Yên Bái, một tỉnh nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư với những kế hoạch phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp đầy triển vọng. Trong giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Yên Bái đã đưa ra các quy hoạch chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa khu vực. Hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về quy hoạch phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp của Yên Bái, cung cấp những thông tin quan trọng và cái nhìn tổng quan về hướng đi và tiềm năng phát triển của tỉnh trong những thập kỷ tới.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai.
Với vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội
Theo số liệu năm 2023, dân số trung bình năm 2022 toàn tỉnh đạt 847.245 người, tăng 4.574 người, tương đương tăng 0,54% so với năm 2021, bao gồm dân số thành thị 176.649 người, chiếm 20,85%; dân số nông thôn 670.596 người, chiếm 79,15%; dân số nam 427.311 người, chiếm 50,44%; dân số nữ 419.934 người, chiếm 49,56%. Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2022 là 122,92 người/km2, cao nhất là thành phố Yên Bái 1.021 người/km2, thấp nhất là huyện Trạm Tấu 48 người/km2.
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, là nơi quần cư của 30 dân tộc, trong đó có 13 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời. Người Kinh chiếm 42,71%, còn lại là các dân tộc khác (Tày, Thái, Dao, Mông, Mường…) chiếm 57,29% với truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và nhiều nét độc đáo.
Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao, dân số thuộc nhóm 0 – 15 tuổi thấp cũng tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng, khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giảm bớt chi phí về y tế, an sinh xã hội.
Về kinh tế, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 14,8%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 39,0%; dịch vụ chiếm khoảng 41,5%; thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 4,7%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 125 triệu đồng.
Về phát triển kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2023 ước đạt 16,5% với tốc độ tăng 20%, gấp 3 lần tăng trưởng GDP.
Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6%, đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố; trong đó: tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5,29%, thứ 3/14 tỉnh trong vùng; khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 6,46%, đứng thứ 7/14 tỉnh trong vùng (tính riêng công nghiệp đạt 4,12%, đứng thứ 5/14 tỉnh trong vùng); khu vực dịch vụ đạt 6,03%, đứng thứ 11/14 tỉnh trong vùng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 6,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 8,5%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 8,5%; giá trị xuất khẩu hàng tăng 16%; lượng khách du lịch tăng 19,4%, doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 45,4% so với cùng kỳ…
Xây dựng các tuyến đường chính đó là:
Tỉnh Yên Bái hiện có 04 khu công nghiệp với tổng diện tích 966 ha và 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 774ha.
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang được quan tâm, huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư về cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu cơ bản của các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh Yên Bái ưu tiên phát triển hạ tầng các khu công nghiệp trong khu vực dọc theo tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Đất khu công nghiệp: Mở rộng và lấp đầy khu công nghiệp Minh Quân, khu công nghiệp phía Nam, khu công nghiệp Âu Lâu; thành lập mới một số khu công nghiệp tại huyện Trấn Yên: khu công nghiệp Trấn Yên, khu công nghiệp Y Can; tại huyện Văn Yên: khu công nghiệp Đông An; tại huyện Yên Bình: khu công nghiệp Thịnh Hưng; tại huyện Lục Yên: khu công nghiệp Lục Yên, diện tích mở rộng và thành lập mới đạt chỉ tiêu 2.080 ha tăng 1.623 ha so với hiện trạng năm 2020.
Đất cụm công nghiệp: Mở rộng các cụm công nghiệp gồm: cụm công nghiệp Âu Lâu, thành phố Yên Bái và cụm công nghiệp Yên Thế, huyện Lục Yên; thành lập mới một số cụm công nghiệp gồm: cụm công nghiệp Hợp Minh (thành phố Yên Bái); cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2, Phú Thịnh 3, Phú Thịnh 4 (huyện Yên Bình); cụm công nghiệp Sơn Thịnh, cụm công nghiệp vùng ngoài huyện Văn Chấn (huyện Văn Chấn); cụm công nghiệp Báo Đáp, Hưng Khánh, Bảo Hưng, Minh Quân, Y Can, Bảo Minh, Bảo Hưng 2 (huyện Trấn Yên); cụm công nghiệp Xuân Ái, An Thịnh, Yên Hợp, Tân Hợp (huyện Văn Yên); cụm công nghiệp Tân Lĩnh (huyện Lục Yên); cụm công nghiệp Trạm Tấu (huyện Trạm Tấu); cụm công nghiệp Púng Luông (huyện Mù Cang Chải), tổng diện tích mở rộng và thành lập mới khoảng 1.288 ha tăng khoảng 1.186 ha so với hiện trạng năm 2020.
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Yên Bái, khu phát triển công nghiệp của tỉnh dự kiến đến năm 2030 có diện tích khoảng 3.400 ha. Tầm nhìn đến năm 2050, khu phát triển công nghiệp có diện tích khoảng 5.000 ha.
Đây là khu công nghiệp thuộc hệ thống KCN quốc gia được khởi công xây dựng từ năm 2003 đến nay.
1. Địa điểm: Xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, với quy mô diện tích 137,80 ha. Hiện nay đang điều chỉnh, mở rộng thêm 150ha.
2. Vị trí:
+ Phía Bắc giáp tuyến đường cảng Hương Lý đi cầu Văn Phú;
+ Phía Nam giáp khu vực đồi trồng rừng;
+ Phía Tây giáp UBND xã Văn Tiến và khu dân cư.
3. Tính chất khu công nghiệp:
Khu công nghiệp phía Nam, tỉnh Yên Bái là khu công nghiệp đa ngành thuộc hệ thống các khu công nghiệp Quốc gia, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu công nghiệp
Tên: Khu công nghiệp Âu Lâu – Yên Bái
Địa chỉ: Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Thời gian vận hành: 08/2012
Tổng diện tích: 120 ha
Lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghiệp may mặc, giầy da, thủ công mỹ nghệ; Công nghiệp lắp ráp điện tử; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; Công nghiệp cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng.
Yên Bái sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là khoáng sản như đá vôi, cao lanh, và quặng sắt. Đây là những nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Ngoài ra, Yên Bái còn có tiềm năng lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và gỗ. Sự đa dạng về tài nguyên này là nền tảng vững chắc để phát triển các khu công nghiệp.
Chính quyền tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đầu tư tại đây có thể được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ về thủ tục hành chính. Sự cam kết của chính quyền địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp là yếu tố then chốt giúp Yên Bái trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư.
Các khu công nghiệp tại Yên Bái đang được đầu tư phát triển với cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm hệ thống điện, nước, viễn thông và giao thông nội bộ. Hệ thống xử lý nước thải và bảo vệ môi trường cũng được chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững. Các khu công nghiệp như KCN phía Nam Yên Bái, KCN Âu Lâu và KCN Minh Quân đang thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động địa phương.
Yên Bái có lực lượng lao động dồi dào, với nhiều trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo nghề tại địa phương. Điều này đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng phù hợp cho các ngành công nghiệp khác nhau. Chi phí lao động tại Yên Bái cũng tương đối thấp so với các khu vực kinh tế phát triển khác, giúp giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp.
Ngoài các lợi thế về vị trí, tài nguyên và chính sách, Yên Bái còn có tiềm năng phát triển bền vững khi kết hợp giữa công nghiệp và du lịch. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa phong phú của Yên Bái không chỉ thu hút du khách mà còn tạo môi trường sống và làm việc hấp dẫn cho người lao động và chuyên gia. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích các dự án đầu tư thân thiện với môi trường và sử dụng công nghệ hiện đại.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch KCN-CNN Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP