Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thái bình còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều bãi biển, cồn đảo ven biển đẹp. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng tỉnh Thái Bình cũng được các nhà đầu tư quan tâm.
Chi tiết quy hoạch được nêu đầy đủ được nêu đầy đủ và cụ thể trong Quyết định số 841/QĐ-TTg ngày 16/06/2020 về Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ tổng hợp lại một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được tổng quan về quy hoạch vùng tỉnh Thái Bình đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm: Tiềm năng phát triển bất động sản tỉnh Thái Bình
Thành phố Thái Bình (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quy hoạch tỉnh là căn cứ khoa học, công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp tỉnh Thái Bình sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công, thu hút nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Bên cạnh đó, đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội theo hướng xanh và bền vững…
Phạm vi lập quy hoạch gồm phần lãnh thổ tỉnh Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên là 1,586.35 km2 và phần không gian biển với diện tích 164.59km2 với 8/8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Bình và 7 huyện (Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Kiến Xương, Tiền Hải).
Định hướng phát triển không gian tỉnh Thái Bình được chia thành 3 khu vực:
Khu vực 1: là khu vực ven biển của tỉnh Thái Bình bao gồm 15 xã của huyện Thái Thuỵ và 14 xã huyện Tiền Hải.
Khu vực 2: Thuộc khu vực trung tâm tỉnh Thái Bình bao gồm các xã thuộc các huyện dọc tuyến quốc lộ 10, quốc lộ 37, quốc lộ 39, quốc lộ ven biển, trong đó có thành phố Thái Bình, thị trấn Diêm Điền, thị trấn Hưng Nhân, thị trấn An Bài trở thành trung tâm dịch vụ hiệu quả, bền vững phát triển hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục… gắn xã hội hoá các hoạt động dịch vụ.
Định hướng phát triển không gian tỉnh Thái Bình (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Khu vực 3: là khu vực phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm các xã còn lại của huyện Thái Thuỵ, huyện Tiền Hải, các xã thuộc huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, huyện Vũ Thư, huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương.
Với định hướng quy hoạch xác định xây dựng thành phố Thái Bình phát triển đạt các tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh; là đầu tàu dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình. Theo đó, toàn tỉnh lên kế hoạch phát triển đô thị thành phố Thái Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện thành 02 giai đoạn. Cụ thể:
Một góc thành phố Thái Bình (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)
Các khu chức năng trong Khu Kinh tế Thái Bình bao gồm:
– Trung tâm điện lực Thái Bình gồm có khu trung tâm nhiệt điện – 253 ha và khu điện gió – 600 ha (Phạm vi là bãi bồi ven biển xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú – 200 ha; khu du lịch Cồn Đen, xã Thái Đô – 200 ha; khu vực giáp cửa Trà Lý – 200 ha).
– Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ – 8,020 ha. Bao gồm diện tích của huyện Thái Thuỵ có diện tích là 4,058 ha và huyện Tiền Hải với 3,962 ha và khu cảng biển Thái Bình với các khu bến – 500 ha.
– Các đô thị gồm thị trấn Diêm Điền; thị trấn Tiền Hải; đô thị Thụy Trường; đô thị Đông Minh; đô thị Nam Phú.
– Các khu du lịch và dịch vụ tập trung có diện tích – 3,110 ha.
– Các khu dân cư nông thôn và nông nghiệp.
Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất của thành phố Thái Bình từ năm 2020 đến 2035 biến đổi nhiều chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cho thấy định hướng rõ ràng trong phát triển kinh tế của toàn thành phố tập trung hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cơ cấu sử dụng đất thành phố Thái Bình (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu sử dụng đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp với định hướng tập trung phát triển quỹ đất thương mại & dịch vụ cùng với phát triển đất đô thị; giảm diện tích đất khu công nghiệp & cụm công nghiệp.
Quy hoạch giao thông đường bộ tỉnh Thái Bình nhằm xác định mục tiêu đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường bộ để nâng cao năng lực khai thác, rút ngắn thời gian tiếp cận đến các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của các tỉnh trong khu vực cũng như các trung tâm chính trị, khu kinh tế, các khu công nghiệp, nông nghiệp, khu di tích, khu du lịch của tỉnh.
Đặc biệt, nơi đây có các tuyến cao tốc, quốc lộ đóng vai trò quan trọng trong giao lưu phát triển kinh tế, cụ thể:
Cao tốc CT.08 (Ninh Bình – Hải Phòng): Đoạn qua địa phận tỉnh Thái Bình chiều dài khoảng 43km; Cao tốc CT.39 (vành đai 5 Hà Nội): Chiều dài tuyến đường qua địa phận tỉnh Thái Bình khoảng 26.5km; Cao tốc Thái Bình – Hưng Yên: Chiều dài tuyến tại địa phận Thái Bình khoảng 35.8km.
Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Quốc lộ QL10 chạy theo hướng Nam Định đi Hải Phòng, chiều dài tuyến 41km; Quốc lộ 37 (đoạn từ thị trấn Diêm Điền đi cầu phao Sông Hóa); Quốc lộ 37B (xã Bình Định, huyện Kiến Xương); Quốc lộ QL39 (đi qua thị trấn Đông Hưng huyện Đông Hưng và thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà. Quốc lộ QL39B (tuyến quốc lộ quy hoạch bổ sung bằng cách nâng cấp tuyến đường trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên – Thái Bình – Nam Định.
Ngoài ra, tỉnh Thái Bình còn có một số các tuyến đường bộ như: Đường bộ ven biển Thái Bình; Đường từ thành phố Thái Bình đi Cồn Vành; Đường từ thành phố Thái Bình đi nút giao Đồng Tu (đường Vành đai 5 Hà Nội; Đường từ thành phố Thái Bình đi Cầu Nghìn.
Toàn khu có 5 tuyến đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển của tỉnh. Tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tuyến đường là 2,516 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 là 1,500 tỷ đồng, còn lại nguồn vốn ngân sách tỉnh Thái Bình và các nguồn vốn hợp pháp khác. Cụ thể:
Giao thông khu kinh tế Thái Bình (Nguồn: Sen vàng tổng hợp)
Điểm đầu tuyến đường tiếp giáp với đường dẫn cầu vượt sông Hóa, cách cầu Nghìn hiện tại khoảng 1.3 km về phía hạ lưu, thuộc địa phận xã An Thanh (Quỳnh Phụ) và điểm cuối đấu nối với đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa phận xã Đông Mỹ (TP Thái Bình). Dự án có chiều dài 21.28 km; bề rộng nền đường: 22.5m. Vận tốc thiết kế khoảng 100km/giờ.
Dự án tuyến đường bộ thành phố Thái Bình – Cầu Nghìn (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự án có Chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng số 1 – CTCP, CTCP Lam Sơn Thái Bình, CTCP Damsan, CTCP Tập đoàn Phú Thành (gọi tắt là liên danh CC1- Lam Sơn – Damsan – Phú Thành). Đầu tư theo hình thức PPP & BOT với tổng mức đầu tư khoảng 2,586 tỷ đồng, trong đó vốn của nhà đầu tư BOT là 1,807 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.Thời gian xây dựng dự kiến vào năm 2020 – 2023.
Trên đây là những thông tin nổi bật về quy hoạch vùng tỉnh Thái Bình đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng rằng, bài viết trên đã có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin trước khi quyết định đầu tư sinh lời tại địa phương này.
Ngoài ra, để có thể nắm rõ chi tiết thông tin tổng hợp và phân tích quy hoạch vùng tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các bản đồ và dữ liệu chính xác, chất lượng, bạn đọc có thể liên hệ tại địa chỉ Cổng thông tin Senvangdata.Ngoài ra, để bạn đọc thêm các bài viết tổng quan về thị trường các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập website https://senvangdata.com.vn/.
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Quang Linh
Thông tin liên hệ:
Website: http://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP