Được mệnh danh “Thủ phủ hàng hóa” lớn của Bắc Bộ, Vĩnh Phúc là đầu mối giao thương hàng hóa, sản phẩm, là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn không chỉ trong khu vực phía Bắc mà còn của cả đất nước. Với nhiều tiềm năng chưa được khai phá, Vĩnh Phúc đang dần trở thành tâm điểm đầu tư sáng giá đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Vì vậy, những thông tin quy hoạch của tỉnh luôn được các nhà đầu tư quan tâm và cập nhật. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc được nêu cụ thể trong quyết định số 998/QĐ-TTg ngày 10/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nắm bắt nhanh và chính xác nhất thông tin về quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Nhằm thiết lập các giải pháp bố trí không gian phát triển hợp lý để giải quyết các xung đột về không gian trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hiệu quả các điều kiện bên trong và thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Đề ra các phương án tổ chức không gian chung, hệ thống kết cấu hạ tầng, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng có vai trò động lực; phương án tổ chức phát triển mạng lưới và không gian cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu… Ngoài ra còn nhằm quy hoạch vùng liên quan đến tỉnh Vĩnh Phúc về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường… Từ đó, dự báo và đề xuất các phương án phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên, huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô với tổng diện tích tự nhiên 1236,5km2, được giới hạn như sau:
– Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang;
– Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ;
– Phía Đông và Nam giáp thành phố Hà Nội.
Định hướng không gian lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành các vùng: đô thị, vùng trung du, vùng núi, vùng đồng bằng.
Bản đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2030 tỉnh Vĩnh Phúc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tuy Vĩnh Phúc là tỉnh tập trung rất nhiều khu công nghiệp cũng như cụm khu công nghiệp của khu vực miền Bắc, thế nhưng trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp vẫn rất lớn. Trong những năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì tỷ trọng đất chưa sử dụng vẫn được giữ nguyên và tỷ trọng đất phi nông nghiệp có sự gia tăng nhẹ tuy nhiên đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Cơ cấu sử dụng đất năm 2020,2030 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2030 tỉnh Vĩnh Phúc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Từ sơ đồ cơ cấu sử dụng đất ta thấy tỉnh đã có định hướng phát triển toàn tỉnh thay đổi dần từ nông nghiệp sang phi công nghiệp. Cụ thể, định hướng quy hoạch sử dụng đất trong thời kỳ 2030-2050 có sự thay đổi rõ rệt. Các khu, cụm công nghiệp nhỏ sẽ được co lại thành khu lớn hơn, nằm rải rác xung quanh vùng lõi(thành phố Vĩnh Yên). Cũng như, diện tích đất ở được gia tăng một cách đáng kể.
Qua quá trình phát triển tỉnh cũng đã đề ra các phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, để từ đó có thể đảm bảo phát triển bền vững dài hạn trên cả ba trụ cột là: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên hoàn thiện các công trình theo chương trình phát triển hệ thống hạ tầng khung đô thị, bảo đảm kết nối thông suốt giữa các địa phương và hình thành các tuyến giao thông liên kết Vĩnh Phúc với các tỉnh, thành trong khu vực…
Bản đồ giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trong những năm gần đây, Tỉnh cũng đúc thốc, huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, trong đó ưu tiên hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật giao thông khu đô thị. Theo đó, nhiều dự án thuộc nhóm hạ tầng đô thị được triển khai đầu tư, cải tạo như: Hệ thống đường vành đai 1, 2, 3; đường tỉnh 310, đoạn từ khu công nghiệp Bá Thiện – Đạo Tú; đường Hợp Thịnh – Đạo Tú; đường trung tâm chuỗi công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường… Nhiều tuyến đường hướng tâm, đường nội thị chính tiếp tục được đầu tư xây dựng.
Cùng với giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đặc biệt là tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh đã tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao thương kinh tế của các địa phương, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị Vĩnh Phúc hiện đại kết nối liên vùng, thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do tuyến đường này chạy qua nhiều địa phương, nhiều khu vực đông dân cư, trường học và giao cắt với nhiều tuyến đường, đoạn đường nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Song, để xây dựng được hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, giải quyết được những vấn đề về phát triển đô thị trong tương lai, góp phần hướng tới trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Tỉnh phải tiếp tục phát triển, xây dựng thêm nhiều tuyến đường trọng điểm trong quy hoạch giao thông vận tải, góp phần tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Phó Đáy, với tổng chiều dài 104.5km; 3 hồ đầm lớn là hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Tam Đảo) và Đầm Vạc (Vĩnh Yên); trong đó, tại hồ Đại Lải, hoạt động vận tải hành khách du lịch bằng thuyền đang phát triển. Toàn tỉnh có 39 bến, bãi kinh doanh, tập kết cát, sỏi; 10 bến phà, bến đò khách ngang sông phục vụ nhu cầu đi lại, giao lưu hàng hóa của nhân dân với lưu lượng tàu thuyền vận tải hàng hóa, vật liệu xây dựng hàng ngày qua lại ngày càng lớn.
Do hệ thống giao thông đường thủy nội địa tỉnh Vĩnh Phúc khá phức tạp, khiến cho đặc biệt trong thời điểm mưa lũ, lưu lượng nước, dòng chảy trên các tuyến sông tăng cao, nhiều điểm có gió lớn, xoáy nước, phức tạp về luồng lạch… làm gia tăng mạnh mẽ nguy cơ mất an toàn giao thông đường thuỷ.
Sông Hồng chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Với vị trí địa lý nằm giáp với sân bay Nội Bài, nên từ thành phố Vĩnh Yên hoặc các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc di chuyển đến sân bay đểu rất dễ dàng, chỉ khoảng 35-45 phút với các tuyến cao tốc, quốc lộ. Tạo điều kiện to lớn cho việc phát triển du lịch, phát triển dân cư quanh khu vực có các tuyến đường nối liền với sân bay, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế, khiến cho việc di chuyển của người dân từ các tỉnh thành trở nên dễ dàng hơn bao giờ.
Sân bay Nội Bài (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án tuyến đường liên kết giữa Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc dài 42km, có tổng mức đầu tư gần 3.800 tỷ đồng.
Mục tiêu dự án là kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang thông qua 5 tuyến đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, đường vành đai 5, Tuyên Quang – Phú Thọ.
Tuyến đường chia làm hai đoạn, trong đó đoạn thứ hai gồm tuyến chính và hai tuyến nhánh dài 38.42km, rộng 22m; trong đó, tuyến chính dài 32.5km, điểm đầu tại nút giao Yên Bình, thuộc phường Tân Hương, thị xã Phổ Yên, điểm cuối giao với đường 261 thuộc xã Ký Phú, huyện Đại Từ. Tuyến nhánh dài ba km từ tuyến chính kết nối với tỉnh Vĩnh Phúc tại điểm giáp ranh giữa tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc…
Dự án tuyến đường liên kết giữa Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Phạm Đắc Triều
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP