Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, cửa ngõ phía Bắc quốc gia, giáp các vùng kinh tế lớn; đóng vai trò quan trọng trong cấp nước và cắt lũ cho hạ du; giàu tài nguyên, cảnh quan đặc sắc; đa dạng về văn hoá các dân tộc.
Tuy nhiên, vùng Trung du và miền núi phía Bắc hạn chế trong kết nối giao thông nội vùng, liên vùng; tăng trưởng kinh tế không đồng đều; chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tụt hậu so với bình quân chung của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao.
Quy hoạch đã đề ra các nhiệm vụ, định hướng phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm giải quyết các điểm nghẽn gồm: Phân vùng hiệu quả tạo liên kết phát triển chặt chẽ, tối ưu hoá hệ thống hạ tầng; tăng cường liên kết nội vùng và liên vùng; phát triển du lịch gắn với sinh thái, văn hoá, lịch sử và sự liên kết giữa các tiểu vùng; phát triển nông nghiệp hữu cơ xanh, đặc sản và công nghiệp có quy mô, tính chất phù hợp; phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội; kết nối liền mạch hệ sinh thái quản lý tài nguyên môi trường, tạo nền tảng phát triển xanh.
Quy hoạch xây dựng 4 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế chính, 3 vành đai và 1 vùng động lực cùng phát triển kinh tế xã hội và chia sẻ đầu tư. Trong đó mỗi tiểu vùng là 1 vùng kinh tế tương đối hoàn chỉnh với vùng nguyên liệu, kết nối 2 cửa khẩu, kết nối cảng hàng không – hàng hải, chia sẻ cùng 1 hành lang kinh tế và các cơ sở hạ tầng xã hội. Quy hoạch đặt mục tiêu trước năm 2030, ưu tiên xây dựng và nâng cấp cao tốc Bắc Nam, mở thêm lối ra biển. Sau năm 2030, tăng cường kết nối đông tây nhằm liên kết chuỗi giá trị, gia tăng quy mô các trung tâm chế biến, sản xuất nông sản và liên kết hệ sinh thái du lịch.
Năm hành lang kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: Hà Nội – Hoà Bình; Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang; Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng; Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn. Cùng với việc xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông theo hướng Bắc – Nam, thì vai trò của các tuyến đường Đông – Tây có vai trò trọng nhằm gia tăng khả năng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, tiếp cận thị trường và hệ sinh thái du lịch; mở rộng và kết nối vành đai công nghiệp tới hệ thống cảng biển, trung tâm logistics.
Các tuyến giao thông kết nối giữ vai trò quan trọng để phát triển ngành kinh tế lợi thế theo chuỗi giá trị, hệ sinh thái. Trong đó, công nghiệp ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trọng tâm là công nghiệp chế biến.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) là một trong những khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Chính phủ đã và đang triển khai nhiều dự án quan trọng nhằm phát triển khu vực này, bao gồm:
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số, trung tâm sản xuất điện, điện tử, công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại và thông minh, gắn với phát triển các hành lang kinh tế. Thí điểm xây dựng một số khu kinh tế qua biên giới.
Đến năm 2030, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc; tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường bộ nối các địa phương với đường cao tốc, các đường vành đai biên giới, các tuyến đường quốc lộ quan trọng kết nối các địa phương trong vùng, cụ thể:
Giai đoạn 2021 – 2025: Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Hữu Nghị – Chi Lăng, Tuyên Quang – Phú Thọ, Chợ Mới – Bắc Kạn, Tuyên Quang – Hà Giang và tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; tập trung đầu tư nâng cấp một số đoạn ưu tiên trên các đường vành đai 1 (Quốc lộ 4), vành đai 2 (Quốc lộ 279) và vành đai 3 (Quốc lộ 37) và một số tuyến như Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 6, Quốc lộ 12, Quốc lộ 15, Quốc lộ 31, Quốc lộ 32C…
Về hàng không, đầu tư cảng hàng không Sa Pa theo hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư nâng cấp cảng hàng không Điện Biên. Về đường sắt, cải tạo, nâng cấp các ga hàng hóa để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; đầu tư kết nối tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Về đường thủy, đầu tư nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên sông Hồng để kết nối thuận lợi về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; thu hút đầu tư ngoài ngân sách vào các cảng cạn tại Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng; nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thuỷ điện trong vùng.
Giai đoạn 2026 – 2030: Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Đồng Đăng – Trà Lĩnh; Hoà Bình – Mộc Châu – Sơn La, Đoan Hùng – Chợ Bến vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai; mở rộng theo quy hoạch một số tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư (Yên Bái – Lào Cai, Hòa Lạc – Hòa Bình…).
Về hàng không, nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc các hình thức đầu tư khác đối với các cảng hàng không trong vùng như: Nà Sản, Lai Châu với phương châm đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về đường sắt, đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng. Về đường thủy nội địa, đầu tư nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai; tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thuỷ điện trong vùng.
Dự án này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100km/h và đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai có 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ thiết kế 80 km/h.
Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/km đường cao tốc.
Theo quy hoạch, điểm cuối tuyến tại km28+400 nhưng do cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng chưa đầu tư, để kết nối với hệ thống giao thông khu vực nên chủ đầu tư dự án xây dựng thêm 400m nối với tuyến đường Bắc Kạn – hồ Ba Bể. Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đầu tư quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 22m, mặt đường rộng 20,5m, tốc độ thiết kế 80 km/h, một số đoạn có điều kiện địa hình thuận lợi có tốc độ 100 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 5.750 tỷ đồng, bằng 69% tổng sản phẩm GRDP của Bắc Kạn năm 2022. Trong đó chi phí xây dựng hơn 4.140 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 490 tỷ đồng, còn lại chi phí tư vấn, dự phòng.
Ngày 10/10/2023, cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang là 1 trong 8 dự án được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định bổ sung vào danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang (giai đoạn 1) là dự án nhóm A, có tổng chiều dài 104,5 km, trong đó, đoạn tuyến qua tỉnh Tuyên Quang (do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang làm Chủ đầu tư) dài 77 km, với tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng; đoạn tuyến qua địa phận tỉnh Hà Giang (do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Giang làm Chủ đầu tư) dài 27,48 km, tổng vốn đầu tư 3.197,956 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành dự kiến cuối năm 2025.
Khu công nghiệp:
Ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, có một số dự án bất động sản quan trọng đang được quy hoạch và triển khai, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và đô thị hóa của khu vực này. Dưới đây là một số dự án đáng chú ý:
Những dự án này không chỉ tạo ra cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, mà còn đóng góp vào quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế bền vững của vùng Trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Các dự án quan trọng đang quy hoạch ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp có những định hướng mới cho chiến lược đầu tư tại Vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/.
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP