Bình Định là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ, mang nhiều tiềm năng phát triển về mặt kinh tế của nước ta. Đóng góp cho sự tiềm năng đó, không thể không kể đến những đươngc lối, chính sách quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp hợp lý của ban lãnh đạo, Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về quy hoạch khu công nghiệp – cụm công nghiệp tỉnh Bình Định, thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 606.640 ha. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Quy Nhơn, nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649km, có tọa độ địa lý từ 13 độ 30’45’’ đến 14 độ 42’15’’ vĩ độ Bắc; từ 108 độ 36’30’’ đến 109 độ 18’15’’ kinh độ Đông. Có giới cận như sau: phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tỉnh Bình Định nằm sát bên sườn phía Đông của dãy núi Trường Sơn, có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn. Nếu ở cao nguyên phía Tây có cao độ từ 500 – 700m thì ở đồng bằng Bình Định chỉ có cao độ 20 – 30m, vùng ven biển cao độ 2 – 3m.
Bản đồ độ cao địa hình tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Với đặc điểm địa hình đa dạng (miền múi, trung du, đồng bằng, đầm phá ven biển, đảo) thuận lợi cho tỉnh Bình Định phát triển kinh tế xã hội. Vùng núi và trung du có thể phát triển các cây thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Vùng đồng bằng thuận lợi phát triển nông nghiệp cây công nghệ cao, cây lương thực. Vùng ven biển thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển cảng biển. Ngoài ra, sự đa dạng địa hình, địa mạo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Dân số tỉnh Bình Định năm 2023 ước tính khoảng 1.506,3 nghìn người; trong đó, nam có 749 nghìn người, chiếm 49,7%, nữ có 757,3 nghìn người, chiếm 50,3% trong tổng số dân.
Dân số Bình Định theo độ tuổi (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Lực lượng lao động tính đến năm 2020 chiếm 57,29% dân số của tỉnh. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bình Định năm 2020 là 852.459 người, lao động có việc làm năm 2020 là 831.398 người. Nguyên nhân chính dẫn đến lực lượng lao động và lao động có việc làm giảm ở năm 2020 là do đại dịch COVID-10 và xu hướng già hóa dân số của tỉnh diễn ra khá nhanh trong những năm gần đây.
Lao động và việc làm tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo trong tỉnh đạt 24,5%, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 42,7%; khu vực nông thôn đạt 16,7%. (Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2021)
Trong 10 năm qua, quy mô tổng sản phẩm trên địa bản (GRDP) tỉnh Bình Định có xu hướng tăng. Trong đó, GRDP năm 2019 tăng 8702 tỷ đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 6571 tỷ đồng so với năm 2019.
GRDP của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2020
So sánh GRDP của Bình Định và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GRDP của tỉnh ngày càng giảm và tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng: Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 34,8% năm 2011 xuống 1,5% năm 2015 và đạt 29,7% năm 2020 (giảm 5,1 điểm phần trăm so với năm 2011) tương ứng với sự gia tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp từ 65,2% năm 2011 lên 68,5% năm 2015 và đạt 70,3% năm 2020. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch này cơ bản phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của cả nước.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2021. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Nguồn: Senvangdata.com
Theo Quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Bình Định, hiện có 10 Khu công nghiệp
(KCN). Trong đó, có 03 KCN nằm trong Khu kinh tế Nhơn Hội, gồm KCN
Becamex – VSIP Bình Định, KCN Nhơn Hội (Khu A) và KCN Nhơn Hội (Khu
B). Ngoài ra, 03 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN: KCN
Cát Trinh (368 ha), KCN Bình Nghi (207 ha), Long Mỹ 2 (109 ha) đang trong
giai đoạn hoàn thiện thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Chủ trương
Đầu tư.
Với vị trí nằm cạnh Quốc lộ 1A hoặc Quốc lộ 19 kết nối với Tây nguyên,
các KCN Bình Định kết nối trực tiếp với Sân bay Phù Cát và hệ thống giao thông
quốc gia, đương nhiên được hưởng lợi các tiện ích, dịch vụ thuận lợi tương ứng.
Phần lớn các KCN cách Cảng biển Quốc tế Quy Nhơn không quá 15 km, một vài
KCN xa nhất cũng không quá 40 km, rất thuận lợi cho giao thương quốc tế. Các
điều kiện hạ tầng xã hội phục vụ KCN khu nhà ở công nhân KCN, nhà ở cho
người thu nhập thấp, các khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ khác như nhà ở công
nhân, suất ăn công nghiệp, bệnh viện, trường học… được quan tâm đầu tư đồng
bộ. Hiện nay, các KCN tại Khu kinh tế Nhơn Hội và các KCN Hòa Hội, Cát Trinh,
Bình Nghi được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với các KCN thuộc địa bàn
có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Với mức giá thuê lại hạ tầng kỹ
thuật từ 30 USD ~ 60 USD tùy phương thức thanh toán.
Về CCN: Toàn tỉnh có 61 CCN, đến năm 2020, đã có 44/61 CCN đã đi vào
hoạt động, thu hút 379 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.
Bản đồ hiện trạng Cụm công nghiệp tại Bình Định. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phát triển hệ thống giao thông:
Quy hoạch hạ tầng giao thông – đường bộ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch hạ tầng giao thông – đường bộ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
– Hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia, vùng, tỉnh: QL.1; QL.1D; QL.19; QL.19D; ĐT.639; ĐT.640;
– Giao thông trong khu đô thị hiện hữu: tiếp tục được nâng cấp, cải tạo.
– Giao thông khu đô thị mới: Xây mới các tuyến đường chính kết nối với mạng lưới giao thông đối ngoại.
– Nghiên cứu tổ chức hệ thống bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh đô thị.
– Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, theo tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phù hợp với chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
– Nâng cấp, cải tạo 01 bến xe: BXK Trung tâm Quy Nhơn (loại 1).
– Đường thủy nội địa: 01 tuyến Hải Cảng – Nhơn Châu đang khai thác với tần suất 01 chuyến đi/về trong ngày với chiều dài 30km.
– Tuyến nhánh Diêu Trì-Quy Nhơn dài 12 km, ga Quy Nhơn là ga cụt. Do khối lượng hàng hoá và hành khách trên tuyến này quá nhỏ bé mỗi ngày chỉ có 01 chuyến tàu từ Quy Nhơn đi TPHCM và ngược lại, nên khai thác không hiệu quả. Nghiên cứu đường sắt đô thị có thể tận dụng cải tạo tuyến nhánh này.
Đường sắt
Tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh: đoạn trên địa bàn tỉnh Bình Định: Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa để đạt tốc độ chạy tàu 80km/h đến 90km/h đối với tàu khách và 50km/h đến 60km/h đối với tàu hàng. Tầm nhìn đến năm 2050: Duy trì đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh để khai thác vận chuyển hàng hóa và hành khách theo khu đoạn.
Nâng cấp ga Diêu Trì thành ga tổng hợp, xây dựng mới 02 ga hàng hóa tại khu vực xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước) và xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) phục vụ vận chuyển hàng hóa khu vực cảng cạn Quy Nhơn và các trung tâm logistics.
Di dời ga Quy Nhơn ra ngoài trung tâm thành phố về Nhơn Bình. Nghiên
cứu xây dựng mới đoạn tuyến Diêu Trì – Nhơn Bình, bổ sung 01 ga hành khách tại Nhơn Bình để phục vụ nhu cầu vận tải hành khách.
Tuyến đường sắt tốc độ cao: đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao
trên hành lang Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh tầm nhìn đến năm 2050: Tuân thủ theo quy hoạch đường sắt tốc độ vao quốc gia.
Đối với đoạn tuyến Nhơn Bình – Diêu Trì: Giai đoạn sau 2030 nghiên cứu chuyển đổi thành đường sắt vận tải hàng hóa.
Đường sắt đô thị:
+ Nghiên cứu xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị, lấy đô thị Quy Nhơn làm trung tâm, kết nối đến Cát Tiến, An Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát, Canh
Vinh,…
Đường hàng không
Đầu tư mới nhà ga, mở rộng sân đỗ, xây dựng thêm đường cất hạ cánh thứ 2 và các đường lăn; giai đoạn đến năm 2030 là Cảng hàng không cấp 4C, công suất 5,0 triệu hành khách/năm, 12.000 tấn hàng hóa/năm; giai đoạn đến năm 2050 là Cảng hàng không cấp 4E, công suất 7,0 triệu hành khách/năm, 27.000 tấn hàng hóa/năm; cảng hàng không Phù Cát đến năm 2030 thành sân bay quốc tế.
Cụ thể phương án phát triển
− Thời kỳ 2021-2030:
+ Cấp sân bay: 4C (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I;
+ Công suất: 5 triệu HK/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm.
+ Tổng số vị trí đỗ tàu bay: 26 vị trí;
+ Loại tàu bay khai thác: Tàu bay Code C như: A320/A321 và tương đương, có thể nâng cấp mở rộng để nhận tàu bay code E như: A350, B777, B787 và tương đương khi có yêu cầu;
+ Phương thức tiếp cận hạ cánh: Thiết bị hạ cánh chính xác theo tiêu
chuẩn CAT II.
− Tầm nhìn đến năm 2050:
+ Cấp sân bay: 4E (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng
quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I;
+ Công suất: 7 triệu HK/năm và 27.000 tấn hàng hóa/năm.
+ Tổng số vị trí đỗ tàu bay: 35 vị trí;
+ Loại tàu bay khai thác: Tàu bay Code E, A320/A321 và tương đương.
+ Phương thức tiếp cận hạ cánh: Thiết bị hạ cánh chính xác theo tiêu chuẩn CAT II.
Quy hoạch khu bãi thủy phi cơ phục vụ bay thương mại tại Khu kinh tế
Nhơn Hội nhằm kết nối phục vụ khách du lịch các địa điểm trên địa bàn tỉnh Bình
Định và Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên.
Nguồn: Senvangdata.com
Hệ thống giao thông tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
– Tốc độ tăng trưởng VA của công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2021-2030 tăng 12,2% 13,2%/năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 tăng 9,6%/năm, giai đoạn 2026-2030 tăng 14,8% – 17,0%/năm.
– Đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt 41,3% – 43,3% tổng GRDP của toàn tỉnh. Tổng giá trị VA ngành công nghiệp và xây dựng đến năm 2030 đạt 134,6 – 147,6 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành) và năng suất trên mỗi ha đất công nghiệp đạt 150 nghìn USD/ha vào năm 2030 và 340 nghìn USD/ha vào năm 2050.
– Tổng diện tích đất quy hoạch KCN và CCN đến năm 2030 là 7.602 ha, trong đó đất KCN là 4.502 ha và đất CCN là 3.100 ha.
– Đến năm 2030, tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các KCN và CCN trên 80% và tỷ lệ cây xanh trong các khu đạt trên 10%;
– Đến năm 2030, có 100% các KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn;
– Số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong ngành công nghiệp tăng bình quân tối thiểu 8-9%/năm;
– NSLĐ tăng bình quân tối thiểu 8-9%/năm.
Tổng số KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030 là 14 khu. Trong đó, có 03 khu trong KKT Nhơn Hội và 4 khu ngoài KKT Nhơn Hội hiện đã hoạt động; có 7 KCN mới đưa vào quy hoạch với tổng diện tích là 4.502 ha. Diện tích Đất KCN được phân bổ theo Quyết định 326/QĐ-TTCP ngày 9/3/2022 là 3.055 ha. Do vậy, kiến nghị TTCP cho điều chỉnh chỉ tiêu phân bổ đất KCN: bổ sung 1.447 ha đất KCN vào quy hoạch.
Tổng số CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 là 63 cụm với tổng diện tích là 3.100 ha, trong đó, TP Quy Nhơn có 01 cụm, với tổng diện tích 23,3 ha; Tuy Phước có 05 cụm với tổng diện tích 227,5 ha; An Nhơn có 10 cụm, với tổng diện tích 361,3 ha; Tây Sơn có 10 cụm, với tổng diện tích 620,4 ha; Phù Cát có 7 cụm, với tổng diện tích 315,2 ha; Phù Mỹ có 8 cụm, với tổng diện tích 389,31 ha; Thị xã Hoài Nhơn có 14 cụm, với tổng diện tích 693,67 ha; huyện Hoài Ân có 03 cụm, với tổng diện tích 44,02 ha; An Lão có 03 cụm, với tổng diện tích 58,8 ha; Vĩnh Thạnh có 01 cụm, với tổng diện tích 70,74 ha và Vân Canh có 03 cụm, với tổng diện tích 225 ha.
Bản đồ định hướng phát triển Khu công nghiệp tại Bình Định. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Nguồn: Sen vàng tổng hợp
Xem thêm: TÓM TẮT QUY HOẠCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp tỉnh Bình Định, thời kì năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup, #senvangrealestate, #kenhdautusenvang, #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án, #thị_trường_bất_động_sản_2023 ,#phat_triển_dự_án, #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh, #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển, #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP