Bắc Ninh là một trong những tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng GRDP thuộc top đầu của cả nước. Nơi đây đang không ngừng thay đổi, phấn đấu trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương. Chi tiết quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 17/10/2018 về xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm: Tiềm năng phát triển bất động sản tỉnh Bắc Ninh
Một góc thành phố Bắc Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp- dịch vụ phát triển, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, giữ vững vị thế là một trong những nền kinh tế đứng đầu cả nước, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bắc Ninh cùng với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là một động lực phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hóa – lịch sử vùng Thủ đô; thành phố Bắc Ninh trở thành trung tâm phát triển có sức cạnh tranh của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trung tâm phát triển công nghệ cao của khu vực châu Á và thế giới.
Tỉnh trở thành một đô thị thông minh, thành phố trực thuộc trung ương với các đặc trưng hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hòa, bền vững, có cơ sở kinh tế vững chắc, đảm bảo tốt an sinh xã hội và cuộc sống chất lượng cao.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích tự nhiên 822.71 km2 và 08 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thành phố Bắc Ninh; thị xã Từ Sơn và huyện Quế Võ, Yên Phong, Gia Bình, Thuận Thành, Tiên Du, Lương Tài).
Tỉnh Bắc Ninh thuộc Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội. Vùng gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 3 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24,314.7km2.
Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)
Bắc Ninh phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, du lịch văn hóa, công nghiệp, tập trung vào kinh tế tri thức (giáo dục – đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ), trung tâm y tế – nghỉ dưỡng của Vùng; tăng cường phát triển các chức năng về thương mại (Trung tâm thương mại Bắc Ninh, logistics cấp Vùng…), du lịch văn hóa – lịch sử (thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, chùa Phật Tích, núi Dạm, hành lang sông Cầu…), đào tạo công nghệ cao (Yên Phong)…; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng từ 55 – 60%.
Theo quy hoạch, toàn tỉnh Bắc Ninh chia thành ba bộ phận chính:
Vùng 1: Vùng phát triển đô thị cùng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ
Vùng 2: Vùng dự trữ phát triển
Vùng 3: Vùng không gian xanh đô thị, ven sông mặt nước.
Thành phố Bắc Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo quy hoạch, thành phố Bắc Ninh chia thành ba bộ phận chính:
Vùng 1: Vùng phát triển đô thị, nơi đây sẽ phát triển, quy hoạch một đô thị thông minh, hài hòa, văn hiến.
Vùng 2: Vùng tập trung đông dân cư
Vùng 3: Vùng phát triển công nghiệp, tập trung phát triển công nghệ cao, logistics nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ), trung tâm y tế – nghỉ dưỡng của tỉnh.
Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2022 đến 2035 biến đổi nhiều chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cho thấy định hướng rõ ràng trong phát triển kinh tế của Bắc Ninh tập trung hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Điều này cho thấy rõ mục tiêu xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh gắn với quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, tạo thành một cực của tam giác tăng trưởng Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Phúc, trở thành đô thị văn minh, hiện đại trong vùng thủ đô và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 4,000km đường các loại, trong đó có 4 tuyến Quốc lộ dài gần 170 km và đường tỉnh có 14 tuyến với chiều dài gần 270km, tỷ lệ nhựa hóa 100%; hơn 3,500km các tuyến đường huyện, đường đô thị và giao thông nông thôn với tỷ lệ nhựa, bê tông hóa rất cao.
– QL1A đi qua thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh
– QL18 đi qua thành phố Bắc Ninh và các huyện Yên Phong, Quế Võ là một trong những trục đường “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh.
– QL38 là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài 87km, kết nối Bắc Ninh với Hưng Yên và Hà Nam.
– QL17 là tuyến quốc lộ dài 135 km ở miền Bắc Việt Nam, đi qua 4 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.
Nút giao Quốc lộ 5 – Bắc Ninh – Bắc Giang (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Bên cạnh đó, tỉnh có 3 tuyến đường cao tốc chạy qua, cụ thể: cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn.
Hiện tại Bắc Ninh đang có 3 cảng được đặt tại Thành Phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ tạo điều kiện giao thương với Bắc Giang.
Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn qua địa bàn thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh, dài 20,085 Km, (từ Km13+615 đến Km33+700).
Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Bắc Ninh (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Phát triển hệ thống giao thông đường thủy là một trong những hạng mục cần được quan tâm, vì phát triển hệ thống giao thông đường thủy vừa tăng trưởng kinh tế, giảm áp lực đối với các tuyến đường bộ, chi phí thấp, giao thông đường thủy thuận lợi hơn khi đây là nơi có hệ thống sông ngòi dày đặc, phù hợp với điều kiện phát triển của toàn tỉnh.
Với tổng chiều dài hơn 111.2km Trong đó, đoạn tuyến qua địa phận Bắc Ninh dài 24.2km và tuyến nối dài 9km đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và thành phố Bắc Ninh.
Đề án xây dựng đường vành đai 4 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án dự kiến có tổng mức đầu tư 94,127 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn của nhà đầu tư và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021 – 2028, trong đó từ năm 2021 – 2022 chuẩn bị công tác lập hồ sơ đầu tư dự án; từ năm 2022 đến 2025 thực hiện GPMB; từ 2022 – 2026 thi công đường gom đô thị đi bằng; từ 2022 đến 2028 thi công đường cao tốc trên cao.
Theo quy hoạch, đường vành đai 4 sẽ có mặt cắt ngang 6 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang là 120m. Đoạn đi ra ngoài đê sông Đáy hiện hữu tổng chiều rộng mặt cắt ngày 135m, một số vị trí đặc biệt đi qua khu đô thị, khu công nghiệp khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể thu hẹp dải dự trữ…
Dự án Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh có thời gian hoạt động bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2060. Tọa lạc tại phường Nam Sơn, Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh và xã Lạc Vệ huyện Tiên Du, dự án có tổng diện tích khoảng 300ha với tổng vốn đầu tư khoảng 2,917 tỷ đồng.
Khu công nghiệp (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đây là khu công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, ưu tiên ngành nghề sử dụng công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, điện tử, viễn thông, dược phẩm, công nghệ sinh học, vật liệu mới… Điều này sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Dự án Khu đô thị, du lịch sinh thái huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được phê duyệt quy hoạch bắt đầu từ tháng 7/2018. Tổng vốn đầu tư của dự án vào khoảng 126,000 tỷ đồng với quy mô là 1,400ha.
Khu đô thị, du lịch sinh thái huyện Tiên Du (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tọa lạc tại xã Tương Giang, Tam Sơn (thị xã Từ Sơn); Lim, Nội Duệ, Phú Lâm (huyện Tiên Du). Nơi đây sẽ được hình thành khu du lịch văn hóa, sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí của nhân dân; một khu đô thị đa chức năng, có quy mô cấp vùng tỉnh, thông minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, có bản sắc văn hóa của địa phương; là khu đô thị mới hiện đại, đô thị thông minh, khu ở với đầy đủ các dịch vụ tiện ích, thân thiện với thiên nhiên, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư sinh lời tại địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP