Nam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đang từng bước khẳng định vị thế với những bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng và kinh tế. Được định hướng quy hoạch theo mô hình đô thị hiện đại, bền vững, tỉnh không chỉ nâng cao năng lực kết nối liên vùng mà còn thu hút các nguồn lực đầu tư vào đa dạng lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản.
Với sự gia tăng của các dự án phát triển hạ tầng giao thông chiến lược cùng tiềm năng về công nghiệp, đô thị hóa và du lịch văn hóa, Nam Định hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Bài viết này Sen Vàng sẽ phân tích chi tiết các yếu tố quy hoạch chiến lược, dự án trọng điểm và triển vọng phát triển của thị trường bất động sản tại tỉnh, nhằm mang đến cái nhìn toàn diện và định hướng cho các nhà đầu tư trong giai đoạn sắp tới.
Thành phố Nam Định
Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội 90 km, Hải Phòng 100 km, và Quảng Ninh 145 km, với bờ biển dài 72 km và diện tích tự nhiên 1.668,83 km². Tỉnh có 10 đơn vị hành chính, trong đó thành phố Nam Định là đô thị loại I, trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Nam Định
Vị trí của Nam Định thuộc vùng ảnh hưởng của các hành lang kinh tế trọng điểm như Tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ. Hệ thống giao thông đa dạng với các tuyến đường sắt, cao tốc Bắc Nam, quốc lộ và hệ thống cảng sông, cảng biển Thịnh Long tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải và kết nối liên vùng.
Gần kề các trung tâm kinh tế lớn, Nam Định có tiềm năng mở rộng thị trường tiêu thụ và nhận được sự hỗ trợ về đầu tư, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và bất động sản.
Tiềm năng kinh tế
Nam Định có hệ thống giao thông đa dạng, bao gồm:
Đường bộ:
+ Cao tốc Bắc Nam, chạy qua Nam Định, kết nối nhanh với các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Nam.
+ Quốc lộ QL10 (kết nối với Hải Phòng và Thái Bình), QL21 (kết nối với Hà Nam và Ninh Bình), và QL38B (kết nối với Hưng Yên và Hà Nam).
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Nam Định, 16/8/2023
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh dài 41,2 km, tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách.
Đường thủy: Hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ, và cảng biển Thịnh Long, tạo điều kiện cho giao thương đường thủy nội địa và xuất khẩu hàng hóa.
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Nam Định
Tiềm năng công nghiệp
Nam Định đang tích cực thúc đẩy phát triển công nghiệp thông qua việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp lớn, với chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho nhà đầu tư.
Khu công nghiệp Hòa Xá tiếp tục là trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp nhẹ, tập trung vào dệt may, chế biến thực phẩm, và hàng tiêu dùng. Đây là những ngành thế mạnh của tỉnh, với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp, và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng tăng.
Khu công nghiệp Mỹ Trung đang định hướng phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo, và công nghệ phụ trợ. Việc này không chỉ khai thác thế mạnh của địa phương trong công nghiệp cơ khí mà còn mở rộng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khu công nghiệp Bảo Minh nổi bật với định hướng trở thành trung tâm sản xuất dệt may xuất khẩu lớn, thu hút sự tham gia mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Với hạ tầng phát triển và chính sách khuyến khích đầu tư, Bảo Minh có tiềm năng trở thành một cực quan trọng trong ngành dệt may xuất khẩu.
Khu công nghiệp Rạng Đông tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Sự chú trọng vào công nghiệp công nghệ cao không chỉ tăng cường năng suất lao động mà còn tạo nền tảng bền vững cho phát triển kinh tế xanh.
Cơ hội phát triển công nghiệp của Nam Định rất lớn nhờ vào nhiều yếu tố. Đầu tiên, tỉnh sở hữu nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến xuất khẩu. Hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư bài bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các nhà máy sản xuất quy mô lớn.
Thêm vào đó, sự kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Hải Phòng giúp tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm và thu hút đầu tư FDI. Các doanh nghiệp từ Hà Nội và Hải Phòng có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Nam Định, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và hưởng lợi từ mạng lưới logistics và cơ sở hạ tầng phát triển sẵn có.
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Nam Định
Với những ưu thế này, Nam Định có tiềm năng lớn để phát triển bền vững và trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, cơ khí chế tạo, và công nghệ cao.
+ Nông nghiệp:
Nam Định có diện tích đất nông nghiệp lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lúa gạo, rau màu, và chăn nuôi gia súc. Những lợi thế này giúp tỉnh có tiềm năng lớn trong sản xuất lương thực và thực phẩm.
Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang được đẩy mạnh, với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như tưới tiêu thông minh, giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, và hệ thống quản lý nông nghiệp thông minh. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo tính bền vững, giảm thiểu tác động môi trường.
Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau, hoa màu theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi gia súc đang dần được mở rộng, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển này không chỉ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiệu quả mà còn đóng góp vào an ninh lương thực của địa phương và cả khu vực.
+ Kinh tế biển:
Nam Định có bờ biển dài 72 km, là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển. Tỉnh tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cá, và các sản phẩm hải sản. Thủy sản không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng mà còn là lĩnh vực có giá trị xuất khẩu cao.
Cảng Thịnh Long đóng vai trò trung tâm giao thương quan trọng không chỉ phục vụ vận tải mà còn là đầu mối quan trọng cho xuất khẩu hải sản. Cảng này giúp kết nối trực tiếp với các thị trường lớn như Hà Nội và Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản, đồng thời góp phần phát triển logistics và thúc đẩy kinh tế biển của tỉnh..
Cảng Thịnh Long
Nam Định là một điểm đến du lịch văn hóa và sinh thái với nhiều lợi thế:
+ Di sản văn hóa: Đền Trần, chùa Keo, và Phủ Dầy thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.
+ Du lịch biển: Các bãi biển Quất Lâm, Thịnh Long không chỉ thu hút du khách mà còn tạo cơ hội phát triển dịch vụ du lịch biển như nhà hàng, khách sạn, và khu nghỉ dưỡng.
+ Du lịch sinh thái: Rừng ngập mặn Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam, mang lại tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên.
+ Liên kết vùng: Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế quan trọng của Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết và kết nối thị trường. Với vị trí chiến lược, Nam Định có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật, và công nghệ tiên tiến từ các trung tâm kinh tế lớn này. Điều này không chỉ giúp tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm mà còn tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất, và dệt may.
Quy hoạch mạng lưới đường bộ tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Thu hút FDI: Chính sách ưu đãi đầu tư và môi trường kinh doanh minh bạch đã tạo điều kiện thuận lợi để Nam Định thu hút nhiều dự án FDI. Các lĩnh vực như dệt may, sản xuất công nghiệp phụ trợ, và cơ khí chế tạo đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư nước ngoài. Việc liên kết với các trung tâm lớn giúp giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Những chỉ số nổi bật
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Năm 2024, Nam Định ghi nhận mức tăng trưởng GRDP ấn tượng, ước đạt 10,01%, xếp thứ 9 cả nước và thứ 4 trong vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP đạt hai con số, thể hiện động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Nam Định tăng 18%, phản ánh sự gia tăng đáng kể trong thu hút nguồn lực cho các dự án kinh tế – xã hội và hạ tầng. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước tăng 34% so với năm 2023, tạo tiền đề cho các chương trình phát triển dài hạn.
Trong lĩnh vực tín dụng, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng tăng 11,2%, đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp và người dân. Dư nợ tín dụng tăng 15,6% so với đầu năm, cho thấy sự mở rộng hoạt động vay vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh. Những con số này phản ánh sự chuyển động tích cực của nền kinh tế Nam Định trong năm 2024.
Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 14.000 tỷ đồng, bằng 116% dự toán năm và tăng 34% so với năm 2023, phản ánh hiệu quả quản lý tài chính và tăng trưởng kinh tế bền vững của tỉnh. Điều này cho thấy khả năng mở rộng nguồn thu và quản lý chi tiêu một cách hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho đầu tư phát triển.
Chi ngân sách của Nam Định ước đạt 30.603 tỷ đồng, vượt 148% dự toán năm, thể hiện sự tập trung đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, và phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng chi ngân sách cao cho thấy tầm nhìn chiến lược của tỉnh trong việc ưu tiên các chương trình trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, phản ánh sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đóng góp quan trọng từ các ngành công nghiệp như dệt may, cơ khí, và chế biến thực phẩm đã hỗ trợ tăng trưởng bền vững, cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 78.067 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2023, cho thấy sức mua và nhu cầu tiêu dùng của người dân tiếp tục phục hồi và gia tăng. Điều này cho thấy một nền kinh tế tiêu dùng mạnh mẽ, phản ánh sự ổn định và tăng trưởng trong đời sống kinh tế của người dân Nam Định.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 3.300 triệu USD, tăng 30,8%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 1.750 triệu USD, tăng 24% so với năm 2023. Đây là những con số thể hiện sự phát triển vượt bậc trong thương mại quốc tế của tỉnh, đồng thời cho thấy năng lực cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trường ngày càng tốt hơn.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nam Định tiếp tục chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và hiệu quả cao hơn. Công tác xây dựng NTM được thực hiện bài bản, với huyện Giao Thủy được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023. Toàn tỉnh có 97,5% xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao và 28,1% xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, vượt xa kế hoạch đề ra. Điều này thể hiện sự phát triển nông thôn đồng bộ, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp bền vững.
Quy hoạch phát triển
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Nam Định năm 2024
Tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định theo mô hình tổ chức không gian “ba vùng động lực, bốn cực tăng trưởng, năm hành lang kinh tế” nhằm thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, phát huy đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, bổ sung cho nhau, cùng phát triển.
Theo quy hoạch, trong tương lại tỉnh Nam Định sẽ xây dựng 4 trung tâm đô thị, 3 vùng kinh tế động lực, phát triển bền vững và 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo đang hình thành và phát triển.
Trong đó:
– Ba vùng kinh tế động lực gồm:
(1) Vùng đô thị thành phố Nam Định mở rộng;
(2) Vùng nông nghiệp – nông thôn (các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Trực Ninh);
(3) Vùng kinh tế biển (các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường).
– Bốn trung tâm đô thị động lực:
(1) Đô thị trung tâm với thành phố Nam Định mở rộng là hạt nhân và các đô thị đối trọng, vệ tinh (thị trấn Nam Giang và đô thị Cao Bồ).
(2) Trung tâm đô thị Thịnh Long – Rạng Đông (thị trấn Rạng Đông, thị trấn Quỹ Nhất, thị trấn Thịnh Long và Khu kinh tế Ninh Cơ).
(3) Trung tâm đô thị Cao Bồ (gồm thị trấn Lâm, đô thị 4 xã và thị trấn Bo thuộc huyện Ý Yên).
(4) Trung tâm đô thị Giao Thủy (thị trấn Quất Lâm, thị trấn Giao Thủy, đô thị Đại Đồng).
– Năm hành lang kinh tế:
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Nam Định
(1) Hành lang quốc lộ 10 (thành phố Nam Định – Cao Bồ): Đi từ huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) – thành phố Nam Định – thị trấn Gôi (Vụ Bản) – thị trấn Lâm (Ý Yên) – đến thành phố Ninh Bình, là hành lang động lực chủ đạo của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển các vùng nông nghiệp tập trung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển ngành dịch vụ – du lịch, các điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.
(2) Hành lang Cao tốc Bắc Nam nối dài (Hà Nội – Cao Bồ – Rạng Đông): Đi từ huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) – Cao Bồ (Ý Yên) – thị trấn Liễu Đề – thị trấn Quỹ Nhất – thị trấn Rạng Đông; là hành lang phát triển động lực chủ đạo của tỉnh. Tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, luyện thép, khai khoáng, dịch vụ du lịch sinh thái cảnh quan.
(3) Hành lang kinh tế ven biển (Nghĩa Hưng – Hải Hậu – Giao Thủy): Đi từ huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) – đô thị Đại Đồng – thị trấn Quất Lâm – thị trấn Cồn – thị trấn Thịnh Long – thị trấn Rạng Đông – đến huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình); là hành lang phát triển động lực chủ đạo. Ưu tiên phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong đó khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, luyện thép, khai khoáng, dịch vụ du lịch sinh thái biển, nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ cảng và logistics.
(4) Hành lang quốc lộ 21 và tuyến đường từ thành phố Nam Định – Xuân Trường – Giao Thủy: Đi từ huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) – thành phố Nam Định – thị trấn Cổ Lễ – thị trấn Xuân Trường – thị trấn Quất Lâm; là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến năm 2030 và chủ đạo đến năm 2050. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, du lịch.
(5) Hành lang tuyến cao tốc CT.08 (Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng): Đi từ huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) – thị trấn Cổ Lễ – thị trấn Liễu Đề – đến huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình); là hành lang phát triển động lực thứ cấp đến năm 2030 và chủ đạo đến năm 2050. Tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại, dịch vụ và du lịch.
Đến năm 2030, hệ thống đô thị tỉnh Nam Định có 26 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45-50%:
– Thành phố Nam Định (mở rộng) là đô thị loại I.
– 09 đô thị loại IV là thị trấn: Thịnh Long, Yên Định – huyện Hải Hậu; Rạng Đông – huyện Nghĩa Hưng, Quất Lâm, Giao Thủy – huyện Giao Thủy; Xuân Trường – huyện Xuân Trường; Cổ Lễ – huyện Trực Ninh; Lâm – huyện Ý Yên; Gôi – huyện Vụ Bản.
– 16 đô thị loại V gồm:
+ 06 đô thị hiện hữu: Nam Giang – huyện Nam Trực; Quỹ Nhất – huyện Nghĩa Hưng; Cồn – huyện Hải Hậu; Cát Thành, Ninh Cường – huyện Trực Ninh; Liễu Đề – huyện Nghĩa Hưng;
+ 10 đô thị thành lập mới: Khu vực 4 xã huyện Ý Yên; Hồng Ngọc – huyện Xuân Trường; Bo – huyện Ý Yên; Nghĩa Minh – huyện Nghĩa Hưng; Đại Đồng – huyện Giao Thủy; Trung Thành – huyện Vụ Bản; Đồng Sơn – huyện Nam Trực; Trực Nội – huyện Trực Ninh; Hải Phú, Hải Đông – huyện Hải Hậu.
– Tiếp tục khai thác 06 KCN đã được thành lập, gồm: (1) KCN Hòa Xá; (2) KCN Mỹ Trung; (3) KCN Bảo Minh; (4) KCN dệt may Rạng Đông; (5) KCN Bảo Minh mở rộng; (6) KCN Mỹ Thuận.
Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông – KCN chuyên sâu dệt nhuộm lớn nhất tại Nam Định.
– Quy hoạch phát triển thêm 10 khu công nghiệp, gồm: (1) KCN Hồng Tiến; (2) KCN Trung Thành; (3) KCN Xuân Kiên (giai đoạn 1); (4) KCN Hải Long (giai đoạn 1); (5) KCN Nam Hồng (giai đoạn 1); (6) KCN Thịnh Tân (giai đoạn 1); (7) KCN Thắng Lợi (giai đoạn 1); (8) KCN Minh Châu (giai đoạn 1); (9) KCN Lạc Xuân (giai đoạn 1); (10) KCN Thượng Thành (giai đoạn 1).
Tổng diện tích quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2030 là 2.546 ha.
– Tiếp tục khai thác 24 cụm công nghiệp đã thành lập.
– Quy hoạch phát triển thêm 46 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.604 ha.
Thị trường Bất động sản
Thị trường Nhà ở:
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định đã đặt mục tiêu phát triển mạnh mẽ nhà ở xã hội, với kế hoạch hoàn thành 17.882 căn hộ vào năm 2030. Cụ thể, trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ triển khai 11.424 căn, và từ 2026 – 2030 sẽ bổ sung thêm 6.458 căn.
Nhu cầu về nhà ở xã hội tại Nam Định rất lớn, bao gồm công nhân lao động và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị gặp khó khăn về chỗ ở. Ước tính, trong giai đoạn 2021 – 2025, số người có nhu cầu lên tới 116.000 người, trong khi giai đoạn 2026 – 2030 là 96.200 người.
Hiện tại, Nam Định mới chỉ có hai dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được đưa vào sử dụng từ năm 2014. Đó là:
Khu nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Bảo Minh (Vụ Bản) do Công ty CP Đầu tư Vinatex đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ và thu hút thêm các dự án nhà ở xã hội trong thời gian tới
Thị trường Khu đô thị
Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu thị trường tỉnh Nam Định
Một số dự án sắp mở bán
Tổng diện tích: 191,5 ha
Vị trí: Phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Tổng vốn đầu tư:
Loại hình: Liền kề, biệt thự
Năm khởi công:
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội
Vị trí : phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Quy mô diện tích: Khoảng 46 ha, trong đó khoảng 42 ha thuộc địa bàn phường Lộc Hòa, thành phố Nam Định, khoảng 4 ha thuộc địa bàn xã Mỹ Hưng, H. Mỹ Lộc.
Dự báo dân số: Khu vực quy hoạch sẽ đáp ứng nhu cầu đất ở cho khoảng 6.500 người.
Thị trường Khu công nghiệp:
Các khu công nghiệp tỉnh Nam Định đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Đến năm 2020, trên địa bàn Tỉnh Nam Định có 09 KCN đã được phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch là 2.046 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện: Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên và TP. Nam Định). Đến năm 2020, Tỉnh có 04 KCN đi vào hoạt động, gồm các KCN: Hòa Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh và KCN dệt may Rạng Đông với tổng diện tích thành lập là 1.091,2 ha, trong đó, KCN Hòa Xá, Bảo Minh đã lấp đầy 100%, KCN Mỹ Trung lấp đầy 28,39%, KCN dệt may Rạng Đông lấp đầy khoảng 10,63% và vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để thu hút nhà đầu tư. Năm 2021, một số KCN bắt đầu tiến hành thành lập đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp gồm KCN Bảo Minh mở rộng; KCN Mỹ Thuận
Thị trường đất nền Nam Định: Cơ hội đầu tư ổn định
Ảnh minh họa
Thị trường đất nền tại Nam Định đang chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong năm 2024, đặc biệt tại các khu vực ven biển và gần các khu công nghiệp. Sự phát triển hạ tầng, cùng với các dự án quy hoạch đô thị lớn, đã tạo động lực mạnh mẽ cho nhu cầu về đất nền trong khu vực. Tuy nhiên, nguồn cung đất nền tại một số khu vực trung tâm đang có dấu hiệu hạn chế, dẫn đến tình trạng giá đất tăng cao.
Cơ hội đầu tư đất nền tại Nam Định vẫn được đánh giá là ổn định và tiềm năng. Các khu vực ven biển như Quất Lâm, Thịnh Long, và gần các khu công nghiệp như Mỹ Trung, Bảo Minh, tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự gia tăng đầu tư FDI vào các khu công nghiệp cũng là yếu tố góp phần nâng cao giá trị đất nền tại các khu vực này.
Kết luận
Nam Định, với nền tảng quy hoạch bài bản và sự chú trọng phát triển hạ tầng, đang nổi lên như một điểm sáng trong thị trường bất động sản khu vực phía Bắc. Các định hướng phát triển đô thị, khu công nghiệp và nhà ở xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ” Phân tích quy hoạch và tiềm năng phát triển BĐS Nam Định” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thêm những thông tin về một trong những tiêu chí cần cân nhắc, xem xét trước khi đầu tư. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com |
Xem thêm các bài viết về tỉnh Nam Định:
Tóm tắt quy hoạch du lịch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2030
Tóm tắt quy hoạch phát triển KCN-CCN tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025
_______________
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
Dịch vụ tư vấn : https://senvangdata.com.vn/dich-vu/dich-vu-tu-van
Tài liệu : https://senvangacademy.com/collections/tai-lieu/
Báo cáo nghiên cứu thị trường : https://senvangdata.com/reports
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản : https://senvangacademy.com/…/xay-dung-tieu-chi-lua…/
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản : https://senvangacademy.com/…/khoa-hoc-rd-nghien-cuu-va…/
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân : https://senvangacademy.com/…/hoach-dinh-chien-luoc-dau…/
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website Cổng thông tin dữ liệu : https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
Fanpage: https://www.facebook.com/bds.senvangdata
Linkedin: https://www.linkedin.com/in/ngocsenvang/
TikTok: https://www.tiktok.com/@senvanggroup
Hotline liên hệ: 0948.48.48.59
Email: info@senvanggroup.com
————————————————————————–
© Bản quyền thuộc về : Kênh Đầu Tư Sen Vàng
© Copyright by “Kenh Dau Tu Sen Vang” Channel ☞ Do not Reup
#senvanggroup, #kenhdautusenvang, #phattrienduan, #phattrienbenvung, #realcom, #senvangdata,#congtrinhxanh, #taichinhxanh #proptech, #truyenthongbatdongsan #thuonghieubatdongsan,
#công_ty_tư_vấn_phát_triển_dự_án
#R_D_Nghiên_cứu_phát_triển_dự_án_bất_động_sản
#phân_tích_chuyên_gia_bất_động_sản
#tiêu_điểm_bình_luận_thị_trường_bất_động_sản
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP