Quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

  • 31 Tháng Mười, 2022
  • Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước ta có vị trí chiến lược quan trọng khi là cánh tay nối liền khu vực Đông Nam bộ với các tỉnh duyên hải phía Nam và vùng Tây Nguyên. Đồng thời, đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm có nền công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế được xếp vào hàng đứng đầu cả nước. Hơn nữa Đồng Nai cũng có những thế mạnh rất lớn về phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái. Quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai được nêu chi tiết cụ thể trong văn bản Quyết định số 1016/QĐ-TTg ngày 14/07/2020 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. 

    Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. 

    quy hoạch vùng tỉnh đồng nai

    Khu du lịch Bửu Long, Đồng Nai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Mục tiêu quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai

    Quy hoạch của tỉnh Đồng Nai hướng đến mục tiêu cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ quy hoạch

    Hơn nữa, quy hoạch của tỉnh còn nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực quan trọng; đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh. Qua đó, phát huy tối đa tiềm năng để xây dựng vùng kinh tế trọng điểm này phát triển bền vững.

    Phạm vi nghiên cứu quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai

    Phạm vi nghiên cứu được thiết lập trên toàn tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự nhiên 5,907.2 km2, trên phạm vi 11 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Biên Hòa và Long Khánh) và 09 huyện (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch).

    Những điểm nổi bật trong quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Định hướng phát triển không gian tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 chia thành 3 vùng là: 

    • Vùng công nghiệp – đô thị – dịch vụ trung tâm (gồm Thành phố Biên Hoà, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và một phần huyện Vĩnh Cửu. Trong đó): Tỉnh chỉ đạo lấy thành phố Biên Hoà là khu vực trọng tâm phát triển đô thị loại 1. Các huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom lần lượt sẽ đô thị hóa thành đô thị loại 2 và 3. Phát huy thế mạnh kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực chú trọng khai thác, bảo vệ các tuyến giao thông quan trọng như Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường vành đai 3,…

    • Vùng sinh thái phía Bắc (gồm Huyện Định Quán, Tân Phú và một phần huyện Vĩnh Cửu): Với chức năng bảo tồn rừng cảnh quan, bảo vệ nguồn nước và sự đa dạng về sinh học là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển không gian này thành vùng nông nghiệp hàng hoá có chất lượng cao, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan rừng Nam Cát Tiên, hồ Trị An, ven sông Đồng Nai, khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai…

    • Vùng kinh tế phía Đông (gồm thành phố Long Khánh; các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc): Do có lợi thế dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sản xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện. Tỉnh chủ trương sẽ đưa vùng không gian này phát triển thành vùng đô thị công nghiệp tập trung chuyên ngành, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, thương mại – dịch vụ cấp vùng.

    quy hoạch vùng tỉnh đồng nai

    Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Về cơ cấu quy hoạch sử dụng đất, tỉnh Đồng Nai hướng đến giai đoạn năm 2025-2030 sử dụng toàn bộ diện tích đất có mục đích, không còn diện tích đất trống chưa sử dụng. Tỷ lệ đất nông nghiệp vẫn chiếm hơn ⅔ tổng diện tích nhưng sẽ giảm bớt tỷ trọng đất này mà tăng diện tích đất phi nông nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp và các cơ sở hạ tầng.

    quy hoạch vùng tỉnh đồng nai

    Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đồng Nai năm 2025 và 2030 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3.1.Đường bộ

    Do vị trí địa lý chiến lược và có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, tỉnh Đồng Nai là nút thắt của nhiều tuyến giao thông trọng điểm cả nước. Chính vì thế mà Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai quyết tâm đầu tư nâng cấp cải tạo hạ tầng giao thông đường bộ nhằm khai thác lưu thông tiện nghi, liên kết giao thương với các vùng khu vực lân cận, nhất là ở phía Đông tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh – đô thị lớn nhất cả nước. Các tuyến đường đã và đang được đầu tư nâng cấp như tuyến đường tỉnh: 763, 765, 767,… Cùng với đó, một số đoạn của 4 tuyến đường tỉnh được mở mới gồm: 771B (đoạn 1), 769D (các đoạn 1,4,5), 778 (đoạn 1) và 778B cũng đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

    quy hoạch vùng tỉnh đồng nai

    Cao tốc Bến Lức – Long Thành (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3.2. Đường thủy

    Không chỉ có đường bộ, mà đường thủy tại tỉnh Đồng Nai cũng có sự phát triển đa dạng khi toàn tỉnh có 24 tuyến đường sông đang hoạt động, tổng chiều dài 431km. Ngày 24/09/2030 tỉnh Đồng Nai đã thông qua kế hoạch số 11698/KH-UBND phê duyệt đầu tư nâng cấp đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy thế mạnh vận tải đường thủy và vận tải hành khách tham quan du lịch, thúc đẩy sự phát triển của du lịch bến thủy Đồng Nai. Theo kế hoạch, tỉnh quyết định đầu tư mở mới 9 bến khách thủy tại 4 huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành, Biên Hòa. Đồng thời, bổ sung thêm 2 bến du thuyền tại khu đô thị sinh thái thuộc huyện Nhơn Trạch phục vụ tối đa nhu cầu tham quan đường thủy của hành khách. 

    quy hoạch vùng tỉnh đồng nai

    Cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    3.3. Đường sắt

    Hiện tại, tỉnh Đồng Nai có tổng chiều dài 87.7km đường sắt đi qua 8 ga trong tỉnh. Đồng thời, tỉnh đã được phê duyệt quy hoạch và thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành. Ưu điểm của hai tuyến đường sắt này khi nằm gần cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và Cảng hàng không quốc tế Long Thành nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác tối ưu trong xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa. Đa dạng hóa lưu thông thông giảm bớt áp lực quá tải các tuyến giao thông như QL51 trên địa bàn tỉnh.

    quy hoạch vùng tỉnh đồng nai

    Vị trí 2 tuyến đường sắt quy hoạch trong mạng lưới giao thông đường bộ Đồng Nai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    4.1. Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

    Sân bay Long Thành là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km về hướng Đông. Đây là cảng hàng không lớn nhất, quan trọng bậc nhất của Việt Nam có quy mô lên đến 5,000 ha với tổng mức đồng tư 336,630 tỷ đồng. Sân bay có quy mô cấp sân bay 4F, công suất vận hành dự kiến 50 triệu hành khách và 1.2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, kế hoạch khánh thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào tháng 9/2025.

    Đây là công trình giao thông đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước. 

    Phối cảnh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sen Vàng tổng hợp)

    4.2. Khu đô thị Angel Island 

    Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Phước – Angel Island do Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Sông Tiên làm đơn vị đầu tư với tổng mức vốn đầu tư 4,700 tỷ đồng. Dự án có vị trí đắc địa khi nằm ngay cửa ngõ phía đông Sài Gòn, Tiệm cận cầu Cát Lái, cao tốc Long Thành Dầu Giây, gần bán đảo Đại Phước,.. Hơn nữa, “đảo ngọc” này còn nằm trọn trong dòng sông Đồng Nai, bốn mặt đầu giáp sông, khí hậu lý tưởng được mệnh danh là thiên đường nhiệt đới. Dự án có tổng quy mô 204 ha mật độ xây dựng chỉ có 16% toàn bộ quỹ đất còn lại dành cho tiện ích và các công trình xanh. Qua đó vừa bảo đảm bảo tồn thiên nhiên cảnh quan, vừa là “cú chạm” thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại nơi đây.

    Phối cảnh tổng thể dự án Angel Island (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

    Trên đây là tập hợp một số những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai  đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Sen Vàng Group tập hợp. Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư vào địa phương này. 

    Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ https://senvangdata.com.vn/.

    Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/ 

    Hotline: 0948.48.48.59 

    Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Đồng Nai, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Đồng Nai hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.
    Thẻ : quy hoạch vùng tỉnh, đồng nai, quy hoạch đồng nai, định hướng phát triển không gian tỉnh đồng nai, quy hoạch sử dụng đất đồng nai, hạ tầng giao thông đồng nai,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP