Rừng là một loại tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến thông tin rõ hơn về tài nguyên rừng Việt Nam
1. Tài nguyên rừng là gì?
Rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó, các loại thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu.
Rừng còn là một guồng máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất có hiệu quả trên trái đất. Như vậy, rừng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Tài nguyên rừng là một phần quan trọng của tài nguyên thiên nhiên. Đây là loại tài nguyên có khả năng tái tạo được.
2. Vai trò của tài nguyên rừng
– Tài nguyên rừng là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.
– Tài nguyên rừng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.
– Tài nguyên rừng là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
3. Phân loại tài nguyên rừng
Ở các nơi có khí hậu khác nhau thì tài nguyên thiên nhiên rừng cũng sẽ khác nhau. Có nhiều tiêu chí để phân loại tài nguyên rừng nhưng chủ yếu dựa vào:
3.1 Kiểu thảm thực vật
Sự hình thành những thảm thực vật tự nhiên với địa lý, điều kiện khí hậu có liên quan chặt chẽ được việc hình thành các kiểu rừng. Những kiểu thảm thực vật rừng gồm:
Đây là loại rừng có độ đa dạng sinh học cao nhất. Chế độ mưa, nhiệt độ, gió mùa của rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp nên thành phần loài, cấu trúc rừng của loại rừng này cũng rất phức tạp.
Rừng mưa nhiệt đới – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo lưu vực sông Congo (Châu Phi), sông Amazone (Nam Mỹ), Malaysia, Ấn Độ.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Phân bố ở vùng núi cao nhiệt đới như ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Trung Quốc. Loại rừng này có thành phần khá đồng nhất nhưng năng suất lại thấp hơn nhiều so với vùng nhiệt đới.
Được phân bố ở vùng nhiệt đới và vùng thấp hơn. Rừng rụng lá ôn đới phân bố chủ yếu ở Châu Âu, Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản và một phần ở Trung Quốc.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
3.2 Tính chất mục đích sử dụng
Tài nguyên rừng dựa vào tính chất, mục đích sử dụng được chia thành những loại sau:
Đây là loại rừng có mục đích bảo tồn sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, các nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử, phục vụ nghiên cứu khoa học. Hoặc dùng để nghỉ ngơi, du lịch sinh thái.
Rừng đặc dụng gồm: Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu lịch sử, văn hóa và môi trường.
Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
2. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước, đất, hạn chế biến đổi khí hậu, chống hạn hán thiên tai, xói mòn, bão lũ. Thường được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển và rừng phòng hộ chống cát bay.
Rừng phòng hộ Phú Ninh, Quảng Nam – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
3. Rừng sản xuất
Là những loại rừng dùng với mục đích để sản xuất kinh doanh gỗ, động thực vật rừng, đặc sản rừng đồng thời bảo vệ môi trường.
Dự án trồng rừng sản xuất tại Việt Nam – Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam ( thống kê năm 2021)
Theo Điều 1 Quyết định 2860/QĐ-BNN-TCLN 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2021 ở Việt Nam như sau:
– Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán: 14,745,201 ha, trong đó:
+ Rừng tự nhiên: 10,171,757 ha.
+ Rừng trồng: 4,573,444 ha.
– Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13,923,108 ha, tỷ lệ che phủ là 42.02%.
Theo đó, diện tích rừng rồng và diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc năm 2021 tăng so với năm 2020. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên năm 2021 giảm so với năm 2020.
Nguồn: Sen Vàng Group – BTV Phương Anh
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP