Tỉnh Bình Thuận, với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và tiềm năng phát triển lớn, đã và đang định hình cho mình một lộ trình phát triển bền vững, gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Bình Thuận đặt mục tiêu xây dựng một hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường và có tính cạnh tranh cao, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống của người dân và đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Bài viết này Sen Vàng sẽ tóm tắt các mục tiêu, chiến lược và dự án cụ thể trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn quan trọng này.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Nam, cách Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1,520 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có biển dài 192km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bình Thuận có dân số xếp thứ 5/8 trong các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.Mật độ dân số của Bình Thuận tương đối thấp xếp thứ 7/8 (thấp nhất là Quảng Nam).
Xem thêm tại: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Thuận
GRDP
Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 7,3%, cao hơn mức trung bình cả nước. Quy mô kinh tế của Vùng vào năm 2020, theo giá hiện hành, đã tăng gấp 9,1 lần so với năm 2004. Nhiều địa phương trong Vùng như Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa… đã có sự bứt phá mạnh mẽ.
Giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7-7,5%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng 2,5 – 3 lần so với năm 2020. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 156 triệu đồng/năm, kinh tế số trong GRDP vùng đạt khoảng 30%. Thu ngân sách nhà nước chiếm khoảng 20 – 25% cả nước…
FDI
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ chưa được sự quan tâm nhiều của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số dự án FDI còn hiệu lực tính đến tháng 12/2022 là hơn 2000 với tổng nguồn vốn là khoảng 65 tỷ USD. Trong 06 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận đầu tư cho 14 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 31.978,06 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm 90,4%, du lịch và dịch vụ du lịch chiếm 9,6%.
Lũy kế đến ngày 20/6/2023, trên địa bàn tỉnh có 1.620 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 380.645 tỷ đồng, trong đó có 121 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 7,55 tỷ USD tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực du lịch – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng; có 1.121 dự án đã hoạt động (chiếm 69,2%), 244 dự án đang triển khai xây dựng (chiếm 15%) và 255 dự án chưa triển khai (chiếm 15,8%)./.
Cơ cấu kinh tế
Quy mô nền kinh tế toàn thành phố theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 125.219 tỷ đồng, mở rộng hơn 17.381 tỷ đồng so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người năm 2022 (tính theo giá so sánh năm 2010) tăng 11,7% so với năm 2021.
Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 04 tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh gồm: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và Quốc lộ 28B; 11 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.711, ĐT.712, ĐT.714, ĐT.715, ĐT.716, ĐT.717, ĐT.718, ĐT.719, ĐT.720, ĐT.766, ĐT.706B.
Cao tốc gồm 1 tuyến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo chiều dài 62km đang được xây dựng. Quốc lộ gồm 3 tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 27, quốc lộ 27B chiều dài tổng cộng 181 km. Đường tỉnh gồm các tuyến 701, 702, 703, 704, 704 nối dài, 705, 706, 707, 707B, 708, 709, 709B, 710 với tổng chiều dài khoảng 307,86 km. Đường huyện có tổng chiều dài 182,86 km; đường đô thị chiều dài 332,82 km.
Hiện nay, việc khai thác vận tải đường sắt chưa phát huy hết tiềm năng do các tuyến đường bộ nối đến ga chưa thuận lợi, quy mô hàng hoá còn nhỏ.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 04 cảng cá (gồm 01 cảng cá loại I : cảng cá Phan Thiết và 03 cảng cá loại II: cảng cá Phú Hải, cảng cá La Gi, cảng cá Phan Rí Cửa) đã hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác, 05 khu tránh trú bão cho tàu cá gồm 02 khu cấp vùng và 03 khu cấp tỉnh: (1) Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa La Gi; (2) Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Phú Hải; (3) Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Phan Rí; (4) Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Liên Hương; (5) Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng đảo Phú Quý.
Tỉnh Bình Thuận có tiềm năng phát triển các nhà máy điện bao gồm nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội và có khả năng khai thác để trở thành trung tâm năng lượng của vùng và của quốc gia. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 47 nhà máy điện đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt 6.523.21 MW.
Tính đến năm 2020, tỉnh Bình Thuận có 09 KCN đã được quy hoạch với tổng diện tích 3.003,43 ha, trong đó có 08 KCN đã và đang hoàn chỉnh hạ tầng (KCN Phan Thiết giai đoạn I, KCN Phan Thiết giai đoạn II, KCN Hàm Kiệm I, KCN Hàm Kiệm II, KCN Sông Bình, KCN Tuy Phong, KCN Sơn Mỹ I, Tân Đức), 01 KCN đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng.
Tỷ lệ khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung
tiêu chuẩn môi trường đạt 100%. Thực trạng hạ tầng các KCN đã và đang đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
(1). KCN Phan Thiết (giai đoạn I): Tổng diện tích 68 ha, đã hoàn chỉnh xây
dựng hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) tập trung 1.000 m3 /ngày- đêm, đang thực hiện các công tác bảo dưỡng hạ tầng, phòng cháy chữa cháy
(PCCC)… để phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
(2). KCN Phan Thiết (giai đoạn II): Tổng diện tích 40,7 ha, cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn chỉnh các hạng mục như giao thông, cây xanh, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống PCCC, hồ sự cố môi trường, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, đã hoàn thành vận hành thử nghiệm HTXLNT tập trung (600 m3 /ngày-đêm) và đang tiến hành làm hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường giai đoạn I.
(3). KCN Hàm Kiệm I: tổng diện tích 132,67 ha đã hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cấp điện, nước, hệ thống cấp nước PCCC, HTXLNT tập trung giai đoạn 1 (2.000 m3 /ngày-đêm).
(4). KCN Hàm Kiệm II: tổng diện tích 402 ha, đã hoàn thành san lấp mặt bằng các cụm lô theo quy hoạch, hoàn chỉnh thi công cấp phối đường sỏi cấp 3, trải nhựa một phần các tuyến đường chính KCN, trồng cây xanh các tuyến đường chính KCN, thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, hệ thống cấp nước PCCC, HTXLNT tập trung giai đoạn I (2.500 m3 /ngày-đêm).
(5). KCN Sông Bình: tổng diện tích 300 ha, đã hoàn thiện công tác san lấp mặt bằng, cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trồng cây xanh tại vùng đệm KCN. Đã hoàn thành và đưa vào vận hành Khu XLNT tập trung giai đoạn I (500 m3 /ngày-đêm).
(6). KCN Tuy Phong: tổng diện tích 150 ha, đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tiến hành san ủi đào khuôn đường, xử lý nền hạ các tuyến đường chính trong KCN. Hoàn thành cổng chào và điểm đấu nối với QL1; thoả thuận vị trí, hướng tuyến, công suất và tiến độ đầu tư Trạm biến áp 110/22KV với Tổng công ty Điện lực Miền Nam, đang chuẩn bị đầu tư HTXLNT tập trung.
(7). KCN Sơn Mỹ I: tổng diện tích 1.070 ha đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đã khởi công xây dựng vào cuối tháng 8 năm 2022.
(8). KCN Sơn Mỹ II: tổng diện tích 540 ha, đang hoàn chỉnh đồ án quy hoạch phân khu để trình phê duyệt. Đồng thời, hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
(9). KCN Tân Đức: tổng diện tích 300 ha, diện tích đất công nghiệp cho thuê 210,84 ha, đang thực hiện các bước ĐBGT, thuê đất, rà phá bom mìn… để tổ chức khởi công trong cuối Quý IV/2022. Có 6/9 khu công nghiệp đã có dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó các KCN Phan Thiết I & II đã hoàn thành 100% hệ thống hạ tầng kỹ thuật, KCN Hàm Kiệm I, cơ bản hoàn thành 100% hệ thống hạ tầng kỹ thuật, KCN Hàm Kiệm II, hoàn thành 50% hệ thống hạ tầng kỹ thuật, KCN Tuy Phong hoàn thiện 40% hệ thống hạ tầng kỹ thuật và KCN Sông Bình hoàn thiện 60% hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100% với tổng công xuất xử lý khoảng 6.100 m3 /ngày.
Hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp (đặc biệt là giá trị sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh.
Hình thành khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh Bình Thuận khi có điều kiện thuận lợi tại khu vực ven biển thuộc địa bàn huyện Hàm Tân và thị xã La Gi.
(1). Phát triển các khu công nghiệp Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp đã thành lập và đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, nhất là hạ tầng xử lý chất thải và hạ tầng xã hội cho công nhân.
Mở rộng diện tích đất công nghiệp thu hút nhà đầu tư thứ cấp, có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng để sớm triển khai xây dựng, đưa vào khai thác.
Phát triển đồng bộ giữa hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp. Xây dựng các tuyến giao thông kết nối đến các khu công nghiệp, bảo đảm về hạ tầng nguồn và lưới điện đáp ứng yêu cầu sản xuất trong các khu công nghiệp.
Quy hoạch mạng lưới cấp nước phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho các khu công nghiệp.
Nghiên cứu chuẩn bị về dự trữ đất đai, phát triển hạ tầng để phát triển thêm các khu công nghiệp (ngoài các khu công nghiệp đã xác định), phấn đấu hình thành khu kinh tế ven biển Nam Bình Thuận (trên cơ sở KCN Sơn Mỹ 1, KCN – Đô thị – Dịch vụ Hàm Tân – La Gi và một số khu đất kế cận KCN) khi có điều kiện; phát triển khu công nghiệp (hỗ trợ) phía Nam Hàm Thuận Bắc (KCN Đông Bắc Phan Thiết) và tại Đức Linh, Tánh Linh (KCN phía Nam tỉnh); dự kiến quy mô diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030 khoảng 3.048 ha, và ổn định vào khoảng 9.700 ha trong giai đoạn sau 2030 đến năm 2050. Ngoài ra, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân và hạ tầng xã hội cho
công nhân làm việc trong các khu công nghiệp.
Dự kiến giai đoạn 2021-2030 tỉnh Bình Thuận phát triển 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.278,4 ha.
Tìm kiếm, thu hút nhà đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đã được đưa vào quy hoạch nhưng chưa tìm được nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện, sẽ tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung, mở rộng các cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, theo đúng quy định.
Phát triển hạ tầng kết nối đến các cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các cụm công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của các cụm công nghiệp, bao gồm: giao thông, cấp điện, cấp nước, hạ tầng nhà ở, xã hội.
Ngoài ra, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải cho các làng nghề sản xuất quy mô lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường theo quy định.
Dự án Khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị Becamex VSIP Bình Thuận tại La Gi và Hàm Tân. Đây là dự án đầu tư liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và các công ty do tập đoàn Sembcorp Development (Singapore). Dự án có quy mô diện tích lên đến 4,984 ha. Trong đó KCN có quy mô hơn 3,000 ha, khu đô thị có quy mô gần 2,000 ha.
Tính đến thời điểm hiện tại, Becamex Bình Thuận là KCN có quy mô lớn nhất tại tỉnh này. Bình Thuận hiện có 9 khu công nghiệp với quy mô 3.000 ha (KCN Phan Thiết 100 ha, KCN Tuy Phong 150 ha, KCN Hàm Kiệm gần 600 ha, KCN Sông Bình 300 ha, KCN Tân Đức 150 ha, KCN Sơn Mỹ 1 hơn 1,000 ha và Sơn Mỹ 2 gần 600 ha). Tính sơ bộ, quy mô của 9 KCN hiện hữu tại Bình Thuận chỉ bằng ½ quy mô Becamex VSIP Bình Thuận đang triển khai.
Khu công nghiệp Tân Đức là Khu công nghiệp tập trung, đa ngành nghề, thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại xử lý triệt để các chất thải không gây ô nhiễm môi trường, trọng tâm là các loại hình công nghiệp như: Sản xuất sản phẩm dệt may; sản xuất máy móc thiết bị cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử, cơ khí, dược phẩm, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng… và các ngành nghề theo quy định hiện hành, không thu hút các ngành nghề có tính chất ô nhiễm cao, dễ gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Tân Đức là Khu công nghiệp tập trung, đa ngành nghề, thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại xử lý triệt để các chất thải không gây ô nhiễm môi trường, trọng tâm là các loại hình công nghiệp như: Sản xuất sản phẩm dệt may; sản xuất máy móc thiết bị cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử, cơ khí, dược phẩm, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng… và các ngành nghề theo quy định hiện hành, không thu hút các ngành nghề có tính chất ô nhiễm cao, dễ gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Sơn Mỹ II tỉnh Bình Thuận là KCN mới quy hoạch đang thu hút ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật bản) thuê đất, xây dựng xưởng, sản xuất trong lĩnh vực may mặc, dệt, hàng tiêu dùng.
Khu công nghiệp Sơn Mỹ II nằm trên địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Nằm cạnh nút giao đường cao tốc xuyên Việt với Quốc lộ 55 đi Bà Rịa- Vũng Tàu, từ đây rất thuận tiện kết nối với các trung tâm kinh tế lớn như: TP Hồ Chí Minh, TP Nha Trang,… giáp tuyến Quốc lộ 1 là điều kiện rất thuận lợi cho lưu thông, hoạt động của KCN. Từ đó thu hút đông đảo người lao động từ các tỉnh đổ về các khu cho thuê nhà xưởng hứa hẹn sẽ mang đến nguồn nhân lực có trình độ cao cho khu công nghiệp miền Trung.
UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ Phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị IDICO-UDICO làm chủ đầu tư.
Khu công nghiệp Sơn Mỹ II có tổng diện tích đất là 540 ha.
Xem thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Bình Thuận
Danh sách dự án bất động sản tại Bình Thuận
Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận – 2022
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. |
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP