Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Với nhiều tiềm năng phát triển, Lạng Sơn đang dần trở thành tâm điểm đầu tư sáng giá đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Lạng Sơn được nêu cụ thể trong quyết định số 748/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Qua bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nắm bắt nhanh và chính xác nhất thông tin về quy hoạch vùng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Một góc Lạng Sơn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch vùng tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030 có mục tiêu là đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương; đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của Tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong Tỉnh và giữa Tỉnh với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước; xây dựng tỉnh phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường
Phạm vi ranh giới quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên 8,310.09 km2 có vị trí địa lý
– Phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc;
– Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng;
– Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang;
– Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn;
– Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Hiện nay vẫn chưa có quy hoạch định hướng phát triển không gian tỉnh Lạng Sơn chi tiết. Tuy nhiên giai đoạn 2021-2030, tỉnh Lạng Sơn định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.
Bản đồ tỉnh Lạng Sơn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Năm 2020, cơ cấu diện tích sử dụng đất của tỉnh Lạng Sơn với diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số với 86.61%, đất phi nông nghiệp chiếm 6.19%, đất chưa sử dụng chiếm 7.2%. Cho đến năm 2030, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đã có sự thay đổi nhẹ, trong đó: đất nông nghiệp giảm nhẹ còn 86.48%, đất phi nông nghiệp tăng đạt 7.89% và đất chưa sử dụng chiếm 5.63%.
Biểu đồ: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 chưa có sự thay đổi lớn, diện tích đất phi nông nghiệp tăng là do diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác. Mặc dù diện tích phi nông nghiệp đã tăng nhưng chỉ tăng nhẹ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tỉnh trong thời gian tới.
Những năm gần đây, bức tranh giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có những bước phát triển quan trọng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 14.6 nghìn km.
Tuyến đường cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Thời gian qua, đối với các tuyến quốc lộ, tỉnh đã được tỉnh bố trí kinh phí để đầu tư cải tạo nâng cấp, đặc biệt là tuyến cao tốc Lạng Sơn-Bắc Giang. Các tuyến còn lại được bố trí kinh phí sửa chữa cải thiện mặt đường, mở rộng mặt đường… cũng như lồng ghép các chương trình mục tiêu để mở rộng cấp đường, đầu tư nâng cấp mặt đường đối với các tuyến đường trọng điểm, các tuyến phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Lạng Sơn có mạng lưới sông, suối hồ, đập khá dày đặc. Tuy nhiên, với địa hình đồi núi, chia cắt khá phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển giao thông đường thủy. Hệ thống đường thủy, các bến phà còn nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện.
Lạng Sơn có hệ thống đường sắt là Ga đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56,000 m2, bao gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường… Trong quy hoạch đến 2030, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị nâng cấp tuyến đường sắt này nhằm lưu thông hàng hóa vận chuyển.
Ga Đồng Đăng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án cảng cạn Lạng Sơn có quy mô khoảng 75ha, dự kiến chia làm 2 giai đoạn xây dựng. Trong đó, giai đoạn 1 (2020 – 2025) từ 20 – 30ha, phục vụ nhu cầu hàng hóa thông qua khoảng 50,000 – 70,000 TEU; Giai đoạn 2 (đến năm 2030 và sau đó), cảng cạn Lạng Sơn sẽ được phát triển từ 45 – 75ha, đầu tư khu kết nối đường sắt, phục vụ nhu cầu hàng thông qua từ 120,000 – 160,000 TEU.
Cảng cạn Lạng Sơn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn sẽ là khu du lịch được xây dựng đồng bộ với các tổ hợp khu vui chơi giải trí tổng hợp, tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa thể thao, dịch vụ du lịch, lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp, nghiên cứu khoa học về thiên nhiên, môi trường sinh thái… phù hợp yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
Sơ đồ định hướng và phát triển không gian khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đặc biệt, tuyến cáp treo dài khoảng 5.8 km qua nhiều tán rừng, địa hình đồi núi được đầu tư sẽ cho khách du lịch được ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn… Dự báo, đến năm 2030, khu du lịch sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách, đến năm 2040 là khoảng 1.5 triệu lượt khách.
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ website: https://senvangdata.com.vn/.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thương Trần
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP