Tây Nguyên là vùng kinh tế trọng điểm với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản vùng Tây Nguyên đang ngày càng trở nên sôi động, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Trong đó, phân khúc nhà ở được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt là đối với nhà đầu tư dài hạn. Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về thị trường nhà ở tiềm năng vùng Tây Nguyên cho nhà đầu tư dài hạn.
Tây Nguyên là vùng có 5 tỉnh, thứ tự từ bắc vào nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương” thuộc khu vực Tam giác phát triển Lào – Việt Nam – Cam-pu-chia; có diện tích tự nhiên là 54.548 km2, lớn thứ ba cả nước với dân số gần 6 triệu người; cùng khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được; đặc biệt là khoảng 1 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, hơn 3 triệu ha rừng, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước, và khoảng 10 tỉ tấn trữ lượng bôxit, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước.
Tây Nguyên có hệ thống giao thông kết nối với các cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và là đầu nguồn của 04 con sông lớn gồm sông Sê San, sông Srepok, sông Ba và sông Đồng Nai, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước ngọt cho khu vực hạ du của các địa phương thuộc hai vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Tây Nguyên cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa phong phú và đa dạng.
Giới thiệu về tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên
Thứ nhất, Tây Nguyên là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Địa hình của vùng đa phần là đồi núi và cao nguyên có độ cao từ 500 – 1.500m so với mực nước biển; diện tích đất đỏ bazan lớn, phì nhiêu (khoảng 1 triệu héc-ta), đất đỏ vàng với độ tơi, xốp cao (khoảng 1,8 triệu héc-ta), đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía tây nam và trong các thung lũng, đất phù sa ở ven sông,… khí hậu hai mùa rõ rệt là những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng nhiệt đới. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư phát triển các dự án bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở.
Bên cạnh đó, rừng là yếu tố nổi trội về tài nguyên tự nhiên của vùng Tây Nguyên với diện tích lớn; toàn vùng có gần 2,6 triệu héc-ta, lớn thứ ba cả nước (khoảng 17,5%)
Tài nguyên rừng ở đây không chỉ là nguồn cung cấp gỗ, dược liệu mà còn bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm như voi, hổ, cây gỗ quý, và là nguồn sinh kế của cư dân địa phương, đánh dấu đặc trưng của “văn hóa rừng.”
Ngoài ra, với địa hình cao nguyên bằng phẳng và hệ thống sông, suối liên kết với cánh rừng, vùng Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm, và canh nông. Đây cũng là cơ sở để hình thành “con đường xanh Tây Nguyên,” nơi khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của vùng miền.
Không chỉ vậy, với tài nguyên khoáng sản đa dạng, vùng còn là nơi có trữ lượng lớn các loại khoáng sản như than bùn, than nâu, sét cao lanh, và đặc biệt là trữ lượng bô-xít rất lớn, chiếm đến 90% tổng trữ lượng bauxite của cả nước. Điều này tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phát triển của các ngành công nghiệp năng lượng và khai khoáng trong vùng.
Thứ hai, Tây Nguyên là vùng đất có bản sắc văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú; là không gian sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với 12 DTTS tại chỗ, gồm Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, M-nông, B-râu, Chu-ru, Rắc-glay, Cơ-ho, Giẻ-triêng, Mạ, Rơ-măm và Xơ-đăng. Qua các thời kỳ lịch sử, lượng người di cư từ các nơi lên vùng Tây Nguyên ngày càng nhiều, hiện nay, dân số của vùng xấp xỉ 6 triệu người (chiếm 6,1% dân số cả nước); có 53 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 52 DTTS với số lượng khoảng 2,2 triệu người (chiếm 37,65% dân số toàn vùng)(3). Đây cũng là nơi có đông thành phần dân tộc nhất nước ta và là nơi duy nhất có đủ các nhóm ngôn ngữ – dân tộc của Việt Nam.
Đánh giá về thị trường bất động sản vùng Tây Nguyên
Thị trường bất động sản Tây Nguyên có một sức hút đặc biệt. Khu vực này ngày càng nhộn nhịp với sự xuất hiện của các tổ hợp đô thị, thêm nhiều kế hoạch đầu tư và quy hoạch bài bản.
Sự phát triển của các trục đường cao tốc
Khu vực Tây Nguyên hiện có các đoạn cao tốc trọng điểm như: Cao tốc Dầu Giây – Liên khương đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) với điểm đầu tuyến kết nối đường Hồ Chí Minh, cắt quốc lộ 28 tại Đắk Nông, điểm cuối ở huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước.
Giao thông thuận tiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Tây Nguyên. Hiện tại, các nhà đầu tư lớn cũng đã tập trung về Tây Nguyên, không chỉ trong nước mà còn quốc tế với những dự án giá trị lớn.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa để phát triển bất động sản Tây Nguyên
Sở hữu vị trí địa lý tốt, quỹ đất vô cùng lớn, giá đất còn khá rẻ, Tây Nguyên đang là một trong những điểm đến của các nhà đầu tư.
Huyện Đắk Song với quy hoạch công nghiệp nặng, trong đó có điện mặt trời và điện gió. 80% sản lượng khoáng sản toàn huyện được khai thác tại đây.
Huyện Đắk Nông nằm gần sân bay Buôn Mê Thuột và có sân bay Nhân Cơ đang được quan tâm đầu tư mở rộng.
Huyện Đắk Mil với diện tích đất xây dựng còn khá lớn, đang được định hướng phát triển các dạng nhà ở, lưu trú cho các chuyên gia, nhân lực công tác tại các công ty khoáng sản.
Thổ nhưỡng Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng phù hợp với nhiều loại cây kinh tế cao như cà phê, ca cao, tiêu, điều, sầu riêng…
Khí hậu mát mẻ, cảnh quan xinh đẹp hùng vĩ, nhiều núi đồi, hồ, suối, thác… cũng là điểm nhấn của khu vực.
Nhà ở vùng Tây Nguyên là thị trường tiềm năng cho nhà đầu tư dài hạn
Các yếu tố tác động tích cực đến thị trường nhà ở vùng Tây Nguyên:
Hệ thống rừng là một nguồn tài nguyên tự nhiên quý báu của vùng Tây Nguyên, với diện tích lớn vượt trội. Tổng diện tích rừng trong vùng này gần 2,6 triệu héc-ta, đứng thứ ba toàn quốc (chiếm khoảng 17,5% diện tích của vùng Tây Nguyên). Trong số này, rừng tự nhiên chiếm 2,1 triệu héc-ta, trong khi rừng trồng mới chiếm 469.000 héc-ta, với tỷ lệ che phủ rừng xấp xỉ 46% (tính đến năm 2021). Qua đó có có thể thấy tiềm năng xuất khẩu nông lâm sản của vùng Tây Nguyên là vô cùng lớn với nhiều loại sản phẩm đa dạng trong đó có cà phê và cao su đã nổi tiếng về sản lượng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
Tài nguyên rừng ở vùng này rất đa dạng về mặt sinh học, với nhiều loại động, thực vật quý hiếm, như cây gỗ quý, cây dược liệu, và động vật như voi, hổ, khỉ, và nhiều loài khác. Rừng từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương, tạo ra một “văn hóa rừng” độc đáo.
Tài nguyên khoáng sản trong vùng cũng đa dạng, với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, bao gồm than bùn, than nâu, và sét cao lanh. Đặc biệt, trữ lượng bô-xít ở vùng này rất lớn, khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bauxite của cả nước. Điều này tạo ra cơ hội cho việc phát triển các ngành công nghiệp năng lượng và khai khoáng trong tương lai.
Ngoài ra, với địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng và mạng lưới sông suối phong phú, vùng Tây Nguyên cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao, mạo hiểm, và canh nông. Đây là cơ sở để hình thành “con đường xanh Tây Nguyên,” mở ra nhiều cơ hội kinh tế và văn hóa cho vùng này.
Tây Nguyên không chỉ là một vùng đất đa dạng về thiên nhiên mà còn là một ổn định văn hóa truyền thống phong phú. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) với 12 DTTS sống cố định tại đây. Hiện tại, vùng Tây Nguyên có một dân số ấn tượng, xấp xỉ 6 triệu người. Tại đây, chúng ta có cơ hội chứng kiến sự hiện diện của 53 dân tộc cùng sống chung với nhau, với 52 DTTS đạt khoảng 2,2 triệu người. Đây cũng là nơi duy nhất trong Việt Nam mà chúng ta có thể thấy đầy đủ các nhóm ngôn ngữ và dân tộc.
Đồng bào DTTS tại Tây Nguyên đã lưu giữ và phát triển một di sản văn hóa độc đáo, với nhiều hiện vật và tài liệu có giá trị lịch sử và thẩm mỹ. Mỗi tỉnh trong vùng đều mang trong mình ít nhất một nét văn hóa nổi bật, đại diện cho bản sắc văn hóa của cư dân địa phương.
Những năm qua, với chính sách “trải thảm đỏ” của Đảng, Nhà nước và các địa phương, đã có nhiều nhà đầu tư đến với Tây Nguyên sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của vùng. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung cả nước thì kết quả thu hút đầu tư vào Tây Nguyên còn khá khiêm tốn. Toàn vùng hiện mới có khoảng 150 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 944 triệu USD, chiếm 0,002% tổng vốn đăng ký của cả nước.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2020-2022, địa phương này có 74 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký là 24.183,1 tỷ đồng. Trong đó, có 69 dự án vốn trong nước, 5 dự án FDI với số vốn đăng ký là 279,4 tỷ đồng, riêng 9 tháng năm 2023, Lâm Đồng cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 8 dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký đầu tư là 643,6 tỷ đồng, giảm 3 dự án so với năm 2021, 5 dự án bị thu hồi, chấm dứt hoạt động, không có dự án FDI nào được đăng ký mới.
Tỉnh Đắk Nông hiện có hơn 380 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 74.860 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư FDI khoảng 7.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2020-2023, tỉnh Đắk Lắk thu hút được 77 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 51.292 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Gia Lai cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư cho 228 dự án với vốn đăng ký gần 80.285 tỷ đồng…
Tại Tây Nguyên, nhà đầu tư rót vốn chủ yếu vào các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, quy mô các dự án vừa và nhỏ là chủ yếu, tổng mức đầu tư thấp.
Tiềm năng phát triển của thị trường nhà ở vùng Tây Nguyên
1. Tây Nguyên có quỹ đất dồi dào
Tây Nguyên là một vùng đất rộng lớn, với tổng diện tích tự nhiên hơn 54.000km2, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Với lợi thế về quỹ đất dồi dào, Tây Nguyên đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản. Tình trạng quỹ đất để phát triển dự án tại các đô thị lớn ngày càng khan hiếm và giá đất ngày một tăng cao. Điều này khiến nhiều chủ đầu tư chuyển hướng về các vùng có tiềm năng phát triển kinh tế, trong đó Tây Nguyên là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Trước hiện trạng quỹ đất sạch để phát triển dự án tại các thành phố trung tâm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… đang ngày càng khan hiếm, giá đất ngày một đắt đỏ tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng về các nơi có tiềm năng phát triển kinh tế như Tây Nguyên đề đầu tư và phát triển các khu đô thị vệ tinh. Điều này khiến nhiều khu vực tại thị trường bất động sản Tây Nguyên trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, Gia Lai được dự báo sẽ trở thành điểm đến sáng giá trong bối cảnh xu hướng “bỏ phố lên rừng” nở rộ.
Đọc thêm: Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Gia Lai
Theo thống kê của VARs, những dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ đang dẫn dắt thị trường BĐS Tây Nguyên với tỷ lệ hấp thụ đạt 70 – 80%. Dòng sản phẩm bất động sản cao cấp, tích hợp không gian sống hiện đại, gồm công viên, siêu thị, trường học, khu vui chơi giải trí,… luôn nằm trong giỏ hàng đắt khách. Mức giá gia tăng của dòng sản phẩm này cũng duy trì ở mức cao và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021.
2. Trào lưu bỏ phố lên rừng thúc đẩy thị trường bất động sản Tây Nguyên sôi động
Cùng với sự đầu tư bài bản của hạ tầng giao thông, sự đổ bộ của giới địa ốc về các vùng Tây Nguyên, trào lưu bỏ phố lên rừng năm vừa qua cũng khiến thị trường Bất động sản Tây Nguyên trở nên thu hút.
Số lượng những người trẻ tuổi, gia đình nhỏ rời phố về quê đã tăng lên đáng kể không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Trong giai đoạn dịch bệnh, các bạn trẻ gặp nhiều áp lực công việc, cuộc sống, sức khỏe ở phố thị đã lựa chọn về quê hoặc một vùng đất trù phú với không gian xanh để thay đổi chất lượng cuộc sống và tìm hướng đi mới.
Từ đó, nhiều bạn trẻ tìm đến những vùng đất yên bình với nhiều cơ hội mới để lập nghiệp, trồng rau nuôi cá, kinh doanh homestay, farmstay…trở thành một làn sóng khởi nghiệp với nhiều cơ sở, doanh nghiệp được thành lập và nhiều sản phẩm mới ra đời từ khu vực nông thôn, rừng núi.
Thời gian gần đây có nhiều đánh giá trào lưu “bỏ phố lên rừng” khiến nhiều bạn trẻ vỡ mộng. Tuy nhiên, trên thực tế, đây được xem là xu hướng thuận theo tự nhiên, phù hợp với lối sống xanh bền vững. Không phải là trào lưu mà là sự lựa chọn một lối sống tích cực.
Đây cũng là lý do mặc dù có nhiều đánh giá tiêu cực đối với trào lưu này, nhưng Bất động sản Tây Nguyên vẫn luôn được tìm kiếm ráo riết không chỉ với giới đầu tư bất động sản, mà với cả những người trẻ đi lập nghiệp hay những cư dân thành phố muốn mua một mảnh vườn hay căn nhà nhỏ để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần và khai thác cho thuê khi để trống.
3. Đồng bộ hoá các khu công nghiệp tạo đòn bẩy lớn cho bất động sản Tây Nguyên
Từ trước đến nay, Tây Nguyên vẫn luôn được nhắc đến là nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, phải đến dạo gần đây, các KCN mới được mở rộng, quy hoạch bài bản và đồng bộ hoá. Có được điều này là nhờ vào các chính sách hỗ trợ, điều chỉnh quy hoạch nhằm tạo điều kiện hết sức của Chính phủ đối với sự phát triển của khu vực.
Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh quy hoạch các KCN tại Đắk Lắk. Theo đó, KCN Hòa Phú sau khi mở rộng có diện tích 331,73ha; bổ sung thêm KCN Phú Xuân với quy mô 325,6ha vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020; phê duyệt Đề án thành lập khu công nghệ ứng dụng công nghệ cao với quy mô 105,5ha tại huyện Cư M’gar.
Đặc biệt, các KCN Tân An 1, 2 ở TP. Buôn Ma Thuột có diện tích 105,02 ha, hiện tại đã có 53 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 85% tổng diện tích đất công nghiệp. Số lượng chuyên gia và người lao động phổ thông tham gia hoạt động sản xuất trong các KCN gia tăng đã kéo theo chất lượng cuộc sống, mức độ an sinh xã hội cũng được đảm bảo.
Tham khảo thêm: Tiềm năng của thị trường bất động sản Tây Nguyên
Với sự gia tăng nhanh chóng của dân số Tây Nguyên, đặc biệt là trong khu vực đô thị, nhu cầu về nhà ở đang trở thành một yếu tố quan trọng và ngày càng tăng cao. Sự tăng lên về số lượng cư dân không chỉ phản ánh sự phồn thịnh và phát triển của vùng miền mà còn đồng nghĩa với sự thay đổi tích cực trong thu nhập của người dân.
Những yếu tố này đang kích thích sự đổi mới và phát triển trong ngành xây dựng và bất động sản tại Tây Nguyên. Các dự án nhà ở đa dạng từ chung cư, nhà phố đến các khu đô thị mới được triển khai để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng. Điều này không chỉ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp xây dựng mà còn đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa và phát triển bền vững của vùng Tây Nguyên.
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
R&D bất động sản: Điều cần biết để tối ưu hóa danh mục đầu tư
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên:
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Gia Lai
Xem thêm các video phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Bích Ngọc về phát triển dự án tại: Kênh đầu tư Sen Vàng
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản
Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Trần Thị Quỳnh Trang
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.4859
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP