Có thể nói, năm 2023 là một năm thê thảm cho kinh tế nói chung và thị trường Bất động sản nói riêng. Các Chủ đầu tư bất động sản kẹt vốn, thiếu vốn, thiếu nguồn hàng, sản phẩm vướng pháp lý nằm chờ, nhà đầu tư chưa thấy niềm tin trên thị trường, vĩ mô yếu, dòng tiền vẫn nằm ngoài thị trường khiến cho khó càng chồng khó, thị trường bất động sản yếu hơn bao giờ hết. Một loạt các chủ đầu tư bất động sản phá sản, doanh nghiệp bất động sản thành lập mới thấp hơn mong đợi, đi ngược lại toàn bộ các ngành.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào một chu kỳ mới. Chủ đầu tư Bất động sản sẽ có một khoảng thời gian là năm 2024 để khởi đầu một giai đoạn mới, một chu kỳ mà họ có thể chủ động định hình và phát triển, tận dụng những cơ hội và thách thức mà thị trường mang lại trong bối cảnh các điều chỉnh và chính sách mới được triển khai.
Xem thêm: Thị trường bất động sản 2023, dự báo xu hướng 2024-2030
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối 2023, tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,89 triệu tỷ đồng, tăng 0,23% so với cuối năm 2023 và chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản đạt khoảng 1,11 triệu tỷ đồng, tăng 1,52% và chiếm 38,37% dư nợ tín dụng bất động sản. Bất động sản cũng là một trong hai lĩnh vực ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng dương trong 2 tháng đầu năm 2024 dù mức tăng còn khá khiêm tốn.
Nền kinh tế năm 2024 được dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn năm 2023. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của năm 2023 là 5,05%, dự báo kinh tế năm 2024 sẽ đạt 6 – 6,5%. Cùng với đó, mặt bằng lãi suất khả năng cao sẽ tiếp tục giảm. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với tiến trình hồi phục của thị trường bất động sản thời gian tới.
Quỹ đất chính là cơ sở để các dự án bất động sản hình thành, được quy hoạch và phát triển. Hiện tại, một trong những điểm nghẽn mà doanh nghiệp đang đối diện chính là quy định dự án phải có đất ở, đây là điều kiện khó có thể thực hiện và làm hạn chế sự hình thành các dự án quy mô lớn.
Theo đó, Quốc hội đã cho phép Chính phủ xây dựng Đề án trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác sẽ cho phép nhà đầu tư “được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở và đất khác hoặc đất khác không phải là đất ở”, hoặc sẽ tháo gỡ được vướng mắc đối với các trường hợp nhà đầu tư “đang có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” để sớm triển khai thực hiện dự án.
Hành lang pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thị trường bất động sản 2024 đều ghi nhận các tiến triển đáng chú ý. Các luật như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)… đều đã được thông qua.
Theo đó, Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 đã bỏ “khung giá đất” và quy định “bảng giá đất” tại Điều 159. Quy định này được đánh giá sẽ đẩy nhanh quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khi giá trị bồi thường được tính toán dựa trên cơ chế thị trường; các giao dịch chuyển nhượng đất được tính thuế dựa trên “bảng giá đất” mới sẽ mang lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách. Bên cạnh đó, một số bộ Luật khác cũng được sửa đổi như Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi (thông qua ngày 28/11/2023), Luật Nhà ở sửa đổi (thông qua ngày 27/11/2023), Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (thông qua ngày 18/01/2024) đã bước đầu tác động tích cực tới tâm lý của các chủ thể, tạo sức bật cho thị trường bất động sản sớm phục hồi.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, phân khúc bất động sản công nghiệp tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong năm 2023. Tính đến nay, đã có 7 khu công nghiệp mới đi vào hoạt động và 13 khu đang trong quá trình xây dựng, nâng tổng số khu công nghiệp trên toàn quốc lên 412, với tổng diện tích đạt 217,5 nghìn ha.
Trong đó, 293 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 92,2 nghìn héc ta, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 63 nghìn héc ta. 119 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 37,5 nghìn héc ta, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 24,7 nghìn héc ta.
Theo Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên cả nước vượt 80% trong năm 2023, đặc biệt các tỉnh trọng điểm ở phía Bắc và phía Nam có tỷ lệ lấp đầy lần lượt là 83% và 91%.
Về giá thuê, CBRE Việt Nam dự báo trong giai đoạn 2024-2025, giá thuê đất công nghiệp có thể tăng từ 6-10% mỗi năm ở cả phía Bắc và phía Nam. Giá thuê kho xưởng đã xây sẵn dự kiến tăng nhẹ từ 2-4% mỗi năm trong 2 năm tới.
Theo báo cáo về thị trường bất động sản công nghiệp của CBRE Việt Nam quý 1/2024, ở phía Bắc, giá thuê đất công nghiệp tại các thị trường cấp 1 như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương tăng 7,8% so với cùng kỳ, đạt trung bình 133 USD/m2 (khoảng 3,3 triệu đồng/m2) cho kỳ hạn còn lại.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thống kê, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới tăng mạnh cả về vốn đầu tư, số dự án đầu tư mới, tập trung nhiều vào 10 địa phương có tổng số dự án đầu tư mới, chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước. Vì vậy, phân khúc BĐS Công nghiệp được dự báo sẽ phát triển mạnh trong năm 2024 tại 10 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai.
Các ngành được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm phải kể đến: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành đứng thứ 2 là ngành kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ của năm 2022.
Các đối tác (quốc gia) dẫn đầu về đầu tư FDI góp phần thúc đẩy bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh trong năm 2024 như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hàn Quốc… Dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục gia tăng mạnh mẽ với sự mở rộng sản xuất của loạt tập đoàn đa quốc gia. Ngày càng nhiều yêu cầu và nhu cầu khảo sát địa điểm từ các nhà sản xuất, thương mại điện tử, logistics 3PL đa quốc gia, tạo ra sức cầu mạnh mẽ cho thị trường bất động sản công nghiệp.
Theo đó, bất động sản công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa. Nó cung cấp không gian và cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp công nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Cho thấy phân khúc bất động sản công nghiệp đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Với mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang tích cực triển khai các hoạt động theo đuổi kinh tế xanh, trong đó lĩnh vực KCN cũng là một yếu tố quan trọng.
Chuyển đổi công nghiệp xanh là một trong những trọng tâm chuyển đổi xanh của nhà nước, cho thấy cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Theo quy hoạch, Việt Nam sẽ có khoảng 563 khu công nghiệp tại 61 tỉnh thành. Đến nay, 397 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó mới chỉ có khoảng 7 khu công nghiệp sinh thái.
Khảo sát 200 doanh nghiệp FDI của KPMG cho thấy, bên cạnh các ưu tiên như vị trí, nguồn nhân lực, các hạ tầng logistics khác, xu hướng khu công nghiệp xanh cũng là yếu tố được các doanh nghiệp FDI ưu tiên khi lựa chọn địa điểm đầu tư. Theo đó, hiện có 4 mô hình khu công nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, được nhiều quan tâm nhất là khu công nghiệp sinh thái – xu hướng của thế giới; khu công nghiệp đô thị dịch vụ – công nhân có chỗ ở và yên tâm làm việc; khu công nghiệp thông minh – quản lý, kết nối hệ thống điện, xử lý nước thải bằng hệ thống thông minh; khu công nghiệp tích hợp logistics, nhà kho, bến cảng.
Với xu hướng đầu tư hứa hẹn, sự phục hồi ổn định và bền vững, bất động sản công nghiệp không chỉ là động lực thúc đẩy thị trường mà còn là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội và nền kinh tế.
Việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ mới, quy trình hiệu quả và quản lý chuyên nghiệp. Bất động sản công nghiệp không chỉ phản ánh xu hướng thị trường và nhu cầu khách hàng mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Với những tiềm năng và lợi ích mà bất động sản công nghiệp mang lại, đây chắc chắn là lĩnh vực đáng để nhà đầu tư và doanh nghiệp quan tâm và đầu tư trong thời gian tới.
Trên đây là những thông tin tổng quan về “ Bất động sản công nghiệp: Kỳ vọng vực dậy thị trường bất động sản 2024” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp cho các doanh nghiệp bắt kịp được những xu hướng trong thời đại mới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, báo cáo phát triển bền vững anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com/
|
————————–
Dịch vụ tư vấn Báo cáo phát triển bền vững: Xem chi tiết
Xem thêm các dịch vụ / tài liệu khác của Sen Vàng :
————————–
Khóa học Sen Vàng:
Xây dựng tiêu chí lựa chọn Bất động sản
Khóa học R&D – Nghiên cứu và phát triển bất động sản
Hoạch định chiến lược đầu tư bất động sản cá nhân
—————————
Bất động sản Sen Vàng – Đơn vị tư vấn phát triển dự án bất động sản uy tín, chuyên nghiệp Việt Nam
Website: https://senvanggroup.com/
Website: https://senvangdata.com/
Youtube: https://tinyurl.com/vt82l8j
Hotline: 0948 48 48 59
Group cộng đồng Kênh đầu tư Sen Vàng : https://zalo.me/g/olgual210
#senvanggroup #senvangrealestate #kenhdautusenvang #dịch_vụ_tư_vấn_phát_triển_dự_án #thị_trường_bất_động_sản_2023 #phat_triển_dự_án #tư_ vấn_chiến _ lược_kinh_doanh #xây_dựng_kế_hoạch_phát_triển #chiến_lược_tiếp_thị_dự_án
Copyright © 2022 Bản quyền thuộc về SEN VÀNG GROUP