Thông tin tổng quan tỉnh Hà Nam 

  • 1 Tháng mười một, 2022
  • Hà Nam là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có vị trí cách Hà Nội 56km, Hà Nam là cửa ngõ của thủ đô, trong tương lai không xa tỉnh sẽ trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội. Nhờ cơ hội dó tỉnh ngày càng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư bất động sản. Ngay sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin tổng quan về tỉnh Hà Nam trước khi tham gia vào thị trường bất động sản khu vực này. 

    Tỉnh Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 56km trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam và có vị trí địa lý: 

    Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Trong đó vùng đồi núi chiếm 25.7% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 74.3% diện tích. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Hà Nam phát triển kinh tế.

    TỔNG QUAN VÙNG TỈNH HÀ NAM Chùa Tam Chúc – Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Trên địa bàn Hà Nam có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Đáy, là hai con sông chính cung cấp nước tưới và nơi nhận nước tiêu chính của tỉnh. Ngoài ra trong tỉnh còn có các sông khác như sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt. Các sông có lượng nước khá dồi dào thuận lợi cho phát triển trồng trọt, nuôi trồng, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. 

    Nhìn chung, so với các tỉnh lân cận, Hà Nam có quy mô dân số nhỏ và mật độ dân số thưa thớt. Diện tích của toàn tỉnh là 861.9 km2, dân số 861.8 nghìn người, mật độ dân số 1,000 người/km2. So với các tỉnh được so sánh, Hà Nam đứng thứ 6/6 về dân số và 4/6 về mật độ dân số.

    TỔNG QUAN VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Bảng thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số tại Hà Nam và các tỉnh lân cận (Nguồn: Niên giám thống kê 2020)

    Tỉnh Hà Nam có dân số thành thị chiếm gần 1/4 tổng quy mô dân số. Dân cư phân bố khá đều giữa các thành phố thị xã và các huyện. Huyện Lý Nhân có quy mô dân số lớn nhất dân số toàn tỉnh tuy nhiên quy mô dân số không chênh lệch quá lớn so với các huyện và thị xã còn lại. Cơ cấu dân số tại tỉnh Hà Nam chênh lệch giàu nghèo khá lớn. Lượng dân thành thị chỉ chiếm 22% tổng dân số. Điều này cho thấy nhu cầu sở hữu các sản phẩm bất động sản cao tầng mang tính thương mại cao sẽ khá bị hạn chế tại thị trường này. 

    TỔNG QUAN VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Bảng thống kê dân số, mật độ dân số các huyện thuộc tỉnh Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Năm 2021, PCI của tỉnh Hà Nam đạt 63.28 điểm, xếp thứ 42/62 cả nước. So với năm 2020 chỉ giảm 0.19 điểm nhưng lại tụt 12 hạng. Điều này cho thấy rằng, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang bị chậm hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành khác.

    TỔNG QUAN VÙNG TỈNH HÀ NAM

    10 chỉ số thành phần PCI tỉnh Hà Nam năm 2020, 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2021 ước đạt 41,430 tỷ đồng  tăng 8.85% so với cùng kỳ, GRDP bình quân đầu người 86.1 triệu đồng năm 2021. Hà Nam là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 6 toàn quốc. 

    Biểu đồ: GRDP tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong năm 2021, tỉnh thu hút được 42 dự án và thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư 34 dự án với tổng vốn đăng ký mới là 386.96 triệu USD và vốn điều chỉnh FDI là 8,563.5 tỷ đồng. 

    FDI tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Năm 2021 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 64%, dịch vụ 26.4%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9.7%. Là một tỉnh đồng bằng cùng điều kiện thuận lợi về giao thông, vận tải. Những năm gần đây, tại Hà Nam đã xuất hiện nhiều cụm công nghiệp mới góp phần nâng cao đưa công nghiệp – xây dựng trở thành ngành mũi nhọn của toàn tỉnh.

    Cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Nam năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Tỉnh Hà Nam có rất nhiều những lợi thế để phát triển du lịch về vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, trên tuyến du lịch xuyên Việt nên có lợi thế so sánh rất quan trọng để thu hút mạnh mẽ thị trường khách du lịch xuyên Việt và thị trường khách du lịch cuối tuần của Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Giai đoạn 2017-2021, khách du lịch đến Hà Nam có mức tăng trưởng khá nhanh và liên tục qua các năm. Đáng chú ý, năm 2019, Hà Nam đón khoảng 2,895,600 lượt du khách, ước đạt 716 tỷ đồng doanh thu du lịch, vượt 141.9% so với năm 2018. . Nhưng đến năm 2020, do ảnh hưởng của COVID-19, lượng khách ước đạt 1 700 000 lượt, giảm 58.7% so với năm 2019. Số lượng khách du lịch trong năm 2021 đến Hà Nam đạt khoảng hơn 2.5 triệu lượt người. 

    Lượt khách du lịch đến Hà Nam giai đoạn 2017 – 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

         4.1. Y tế 

    Hà Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chất lượng cao cấp vùng về y tế song hành cùng phát triển với các bệnh viện lớn của Trung ương đặt tại địa phương. Hiện tại, ngoài các Bệnh viện đa khoa của tỉnh; Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã được xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động tại địa bàn thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam. 

    TỔNG QUAN VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Nội – Đồng Văn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Nắm kịp xu hướng phát triển cũng như nhu cầu về nhà ở của thị trường BĐS, lãnh đạo Hà Nam đưa ra chính sách hấp dẫn đầu tư vào quy hoạch chung với hàng loạt các dự án khu đô thị được triển khai nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia nước ngoài, nhân viên tại các khu công nghiệp, các cơ quan y tế đang hình thành tại Hà Nam.

    4.2. Giáo dục 

    Hệ thống giáo dục trên toàn tỉnh hiện nay đều có cơ sở vật chất hiện đại, đổi mới toàn diện, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Chất lượng dạy học đạt kết quả cao. Hà Nam cũng là một trong các tỉnh dẫn đầu về xếp loại trong kỳ thi THPT Quốc Gia. 

    TỔNG QUAN VÙNG TỈNH HÀ NAM

    Trường THPT Chuyên Biên Hòa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Mục tiêu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam là xây dựng Hà Nam trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục, đào tạo.

    Tầm nhìn đến năm 2030 đã dành những ưu tiên cần thiết và tạo hướng mở cho phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Bên cạnh việc xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho phát triển toàn diện quy mô, chất lượng giáo dục đối với từng cấp học, một quy hoạch mang tính chuẩn hóa về mạng lưới trường lớp, nhu cầu về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trường học cũng được xác định. Trong đó, về quy hoạch mạng lưới trường lớp, đến năm học 2021-2022, tỉnh Hà Nam ổn định quy mô trường học các cấp.

    4.3. Làng nghề 

    Là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời của Đồng bằng sông Hồng, Hà Nam đã sản sinh ra nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. 

    Trải qua nhiều biến động của lịch sử nhưng các làng nghề tại Hà Nam vẫn luôn giữ được hồn cốt của mình. Một số làng nghề truyền thống tại Hà Nam có thể kể đến như: Làng dệt lụa Nha Xá (Duy Tiên); Làng dệt Lưu Xá (Kim Bảng); Bún tái xã Đinh Xá (Bình Lục); Bánh đa Chều (Lý Nhân). 

    Làng dệt lụa Nha Xá Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    4.4. Văn hóa 

    Hà Nam có nhiều dự án nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Hà Nam thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đó là: Múa hát Dậm Quyển Sơn, Múa hát Lải Lèn, Hội vật võ Liễu Đôi, Làng trống Đọi Tam. 

    Hà Nam không chỉ níu chân du khách bởi cảnh quan đẹp, nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, những di tích lịch sử lâu đời mà còn bởi nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc: Lễ hội đền Lảnh Giang, Lễ hội đền Trần Thương, Lễ hội đền Bà Đanh, …

    Ẩm thực Hà Nam nổi bật với các đặc sản như: Cá kho làng Vũ Đại – món ăn được sản xuất để tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài thu về nguồn lợi kinh tế khá cao; Quýt Lý Nhân; Rượu làng Vọc; Chuối ngự Đại Hoàng. 

    Đặc sản cá kho làng Vũ Đại – văn hóa Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    4.5. Du lịch 

    Tỉnh Hà Nam có rất nhiều những lợi thế để phát triển du lịch về vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Với quần thể khu du lịch sinh thái chùa Tam Chúc cùng các địa danh du lịch văn hóa – tâm linh như: Bát Cảnh Sơn (Kim Bảng); Núi Ngọc (Kim Bảng); Địa Tạng Phi Lai Tự (Thanh Liêm)…đã giúp Hà Nam thu hút một lượng lớn khách du lịch. 

     

    Hang Luồn – Hà Nam (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trên đây là những thông tin tổng quan về thị tỉnh Hà Nam do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sơ bộ trước khi đưa ra phương án đầu tư sinh lời hợp lý vào thị trường bất động sản tại khu vực này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp vùng tỉnh Hà Nam với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ https://senvangdata.com.vn/

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thu Thủy

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

     

     Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Hà Nam, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Hà Nam hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : văn hóa xã hội hà nam, tổng quan vùng tỉnh, hà nam, tổng quan dân số hà nam, kinh tế xã hội hà nam,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!