Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng , không chỉ nổi bật với nền nông nghiệp phong phú mà còn sở hữu tiềm năng lớn trong việc phát triển hạ tầng giao thông. Để tận dụng tối đa các lợi thế này, tỉnh đã triển khai Quy hoạch giao thông giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn mở rộng đến năm 2050. Quy hoạch tập trung vào việc cải thiện và nâng cấp hạ tầng giao thông hiện tại, mở rộng mạng lưới giao thông, và nâng cao sự kết nối giữa các khu vực kinh tế, khu dân cư, và các trung tâm công nghiệp quan trọng trong tỉnh. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ tóm tắt những nội dung chủ đạo trong quy hoạch giao thông của tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm các mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chiến lược, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho một tương lai phát triển toàn diện và bền vững.
Vĩnh Phúc – cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km (1h đi xe) . Có vị trí địa lý
–Phía Bắc giáp các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên
–Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội
–Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội
–Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
Cụ thể, tăng trưởng GRDP của Vĩnh Phúc tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng khá cao so với tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm tính từ năm 2015 đến năm 2020.
Xét về GRDP bình quân đầu người, Vĩnh Phúc đã có sự phát triển vượt bậc. Cụ thể, GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Năm 1997, GRDP bình quân của tỉnh đạt chưa đầy 2 triệu đồng/người/năm, xếp thứ 57/63 tỉnh, thành.
Đến năm 2020, GRDP bình quân của tỉnh đã tăng lên đạt 105,5 triệu đồng/người, đứng thứ 5/11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 10/63 tỉnh, thành trong cả nước. Năm 2021, GRDP bình quân của tỉnh đạt 114,3 triệu đồng/người, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành.
Năm 2022, GRDP bình quân đầu người của Vĩnh Phúc ước đạt khoảng 127,8 triệu đồng/người/năm, tiếp tục nằm trong top 10 địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước.
Vĩnh Phúc luôn được coi là 1 trong những tỉnh đi đầu cả nước về công tác quy hoạch với phương châm “Quy hoạch luôn đi trước 1 bước”. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong hơn 2 năm qua, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch được quan tâm thiết thực và đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường chỉ đạo công tác lập, quản lý Nhà nước về quy hoạch; chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến công tác quản lý và thực hiện quy hoạch; tổ chức rà soát, kiểm tra trách nhiệm đối với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, 9/9 UBND cấp huyện và 136/136 UBND cấp xã, kiểm điểm trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tỉnh Vĩnh Phúc đạt 68,91, điểm xếp vị trí thứ 8 PCI và thứ 9 PGI. Trong các chỉ số thành phần PCI, Vĩnh Phúc nổi bật ở vị trí thứ 4 cả nước với chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt 31.218 tỷ đồng. Đặc biệt, với số thu nội địa ước đạt gần 26.000 tỷ đồng đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong 8 địa phương có số thu ngân sách cao nhất của cả nước.
Các trục dọc Bắc – Nam kết nối khu vực thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc
Các tuyến trục đường ngang Đông Tây kết nối các tính phía Đông (Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn) với các tỉnh phía Tây (Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La)
Các tuyến đường hướng tâm kết nối đối nội trong tỉnh kết hợp mạng đường vành đai tạo nên kết nối liên hoàn thông suốt từ đối nội đến đối ngoại,nâng cao khả năng kết nối giao thương giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các khu vực khác trong vùng.
Vĩnh Phúc có hệ thống sông, kênh phong phú, tổng chiều dài các tuyến sông trên địa bàn tỉnh dài 123 km. Bao gồm 04 sông chính: Sông Hồng, Sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Tuy nhiên chỉ có Sông Hồng và Sông Lô là 2 tuyến sông chính phục vụ vận tải, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy chỉ thông thuyền được trong mùa mưa và cũng chỉ đáp ứng được phương tiện tải trọng dưới 50 tấn. Còn lại các sông, kênh khác chỉ phục vụ mục đích nông nghiệp.
Xác định phát triển hạ tầng giao thông để “đi tắt, đón đầu” thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn ưu tiên nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hoàn thiện các công trình giao thông trong hệ thống hạ tầng khung đô thị, bảo đảm kết nối thông suốt giữa các địa phương và hình thành các tuyến đường kết nối Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành lân cận.
=> Đánh giá: Đánh giá chung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao. Mạng lưới giao thông đối nội (hệ thống các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, giao thông nông thôn) kết nối với mạng lưới giao thông đối ngoại (hệ thống đường liên tỉnh, đường quốc gia) đã, đang được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt, lưu thông đối nội, đối ngoại giữa các địa bàn trên tỉnh và với bên ngoài. Một số tuyến giao thông quan trọng mới được hình thành tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp và đô thị.
– Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh Đắk Nông, Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện dự án cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Đắk Nông – Chơn Thành, đoạn Chơn Thành – Đức Hòa (Long An) và Tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
– Triển khai đầu tư nâng cấp, mở mới các tuyến đường đối ngoại quan trọng như: Đường phía Tây QL.13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư và kết nối với đường Trục chính KCN Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương xuống đường Mỹ Phước – Tân Vạn; Đường Đồng Phú – Bình Dương kết nối với tuyến đường Tạo lực Bắc Tân Uyên
– Phú Giáo – Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; Tuyến ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Tập trung cơ bản hoàn thiện tất cả các tuyến đường đối ngoại, liên kết vùng và nội tỉnh còn lại theo đúng quy hoạch.
– Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối vùng, đặc biệt là các trục giao thông quan trọng như: tuyến đường Đồng Phú – Bình Dương, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, tuyến đường phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng – Chơn Thành – Hoa Lư, tuyến ĐT.753… nhằm kết nối tỉnh Bình Phước với các trung tâm kinh tế lớn của Khu vực miền Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng
Nai, tỉnh Bình Dương và kết nối xuống Cảng nước sâu Cái Mép, Thị Vải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Sân bay quốc tế Long Thành.
– Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối nội tỉnh, đặc biệt là các trục giao thông kết nối giữa ba trung tâm tạo động lực gồm: Thành phố Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, huyện Đồng Phú; ba vùng đô thị có sức lan tỏa của tỉnh gồm: Thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và thị xã Phước Long; và các trung tâm kinh tế khác của tỉnh.
– Phát triển hệ thống kết nối giao thông giữa các trục hành lang phát triển của tỉnh như: (1) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến QL.14 kết nối Bù Đăng – Đồng Xoài – Chơn Thành; (2) Trục hàng lang phát triển dọc theo tuyến QL.13, gắn kết Hoa Lư – Lộc Ninh – Bình Long – Hớn Quản – Chơn Thành; (3) Trục trung tâm phát triển dọc theo tuyến ĐT.741 kết nối huyện Đồng Phú, thành phố Đồng Xoài, huyện Phú Riềng và thị xã Phước Long; dự kiến mở thêm đường Minh Lập – Phú Riềng để kết nối thị xã Phước Long, huyện Phú Riềng với QL14 và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành nhằm phá thế độc đạo của Phước Long và Phú Riềng; (4) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến ĐT.752, ĐT.758 và tuyến ĐT.753 (dự kiến được nâng cấp thành QL.13C); (5) Trục hành lang phát triển dọc theo tuyến ĐT.759B (Lộc Tấn – Bù Đốp) và tuyến ĐT.759 và tuyến ĐT.755B dự kiến được nâng cấp thành QL.55B, nhằm gắn kết các huyện khu vực biên giới như Lộc Ninh, Bù Đốp với các huyện, thị còn lại của tỉnh như: Phước Long, Phú Riềng, Đồng Xoài, Bù Đăng.
Các tuyến đường chiến lược nội tỉnh bao gồm các tuyến đường tỉnh nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các trung tâm huyện/thị, các khu công nghiệp, hỗ trợ phát triển cho các khu vực trọng điểm phát triển của tỉnh Bình Phước, cũng như tăng cường khả năng tiếp cận cho các khu vực được đánh giá cho khả năng tiếp cận kém, giảm áp lực cho các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được dự báo quá tải trong năm 2030. Các tuyến đường tỉnh sẽ có vai trò chiến lược kết nối đồng bộ với mạng lưới đường bộ quốc gia và mạng lưới đường liên huyện.
Hệ thống đường sẽ tỉnh bao gồm 48 tuyến, trong đó cải tạo, nâng cấp 15 tuyến đường tỉnh hiện hữu và bổ sung 31 tuyến được nâng cấp từ các tuyến đường huyện, đường vành đai đô thị.
Xem thêm:
Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Phát triển dự án: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP