Đồng Hóa tại các Xã Lê Hồ, Đồng Hóa, Đại Cương diện tích 75 ha;

    Thành lập mới CCN Thi Sơn II tại các Xã Thi Sơn, Thanh Sơn, Liên Sơn, diện tích 75 ha.

    Huyện Lý Nhân: Thành lập mới 03 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 165 ha:

    Thành lập mới CCN Đức Lý tại Xã Đức Lý và Nguyên Lý, diện tích 65 ha;

    Thành lập mới CCN Tiến Thắng tại Xã Tiến Thắng, xã Hòa Hậu, diện tích 25 ha;

    Thành lập mới CCN Thái Hà tại xã Bắc Lý, diện tích 75 ha;

    Huyện Thanh Liêm: Thành lập mới 02 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 165 ha:

    Thành lập mới CCN Liêm Sơn tại Xã Liêm Sơn, diện tích 70 ha;.

    Thành lập mới CCN Tây Kiện Khê tại TT Kiện Khê, huyện Thanh Liêm và Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, diện tích 75 ha.

    Huyện Bình Lục: Thành lập mới 02 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 120 ha:

    Thành lập mới CCN La Sơn tại xã La Sơn, diện tích 70 ha;

    Thành lập mới CCN Trung Lương II tại xã Trung Lương, diện tích 50 ha. 

    XEM THÊM:

    | QUY HOẠCH TỈNH HÀ NAM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050| 

    | THÔNG TIN TỔNG QUAN TỈNH HÀ NAM| 

    Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2025” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web  https://senvangdata.com.vn/. 

    report-img

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

     

    Thẻ : phát triển, quy hoạch khu công nghiệp, cụm khu cộng nghiệp, quy hoạch, hà nam, senvanggroup, senvangdata, Cơ sở hạ tầng, phát triển vùng,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!