Quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

  • 31 Tháng mười, 2022
  • Trà Vinh là vùng đất màu mỡ, trù phú, có nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển nhờ sự kiến tạo của Biển Đông và Đồng bằng sông Cửu Long. Những thế mạnh đang có cùng với những định hướng trong thu hút đầu tư Trà Vinh kỳ vọng và đặt niềm tin trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển, năng lượng sạch, trung tâm giao thương mới của khu vực và cả nước. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 1336/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. 

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 

    quy hoạch trà vinh

    Một góc tỉnh Trà Vinh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Mục tiêu quy hoạch – Quy hoạch Trà Vinh

    Xây dựng tỉnh Trà Vinh trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; là một trong những đầu mối phát triển dịch vụ du lịch, vận tải biển, công nghiệp, dịch vụ phát triển và nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng công tác an sinh xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

    Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, đây là khâu đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; hình thành rõ nét các vùng kinh tế động lực để từ đó tạo nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế.

    Phạm vi nghiên cứu 

    Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích tự nhiên trên 2.385 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long và phía Đông tiếp giáp biển Đông, với 65 km chiều dài đường bờ biển.

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

    Định hướng phát triển không gian đô thị – công nghiệp vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 chia thành 3 vùng là: 

    • Cụm phát triển phía Bắc gồm các đô thị: Thành phố Trà Vinh, thị trấn Châu Thành, thị trấn Càng Long trong đó thành phố Trà Vinh là đô thị hạt nhân. Giai đoạn 2021 – 2030, TP Trà Vinh mở rộng sẽ là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Trà Vinh, phấn đấu đến năm 2050 sẽ là đô thị loại I, phát triển theo mô hình đô thị thông minh, sáng tạo, tương tác cao.

    • Cụm phát triển phía Đông Nam gồm các đô thị: Thị trấn Duyên Hải, thị trấn Long Thành, thị trấn Trà Cú, thị trấn Mỹ Long, thị trấn Định An, thị trấn Cầu Ngang và 2 thị trấn dự kiến mới là thị trấn Ngũ Lạc và thị trấn Ba Động. (trong đó thị trấn Duyên Hải sẽ được nâng cấp lên thành thị xã trực thuộc tỉnh và là đô thị hạt nhân). Nơi đây là đầu mối giao thông hàng hải, động lực phát triển kinh tế biển của tỉnh và từng bước được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút đầu tư từng bước đồng bộ với sự phát triển của nhiều dự án cấp vùng, trọng điểm. 

    • Cụm phát triển phía Tây gồm các đô thị: Thị trấn Tiểu cần, thị trấn Cầu Quan, thị trấn Cầu Kè (trong đó thị trấn cầu Quan định hướng nâng lên thành thị xã trực thuộc tỉnh và là đô thị hạt nhân). Đây là khu vực đầu mối giao thông vùng Tây Bắc tỉnh Trà Vinh, kết nối với chùm đô thị liên vùng tỉnh Sóc Trăng.

    quy hoạch trà vinh

    Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Trà Vinh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Trà Vinh năm 2025 là 76.08% đất nông nghiệp, 22.95% đất phi nông nghiệp, còn 0.96% đất chưa sử dụng. Đến năm 2030, đất nông nghiệp giảm 75.01%, đất phi nông nghiệp tăng 24.62% và đất chưa sử dụng giảm 0.37%.

    Định hướng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Trà Vinh là giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Có thể thấy, cơ cấu sử dụng đất chuyển biến ít.

    quy hoạch trà vinh

    Biểu đồ Cơ cấu sử dụng đất năm 2025 và Cơ cấu sử dụng đất năm 2030 tỉnh Trà Vinh  (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Việc tăng giảm cơ cấu sử dụng đất cơ bản phù hợp với định hướng quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh, ứng với mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp xây dựng theo hướng bền vững và đưa Trà Vinh trở thành tỉnh trọng điểm nông nghiệp quốc gia, thuộc nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

    3.1. Đường bộ 

    Ngành Giao thông vận tải tỉnh đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và được HĐND tỉnh thông qua và phê duyệt tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 13/9/2021. Theo đó, tỉnh sẽ thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm như: Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng, Cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đầu tư nâng các dự án: dự án Hạ tầng giao thông kết nối trung tâm TP.Trà Vinh, huyện Châu Thành, Càng Long với QL60 và QL53B; dự án Nâng cấp QL54, …

    Theo định hướng phát triển Giao thông vận tải đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống giao thông của tỉnh sẽ kết nối liên hoàn, đồng bộ giữa các tỉnh lân cận và khu vực; từng bước, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông nhằm nâng cao chất lượng khai thác, đảm bảo giao thông suốt và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

    Bảng thống kê hệ thống giao thông chính tỉnh Trà Vinh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3.2. Đường thủy 

    Nhờ lợi thế về địa lý, Trà Vinh là cửa ngõ thông quan của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống cảng sông, cảng biển và Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào Sông Hậu. 

    Bến Cảng Duyên Hải (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Hệ thống giao thông đường thủy trước đây chậm phát triển, quy mô các bến cảng còn nhỏ nhưng tỉnh đã dần bắt đầu triển khai thực hiện các công trình, dự án về giao thông thủy, bộ qua địa phận tỉnh, mong muốn tháo gỡ nút thắt về giao thông bấy lâu, đánh thức tiềm năng, cơ hội, mở đường không chỉ cho Trà Vinh phát triển, mà nhiều tỉnh trong khu vực dễ dàng thông thương ra biển, tạo sức bật quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội cho cả vùng.

    4.1. Dự án Khu kinh tế Định An 

    Dự án gồm 2 giai đoạn GĐ1 năm 2020 có quy mô diện tích 15,403 ha, dân số đạt khoảng 206,000 người, GĐ2 đến năm 2030 tổng diện tích  39,020 ha, dân số khoảng 250,000 người.

    Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông – lâm – ngư nghiệp gắn với kinh tế biển. Không gian Khu kinh tế được phát triển với sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm trên nguyên tắc bảo tồn và tôn tạo môi trường sinh thái tự nhiên.

    Trong năm 2021, Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh đã tiếp và làm việc với 52 lượt nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu chính sách đầu tư, khảo sát thực tế một số lĩnh vực như logistics, khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu dịch vụ – đô thị, khu du lịch sinh thái, du lịch khoáng nóng, khách sạn, điện mặt trời, điện gió, vùng nuôi trồng thủy hải sản, nuôi tôm công nghệ cao, y tế, xăng dầu…

    Sơ đồ Định hướng phát triển không gian khu kinh tế Định An (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp) 

    Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh đã cấp mới 4 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 792.51 tỷ đồng, lũy kế thu hút được 84 dự án với tổng vốn đăng ký 149,338.43 tỷ đồng. Cụ thể, Khu kinh tế Định An thu hút 50 dự án với tổng vốn 145,355.32 tỷ đồng, trong đó có 2 dự án đầu tư nước ngoài với 2,407.30 triệu USD; KCN Long Đức thu hút được 33 dự án, tổng vốn đầu tư 3,234.13 tỷ đồng, trong đó có 12 dự án vốn đầu tư nước ngoài với 118.86 triệu USD.

    Đáng chú ý, tỉnh Trà Vinh đã phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Cổ Chiên, với vốn đăng ký 748.98 tỷ đồng. Đại diện UBND tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư với Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông (INTRACOM) về 7 dự án tại KKT Định An, với tổng mức đầu tư khoảng 13,920 tỷ đồng.

    4.2. Dự án Nhà máy điện gió 

    Với đường bờ biển dài 65km, Trà Vinh có thế mạnh phát triển tiềm năng năng lượng tái tạo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung quy hoạch điện VII, tổng công suất 666 MW.

    Tính đến nay, tỉnh Trà Vinh đã có 5 công trình điện gió hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia. Năm công trình điện gió này có 79 trụ tuabin gió trải dài từ vùng biển xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải đến xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, với tổng vốn đầu tư hơn 16,000 tỷ đồng, tổng công suất 322 MW.

    Theo tính toán, các công trình này cung cấp nguồn năng lượng sạch với sản lượng điện khoảng 1,200 triệu kWh/năm, doanh thu đạt trên 1,300 tỷ đồng, nộp ngân sách 500 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 300 lao động.

    Nhà máy điện gió Đông Hải 1 (Nguồn:Sen Vàng tổng hợp)

    Các công trình điện gió trên địa bàn còn góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, tạo thêm điểm nhấn trong du lịch sinh thái biển của tỉnh. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các công trình điện gió này thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh tham quan. 

    Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Trà Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Huyền Lan

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59

    Thẻ : bản đồ quy hoạch, Bản đồ quy hoạch tỉnh Trà Vinh, định hướng phát triển tỉnh trà vinh, cơ cấu sử dụng đất trà vinh,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!