Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 606.640km2, dân số khoảng 1,5 triệu người. Tỉnh có điều kiện tự nhiên và tiềm năng lớn để phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời còn là địa phương có vị trí chiến lược, là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng như Lào, Campuchia, Thái Lan. Dựa trên thực tế phát triển của tỉnh cùng bối cảnh, tình hình mới và mục tiêu phát triển đất nước của thời kỳ chiến lược đến năm 2023 đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 606.640 ha. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Quy Nhơn, nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649km, có tọa độ địa lý từ 13 độ 30’45’’ đến 14 độ 42’15’’ vĩ độ Bắc; từ 108 độ 36’30’’ đến 109 độ 18’15’’ kinh độ Đông. Có giới cận như sau: phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi.
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tỉnh Bình Định nằm sát bên sườn phía Đông của dãy núi Trường Sơn, có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn. Nếu ở cao nguyên phía Tây có cao độ từ 500 – 700m thì ở đồng bằng Bình Định chỉ có cao độ 20 – 30m, vùng ven biển cao độ 2 – 3m.
Bản đồ độ cao địa hình tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Với đặc điểm địa hình đa dạng (miền múi, trung du, đồng bằng, đầm phá ven biển, đảo) thuận lợi cho tỉnh Bình Định phát triển kinh tế xã hội. Vùng núi và trung du có thể phát triển các cây thực phẩm, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Vùng đồng bằng thuận lợi phát triển nông nghiệp cây công nghệ cao, cây lương thực. Vùng ven biển thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, phát triển cảng biển. Ngoài ra, sự đa dạng địa hình, địa mạo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.
Dân số tỉnh Bình Định năm 2023 ước tính khoảng 1.506,3 nghìn người; trong đó, nam có 749 nghìn người, chiếm 49,7%, nữ có 757,3 nghìn người, chiếm 50,3% trong tổng số dân.
Dân số Bình Định theo độ tuổi (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Lực lượng lao động tính đến năm 2020 chiếm 57,29% dân số của tỉnh. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bình Định năm 2020 là 852.459 người, lao động có việc làm năm 2020 là 831.398 người. Nguyên nhân chính dẫn đến lực lượng lao động và lao động có việc làm giảm ở năm 2020 là do đại dịch COVID-10 và xu hướng già hóa dân số của tỉnh diễn ra khá nhanh trong những năm gần đây.
Lao động và việc làm tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2020 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo trong tỉnh đạt 24,5%, trong đó lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 42,7%; khu vực nông thôn đạt 16,7%. (Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2021)
Trong 10 năm qua, quy mô tổng sản phẩm trên địa bản (GRDP) tỉnh Bình Định có xu hướng tăng. Trong đó, GRDP năm 2019 tăng 8702 tỷ đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 6571 tỷ đồng so với năm 2019.
GRDP của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2020
So sánh GRDP của Bình Định và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GRDP của tỉnh ngày càng giảm và tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng: Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm từ 34,8% năm 2011 xuống 1,5% năm 2015 và đạt 29,7% năm 2020 (giảm 5,1 điểm phần trăm so với năm 2011) tương ứng với sự gia tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp từ 65,2% năm 2011 lên 68,5% năm 2015 và đạt 70,3% năm 2020. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch này cơ bản phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của cả nước.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2021
Phạm vi ranh giới quy hoạch: Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 606.640 ha, dân số 1.487.903 người.
Phạm vi quy hoạch tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Định hướng quy hoạch đô thị tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phạm vi quy hoạch tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch này được lập cho thời kỳ 10 năm, 2021 –2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sơ đồ hiện trạng phân bố đô thị tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phạm vi: thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận, thị xã An Nhơn. Toàn bộ khu vực động lực có diện tích 92.937 ha chiếm 15,2% diện tích toàn tỉnh; khu vực được giới cận như sau: Phía Bắc giáp huyện Phù Cát; phía Tây giáp huyện Tây Sơn và Vân Canh; phía Đông giáp biển Đông; Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên. Vùng trọng điểm kinh tế thuộc vùng 1.
Sơ đồ trục hành lang động lực (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Mục tiêu phát triển: Tiếp tục đảm nhận vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định; Là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại-dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên; Là đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông; Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Quy hoạch TP Quy Nhơn và vùng phụ cận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch TP Quy Nhơn và vùng phụ cận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch TP Quy Nhơn và vùng phụ cận (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phạm vi: khu vực khó khăn có 30 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 05 huyện: Vân Canh (5 ĐVHC), Tây Sơn (3 ĐVHC), Vĩnh Thạnh (9 ĐVHC), Hoài Ân (3 ĐVHC) và An Lão (10 ĐVHC). Toàn bộ khu vực có diện tích 262.563ha, chiếm 43,28% diện tích toàn tỉnh thuộc vùng đồi núi phía Tây của tỉnh. Ranh giới khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn có giới hạn như sau: Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên; Phía Đông giáp thị xã Hoài Nhơn, huyện Hoài Ân, Tây Sơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, thành phố Quy Nhơn; Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.
Mục tiêu phát triển: Bám sát và thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ – TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng chính phủ
Hệ thống giáo dục, đào tạo vùng:
Tổng quan giáo dục tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
– Tiếp tục tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất các trường học theo quy hoạch, nâng cấp mở rộng các trường học hiện có, xây dựng các phòng học mới, phòng chức năng, phòng thư viện, thiết bị, nhà giáo dục thể chất đạt chuẩn Quốc gia.
– Phát triển trung tâm giao lưu khoa học giáo dục tại Ghềnh Ráng, điểm đến đặc trưng của Việt Nam có tầm ảnh hưởng Quốc Tế về khoa học và giáo dục, phát triển chiến lược du lịch khoa học cho Bình Định…
Hiện trạng giáo dục đào tạo – giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Hệ thống văn hóa nghệ thuật – TDTT vùng:
– Củng cố nâng cấp, giữ vững 100% các thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn theo quy định. Các phòng ban, đơn vị chức năng của thành phố hướng dẫn, hỗ trợ các xã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như sử dụng khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị, thiết chế văn hóa đã được đầu tư tại các địa phương.
– Phát triển các trung tâm văn hoá, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hoá, Chămpa…
Hiện trạng văn hóa – thể thao tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Hệ thống thương mại, dịch vụ cấp vùng:
– Phát triển thương mại, tài chính quốc tế tại trung tâm đô thị.
– Xây dựng hành lang di sản thiên nhiên gắn kết các di sản thiên nhiên đặc sắc như vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại, núi Vũng Chua…nhằm tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế sẵn có về văn hoá, sinh thái và cảnh quan của khu vực.
– Khuyến khích phát triển các dự án sinh thái, các dự án vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ nhân dân trong tỉnh và vùng DHNTB.
– Ưu tiên xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch cao cấp, hiện đại bên vịnh Quy Nhơn.
Phát triển hệ thống giao thông:
Quy hoạch hạ tầng giao thông – đường bộ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch hạ tầng giao thông – đường bộ (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
– Hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia, vùng, tỉnh: QL.1; QL.1D; QL.19; QL.19D; ĐT.639; ĐT.640;
– Giao thông trong khu đô thị hiện hữu: tiếp tục được nâng cấp, cải tạo.
– Giao thông khu đô thị mới: Xây mới các tuyến đường chính kết nối với mạng lưới giao thông đối ngoại.
– Nghiên cứu tổ chức hệ thống bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh đô thị.
– Hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, theo tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phù hợp với chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
– Nâng cấp, cải tạo 01 bến xe: BXK Trung tâm Quy Nhơn (loại 1).
– Đường thủy nội địa: 01 tuyến Hải Cảng – Nhơn Châu đang khai thác với tần suất 01 chuyến đi/về trong ngày với chiều dài 30km.
– Tuyến nhánh Diêu Trì-Quy Nhơn dài 12 km, ga Quy Nhơn là ga cụt. Do khối lượng hàng hoá và hành khách trên tuyến này quá nhỏ bé mỗi ngày chỉ có 01 chuyến tàu từ Quy Nhơn đi TPHCM và ngược lại, nên khai thác không hiệu quả. Nghiên cứu đường sắt đô thị có thể tận dụng cải tạo tuyến nhánh này.
Hệ thống giao thông tỉnh Bình Định (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tóm tắt quy hoạch tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP