Khám phá tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp tại Bình Dương, cơ hội nào cho các nhà đầu tư

  • 11 Tháng năm, 2024
  •  

    1. Bình Dương đứng top 2 trong số các tỉnh thành dẫn đầu về nguồn cung khu công nghiệp năm 2020

    Với những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp, Bình Dương đã chiếm lĩnh vị trí thứ hai trong danh sách các địa phương dẫn đầu cả nước về nguồn cung Khu Công Nghiệp năm 2020. Qua bài viết này, Sen Vàng Group sẽ phân tích một số điểm nổi bật để bạn đọc có thể nắm bắt nhanh và chính xác nhất thông tin về bất động sản KCN Bình Dương.

    Trong năm 2024, Công ty Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (mã chứng khoán: KSB) sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực đầu tư mạnh mẽ của mình, bao gồm khai thác khoáng sản và phát triển bất động sản công nghiệp. Vào đầu tháng 4, công ty đã được cấp giấy phép số 05/GP-UBND từ UBND tỉnh Bình Dương, cho phép tiến hành khai thác mỏ đá Tam Lập 3 tại huyện Phú Giáo.

    Một lĩnh vực đầu tư quan trọng khác của KSB là phát triển bất động sản khu công nghiệp. Hiện tại, KSB đang tiến hành giai đoạn 2 mở rộng của Khu công nghiệp Đất Cuốc tại Bình Dương. Khu công nghiệp Đất Cuốc có tổng diện tích 553 ha nằm ở Bắc Tân Uyên, cách TPHCM 50 km, gần đường Vành đai 4 và trục đường tạo lực, có điều kiện thuận lợi cho giao thương. KSB đã kín diện tích của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và đang tiến hành đầu tư vào giai đoạn 2 mở rộng.

    1. Thành công thu hút nhiều đơn vị lớn tham gia phát triển khu công nghiệp

    Theo báo cáo thuyết minh quy hoạch của tỉnh, hiện có 2.085 doanh nghiệp đang hoạt động trong 27 khu công nghiệp; trong đó, số doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 80%. Các KCN tập trung chủ yếu ở 4 khu vực phía Nam là TP. Thuận An, Dĩ An, huyện Bến Cát và TX. Tân Uyên với mật độ phân bố tương đối dày đặc. Bên cạnh đó, 02 KCN, gồm VSIP III (quy mô 1.000 ha) và Cây Trường (quy mô 700 ha) cũng đã bước đầu hoàn tất các thủ tục phê duyệt, đang tiến hành đầu tư về hạ tầng.

    Về hiệu quả hoạt động, trong giai đoạn 2015-2021, tỉnh Bình Dương đã có nhiều cơ chế xúc tiến đầu tư nhằm thu hút thêm doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp trong KCN tăng trưởng mạnh, đạt 16,23 triệu USD năm 2021, bình quân tăng 10%/năm. Vốn đầu tư thực hiện cho các KCN cũng có xu thế tăng ổn định, trong đó, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI chiếm gần 90% tổng vốn đầu tư. 

    STT

    Tên khu công nghiệp

    Diện tích KCN (ha)

    Diện tích thực hiện đen ngày 12/2022 (ha)

    Diện tích thục hiện 2023 -2030

    Diện tích thực hiện 2031-2050

    A

    KCN có trong QHQG và đang hoạt động: 27 KCN Đã giao đất: 28 KCN (A+B)

    11.248,46

    10.086,62

    1.161,84

    0.00

    1

    KCN Đại Đăng

    274,32

    274,32

     

    2

    KCN Đồng An 2

    205,36

    153,43

    51,93

    3

    KCN Kim Huy

    213,19

    213,19

     

    4

    KCN Phú Tân

    106,92

    106

    0.92

    5

    KCN Sóng Thần 3

    428,02

    428,02

    6

    KCN VSIP II

    1.320,89

    1.314,51

    6,38

    6.1

    KCN VSIP II

    330,12

    330,12

    6.2

    KCN VSIP II

    990,77

    984,39

    6,38

    7

    KCN Mapletrce

    74,66

    74,66

    8

    KCN Binh Đường

    16,86

    16,05

    0,81

    9

    KCN Sóng Thần 1

    180,33

    180,33

     

    10

    KCN Sóng Thần 2

    278,97

    274,4

    4,57

    11

    KCN Tân Đông Hiệp A

    50,02

    47,69

    2,33

    12

    KCN Tân Đông Hiệp B

    149,98

    142,3

    7,68

    13

    KCN dệt may Bình An

    25,98

    25,31

    0,67

    14

    KCN Đồng An

    138,1

    134,53

    3,57

    15

    KCN VSIP I

    470

    470

    16

    KCN Việt Hương

    36

    34

    2

    17

    KCN Mỹ Phước

    377,56

    346,31

    31,25

    18

    KCN Rạch Bắp và MR

    639

    278,6

    360,4

    19

    KCN Mỹ Phước 2

    478,48

    467,12

    11,36

    20

    KCN Mỹ Phước 3

    984,64

    968,8

    15,84

    21

    KCN Thới Hoà

    202,4

    202,4

    22

    KCN Quốc tế Protrade

    494,99

    438,04

    56,95

     

    23

    KCN Việt Hương 2

    262,34

    198,65

    63,69

    24

    KCN Nam Tân Uyên và MR

    966,35

    944,37

    21,98

    24.1

    KCN Nam Tân Uyên

    330,86

    311,5

    19,36

    24.2

    KCN Nam Tân Uyên MR

    635,49

    632,87

    2,62

    25

    KCN Đất Cuốc

    522,76

    422,89

    99,87

    25.1

    – Khu A

    278,7

    278,7

     

    25.2

    – Khu B

    244,06

    114,19

    99,87

    26

    KCNTân Bình

    352,5

    320,8

    31,7

     

    27

    KCN Bàu Bàng vã KCN Bàu Bàng MR

    1997,84

    1609,9

    387,94

    27.1

    KCN Bàu Bàng

    997,86

    988,96

    8,9

    27.2

    KCN Bàu Bàng MR

    999,98

    620,94

    379,04

    B

    KCN có trong Quy hoạch Quốc gia, đang và chuẩn bị đầu tư 06

    3.850,00

    196,45

    2.906,55

    747

    28

    KCN Cây Trường

    700

    493

    207

    29

    KCN Liễu Hưng

    600

    410

    190

    30

    KCN Tân Lập I

    200

    200

    31

    KCN VSip lll

    1000

    196,45

    804

    32

    KCN Tam Lập (đã điều chỉnh thêm 250 ha)

    750

    400

    350

    33

    KCN Bình Dưong Rivcrsidc ISC

    600

    600

    C

    KCN mới bổ sung vào quy hoạch Tỉnh: 16KCN

    9914,57

    0

    4248,66

    5.665,91

    1

    KCN Tân Uyên 3

    556

    556

    2

    KCN Bàu Bàng 3

    1146,61

    500

    646,61

    3

    KCN Bàu Bàng 4

    500

    300

    200

    4

    KCN Bắc Tân Uyên 1

    849,85

    460

    389,85

    5

    KCN Bác Tân Uyên 2

    425

    425

    6

    KCN Bác Tân Uyên 3

    287,66

    288

    7

    KCN Dầu Tiếng 1A

    800,77

    400

    400,77

    8

    KCN Dầu Tiếng 4

    732,676

    500

    232,68

    9

    KCN Dầu Tiếng 5

    500

    320

    180

    10

    KCN Phú Giáo 4

    1034

    500

    534

    11

    KCN Bắc Tân Uyên 4

    500

    500

    12

    KCN Bấc Tân Uyên 5

    500

    500

    13

    KCN Bàu Bàng 5

    1.000,00

    1000

    14

    KCN Phú Giáo 1

    558

    558

    15

    KCN Phú Giáo 3

    524

    524

     

    TỔNG (A+B+C)

    25.013,03

    10.283,07

    8317

    6413

    Tổng hợp nguồn cung khu công nghiệp Bình Dương 

    (theo Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Bình Dương)

    Lao động trong các KCN đa số là người nhập cư từ các tỉnh/thành phố khác, tỉ lệ lao động là người Bình Dương trong các KCN chỉ chiếm 9,2%. Tỉnh Bình Dương cũng đã bước đầu thành công trong việc thu hút các ngành công nghiệp kỹ thuật cao (KCN Mapletree), công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp xanh (KCN VSIP), hướng tới phát triển có chọn lọc, bài bản, tạo động lực phát triển kinh tế toàn vùng.

    Nhìn chung, lợi thế lớn nhất của ngành công nghiệp Bình Dương là có nhiều đơn vị lớn tham gia phát triển KCN một cách bài bản, hiện đại. Hiện có 19 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, nổi bật là Becamex IDC – doanh nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và nâng cao năng lực KCN. Cơ sở hạ tầng KCN cũng được đầu tư bài bản, hiện đại và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến. 100% các KCN đang hoạt động hiện nay đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, từ hệ thống đường giao thông nội khu, thoát nước, hệ thống cấp điện, cấp nước, v.v. 

    Tòa nhà văn phòng - thương mại - dịch vụ Becamex. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Tòa nhà văn phòng – thương mại – dịch vụ Becamex. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Tuy nhiên, các KCN hiện tại đang hoạt động trên địa bàn vẫn là các KCN đa ngành, chưa hình thành được các KCN chuyên ngành do chính sách thu hút doanh nghiệp giai đoạn trước chưa chọn lọc bài bản. Bên cạnh đó, các KCN và khu đô thị – dịch vụ vẫn là 02 khu vực riêng biệt, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ trong phát triển công nghiệp. Nguyên nhân là do trước đây thiếu căn cứ pháp lý để triển khai xây dựng loại hình này. Gần đây mô hình KCN – đô thị – dịch vụ mới được quy định cụ thể tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, ngày 28/5/2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

    1. Tiềm năng và thế mạnh sẵn có của tỉnh

    3.1. Vị trí địa lý và giao thông thuận lợi

    Trong nhiều năm qua, Bình Dương đã chủ động đi trước trong phát triển hệ thống giao thông. Phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh cũng được đánh giá là một điểm sáng, là một trong những tỉnh có hệ thống hạ tầng giao thông tốt của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Bình Dương có vị trí quan trọng trong mạng giao thông của vùng Đông Nam Bộ, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Nằm trên 04 hành lang vận tải quốc gia quan trọng, gồm: 

    Bản đồ phân bố các KCN tỉnh Bình Dương
    Bản đồ phân bố các KCN tỉnh Bình Dương

     

    + Hành lang Bắc – Nam (phía Đông): đây là hành lang vận tải quan trọng nhất, kết nối thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại, kinh tế lớn nhất của cả nước. 

    + Hành lang Bắc – Nam (phía Tây): có vai trò huyết mạch của đất nước nối liền hai trung tâm đô thị lớn. 

    + Hành lang cửa ngõ vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: hành lang này đi qua địa bàn 4 tỉnh, thành là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng thời cũng tạo kết nối tới các khu công nghiệp lớn với các cụm cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu

    + Hành lang TP.HCM – QL13 – Hoa Lư (Campuchia): hành lang này đi qua 3 địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư với Campuchia. 

    Ngoài ra còn có tuyến đường bộ xuyên Á AH1 (QL.1, QL.22) và tuyến đường bộ ASEAN AH17 (QL.14B, HCM, QL.13, QL.1, QL.51) đi qua. Bình Dương là điểm tiếp giáp và là cầu nối giữa tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và các tỉnh vùng Tây Nguyên kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh. 

    Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Bình Dương
    Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh Bình Dương

    Hệ thống giao thông đường bộ trục bắc nam: Tạo kết nối các KCN nội tỉnh, kết nối Bình Dương với các tỉnh trong vùng, kết nối về phía cảng biển, sân bay quốc tế. Các tuyến đường tạo lực nội tỉnh, giúp kết nối các nguồn lực nội tỉnh, các khu công nghiệp, tạo lực phát triển đồng đều trên quy mô toàn tỉnh, bổ sung cho hệ thống giao thông trục dọc và trục ngang của tỉnh, tổng hòa lại tạo lên sự đồng bộ cho hạ tầng giao thông đường bộ của Bình Dương.

    3.2. Cơ sở hạ tầng phát triển

    Bình Dương là tỉnh có cơ sở hạ tầng hiện đại với nhiều dịch vụ chất lượng cao, môi trường sống văn minh, năng động, sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài và chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật số 1 của cả nước. 

    Cơ sở hạ tầng của Bình Dương ngày càng được hoàn thiện với chất lượng cao, các KCN được xây dựng theo hướng xanh và thân thiện với môi trường, đan xen với những khu đô thị cho chuyên gia và các khu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Các hệ sinh thái công nghiệp – đô thị này đã tạo ra sự bình đẳng về thụ hưởng hạ tầng xã hội, hệ thống y tế và giáo dục cho mọi tầng lớp trong xã hội.

    Hạ tầng các KCN của Bình Dương được quy hoạch ngày càng hoàn thiện. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
    Hạ tầng các KCN của Bình Dương được quy hoạch ngày càng hoàn thiện. Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

    Hạ tầng các KCN của Bình Dương được quy hoạch ngày càng hoàn thiện

    3.3. Đa dạng ngành nghề và thị trường lao động

    Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bình Dương tương đối ổn định trong giai đoạn 2015-2021 khi không có sự biến động tăng hay giảm nào đáng kể, dao động trong khoảng từ 1,76% tới 1,86%. Tỷ suất chết thô tương tự khi không có sự biến động nào đáng kể, mức dao động nằm trong khoảng từ 0,33% tới 0,38% trong cùng giai đoạn. 

    Bình Dương vẫn luôn là một điểm đến thu hút người lao động nhập cư đến sống và làm việc trong khu vực Đông Nam Bộ, thể hiện qua việc tỷ lệ người nhập cư của Bình Dương đạt mức 36%, cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Bộ là 14,3%, đồng thời trên cả những thành phố lớn trong cùng khu vực như TP.HCM (26%) và Đồng Nai (10%). Tuy nhiên, mức xuất cư của Bình Dương ở mức 8,8%, chạm mức trung bình của cả nước và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Bộ, chỉ xếp sau tỉnh Đồng Nai.

    1. Định hướng phát triển khu công nghiệp sinh thái

    Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế xanh ở các nước trên thế giới tập trung vào 3 trụ cột chính, đó là: Công nghiệp – đô thị xanh, nông nghiệp xanh, dịch vụ xanh. Trong đó xu hướng phát triển công nghiệp xanh: Xu hướng phát triển “công nghiệp xanh” tập trung vào 2 mục tiêu chính là hạn chế phát thải khí CO2, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, khu chế xuất ra ngoài môi trường. Đồng thời, nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới, máy móc kỹ thuật mới thân thiện với môi trường.

    Trong đó Becamex IDC đang đẩy mạnh phát triển KCN thông minh – sinh thái với các mục tiêu:

    – Chuyển đổi dần các KCN hiện hữu: Cải thiện mô hình quản trị, vận hành, ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung cảnh quan, cây xanh, áp dụng tiêu chuẩn ISO, quy chế, KPI vận hành để hướng đến sự bền vững và hiệu quả.

    – Phát triển KCN mới: Quy hoạch từ đầu các giải pháp quản lý thông minh, đáp ứng tiêu chí KCN sinh thái, thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, tạo nền tảng cho KCN khoa học công nghệ trong tương lai.

    – Hợp tác với WB và KPMG: Thực hiện dự án nghiên cứu tiền khả thi về cơ hội phát triển KCN sinh thái đạt tiêu chuẩn quốc tế cho KCN – Đô thị – Dịch vụ Bàu Bàng.

     

        Trên đây là những thông tin tổng quan về “Khám phá tiềm năng phát triển bất động sản khu công nghiệp tại Bình Dương, cơ hội nào cho các nhà đầu tư” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/

     

    thumbnail

    ————————–

    Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết

    Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng : 

    Dịch vụ tư vấn  

    Tài liệu

    Báo cáo nghiên cứu thị trường

    ————————–

    Khóa học Sen Vàng: 

    Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản

    Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản

    Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân 

    —————————

    Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam

    Website: https://senvanggroup.com/

    Website: https://senvangdata.com/

    Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j

    Hotline: 0948 48 48 59

    Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210

    #senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang  #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án

    Thẻ : Nghiên cứu và phát triển bất động sản, Công trình xanh, Khu công nghiệp Bình Dương, dịch vụ tư vấn phát triển dự án, truyền thông bất động sản, r&d bất động sản, sen vàng group, senvangdata, phát triển bền vững, khóa học bất động sản, chiến lược kinh doanh bất động sản,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP