Cần làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế?

  • 7 Tháng mười một, 2022
  • Tại thời điểm tất cả những yếu tố suy thoái về mặt kinh tế, tất cả những yếu tố về khả năng thị trường bất động sản đi vào suy thoái và sẽ đóng băng vào năm 2023, là điều mà tất cả nhà đầu tư có thể thấy được. Vậy các nhà đầu tư cần làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế để hạn chế rủi ro, đặc biệt khi mà các nhà đầu tư đã có một vài  sản phẩm đầu tư về bất động sản?

    Có rất nhiều nhà đầu tư có quan điểm là cần phải tiết kiệm tiền, phải quy hoạch lại tất cả các sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên, trong toàn bộ thời điểm khủng hoảng thì điều đầu tiên mà các nhà đầu tư cần phải làm đó là tính kỷ luật trong quản trị tài chính; thứ hai là khả năng dự báo, chuẩn bị cho những kịch bản xấu có thể xảy ra; đây chính là hai điều tiên quyết vô cùng quan trọng.

    Trong bất kỳ giai đoạn khủng hoảng kinh tế nói chung và khủng hoảng trong bất động sản nói riêng thì nhà đầu tư cần giữ cho mình một tâm thế không hỗn loạn. Để làm được điều này, thì đòi hỏi các nhà đầu tư phải logic trong việc lập kế hoạch và các hạng mục tài chính của cá nhân mình. Và trong bài viết này, Sen Vàng Group đề xuất ba quy trình cho nhà đầu tư Cần làm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

    1. Công tác chuẩn bị

    Trong quá trình chuẩn bị, nhà đầu tư cần làm những gì?

    Một là, xây dựng những kịch bản các nhân, kịch bản kinh doanh và kịch bản đầu tư

    Đối với kịch bản cá nhân, đây là những kế hoạch về đời sống cá nhân cần đưa ra như có nên đi du lịch hay không? Có nên làm nhà hay không? Bởi các điều này vô cùng quan trọng và liên quan trực tiếp đến túi tiền của các nhà đầu tư. Ngoài ra, cần phải có những khoản dự phòng trong trường hợp đặc biệt ốm đau bệnh tật,… đều là những khoản dự phòng của việc chi tiêu cần thiết cá nhân.

    Đối với kịch bản kinh doanh, trường hợp nhà đầu tư không kinh doanh và có một công việc nhất định, thì cần kiểm tra lại nguồn tiền tích lũy có đảm bảo hay không? Có khả năng bị suy giảm hay không? Hay có bị cắt lương hay không? Có bị nghỉ việc hay không? Đó là những điều cần phải xem để nhà đầu tư biết được là trong vòng một năm tới những cái vấn đề có thể xảy ra là như thế nào? Nhà đầu tư sẽ phải chi tiêu bao nhiêu cho gia đình hoặc cho các hoạt động cá nhân? Trường hợp nhà đầu tư có kinh doanh thì phải nghiên cứu chi tiêu cho bao nhiêu tiền cho việc kinh doanh nếu như trong trường hợp nó có khả thi hoặc nó không khả thi?

    Đối với kịch bản đầu tư, nhà đầu tư cần lập kế hoạch về các hạng mục quy hoạch, các hạng mục đầu tư là gì? Cần đầu tư vào những điểm gì? Nhà đầu tư cần quy hoạch lại các dòng vốn, ví dụ nếu như chỉ đầu tư vào chứng khoán thì liệu có an toàn hay không? có cần đầu tư thêm vào các nguồn như vàng, bất động sản, đầu tư thêm vào hàng hóa, đầu tư thêm vào chứng chỉ quỹ, đầu tư thêm vào trái phiếu hay không? để tất cả các dòng đầu tư an toàn hơn, tỷ lệ rủi ro ít hơn. Và có thể nói, trong thời điểm suy thoái những sản phẩm giá trị, những dòng đầu tư phòng thủ là những dòng đầu tư vô cùng an toàn đối với nhà đầu tư. 

    Hai là, phương án quản trị tài chính. Khi nhà đầu tư có các kịch bản trên, yêu cầu nhà đầu tư cần phải quản trị tài chính như thế nào? Hai điều trước nhất đó là cần tiết kiệm cái gì và cần tối ưu cái gì? Tất cả các dòng tiền mà các nhà đầu tư sử dụng tại thời điểm khủng hoảng chính là các dòng tiền có khả năng tiết kiệm được để các nhà đầu tư nhân đôi, nhân ba tài sản của giai đoạn sau. Nếu như các nhà đầu tư mua các sản phẩm không phù hợp, không cần thiết có nghĩa là bản thân đang tiêu gấp ba tài sản có của mình trong thời gian tới. Vì vậy, việc tiết kiệm và tối ưu là vô cùng cần thiết.Cần làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế?

    (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

    Ba là, phương án quản trị đầu tư. Việc đầu tư có rủi ro là điều không thể tránh khỏi, bởi rất khó để chắc chắn khi đầu tư sẽ lãi bao nhiêu phần trăm và lỗ bao nhiêu phần trăm. Thay vào đó, nhà đầu tư có thể dự báo khả năng sẽ lãi bao nhiêu phần trăm và lỗ bao nhiêu phần trăm vì đầu tư ở trong đó đã có rủi ro. 

    Chính vì vậy, nhà đầu tư cần phải có những thời điểm cắt lỗ. Thời điểm cắt lỗ là bao nhiêu? Đây là một yếu tố quan trọng trong thời điểm khủng hoảng. Nhận thấy được khả năng nếu như hiệu ứng “Domino” xảy ra thì nguyên nhân chủ yếu sẽ đến từ những người dùng đòn bẩy tài chính, dìm thị trường xuống. Còn lại những nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy tài chính cũng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này, và nếu như không thể trụ vững thì rất có thể họ sẽ phải “ té” ra khỏi thị trường bất động sản. Như vậy, khẳng định thời điểm cắt lỗ vô cùng cần thiết, nếu như nhà đầu tư càng tiếp tục thì lỗ sẽ càng lớn. Ví dụ như khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó và đến thời điểm không có khả năng để phục hồi được, cụ thể nhà đầu tư nếu đầu tư cổ phiếu mà lỗ đến 50% thì đồng nghĩa với việc phải lãi lên 100% thì giá cổ phiếu mới trở về mức giá ban đầu đã mua. chưa tính đến việc nhà đầu tư muốn lãi thì phải lên đến 150% hoặc 200%. Vậy thì biết đến bao giờ mới có thể phục hồi được? 

    Thay vào đó, vào thời gian này, nếu như nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ, rồi dùng dòng tiền đấy đầu tư vào các cơ hội có khả năng tăng giá nhiều hơn thì sẽ là một phương án rất khả quan. Giống như trong chứng khoán có “trung bình giá”, tức là chấp nhận cắt lỗ để bắt đầu lại vào, song lại sử dụng tiếp tục vào, tiếp tục để cho một cái mới, chấp nhận là “ván bài” này thua để chơi “ván bài” mới. Thì đó là điều mà nhà đầu tư cần phải lưu ý. Nếu không có điểm cắt lỗ và không có điểm lãi thì nhà đầu tư sẽ không biết lúc nào mình có thể ra khỏi thị trường được. Việc đầu tư như vậy bản chất là dạng đầu tư theo cảm tính. Điểm cắt lỗ các nhà đầu tư cần làm như vậy, tuy nhiên nếu như trường hợp không cắt lỗ được, cũng muốn bán rất rẻ nhưng chẳng có ai mua bởi vì thị trường không có. Chính vì vậy, các nhà đầu tư sẽ phải tính đến phương án huy động nguồn vốn.

    Có thể nói, trong thời điểm này, việc lưu trữ dòng tiền mặt hay vàng là điều vô cùng quan trọng, khi các nhà đầu tư có được những dòng vốn linh hoạt, không phải là dòng vốn vay ngân hàng hoặc có thể vay với mức hợp lý như vay từ người thân, bạn bè thì đây là một điều tốt. Bất kỳ nhà đầu tư nào chỉ cần vay vốn bằng lãi suất của ngân hàng là đã rất có lợi, tất nhiên phải dựa vào sự tin tưởng của đôi bên. Kể đến xung quanh bản thân các nhà đầu tư cũng sẽ có rất nhiều những nguồn tài chính có thể huy động được như họ hàng bạn bè, người thân hoặc là có thể  đàm phán với đối tác để trả lâu hơn, thì đây sẽ là những dòng vốn linh hoạt mà gọi là vay bằng tín chấp. Cần làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế?

    (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

    Lưu ý là nếu như không được thì cầm cố trong bao lâu thì đây cũng cần phải quan tâm bởi vì liên quan đến uy tín của nhà đầu tư bởi không thể sử dụng vốn người khác một cách vô tư được. Tuy nhiên, là trong kịch bản nhà đầu tư nên có những trường hợp xấu để có một sự chuẩn bị cụ thể và phải trình bày rõ ràng quan điểm và các phương án, thậm chí là biện pháp dự phòng trong trường hợp có tình huống xấu nhất xảy đến để có được một sự đảm bảo nhất định.

    Huy động vốn linh hoạt rất là quan trọng, thời điểm này, nhà đầu tư có kiến  thức thì có thể kiếm được rất nhiều tiền. 10 năm mới có một lần khủng hoảng, mỗi một chu kỳ khi bắt đầu vào một cái chu kỳ mới mà nhà đầu tư có thể có được những dòng nguồn vốn tiền mặt thì lúc đấy sẽ có khả năng để bật lên một cách nhanh chóng, là một cơ hội rất là tốt. 

    Trái lại, nếu các nhà đầu tư không thể huy động vốn linh hoạt thì bắt buộc phải sử dụng vốn khó khăn. Nhà đầu tư cũng lại phải chuẩn bị nguồn vốn khó khăn, có nghĩa là ngân hàng cho vay nhưng sẽ rất là khó khăn đối với nhà đầu tư nếu như vay bất động sản thì càng khó khăn hơn nữa hay cho vay sản xuất kinh doanh thì thế nào? Nhà đầu tư phải cân đối từng chút một, thậm chí là với rất nhiều nguồn vốn vay từ nông nghiệp, vay từ sửa nhà,… yêu cầu phải tìm mọi cách tránh việc giao toàn bộ nguồn vốn cho một ngân hàng.

    Ngoài ra, có rất nhiều phương án hỗ trợ từ nhà nước nhưng phần lớn nhà đầu tư tại Việt Nam chưa biết cách tận dụng gây lãng phí. Vì vậy, các nhà đầu tư cần tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra phương án vay vốn phù hợp nhất như vay vốn ở ngân hàng,… Trong thời điểm này, nếu phải bắt buộc vay vốn ngân hàng để đảm bảo lưu thông dòng vốn của mình mà nhà đầu tư không muốn bán sản phẩm quá rẻ, hay trường hợp công ty đang đi xuống, nếu nhà đầu tư quyết tâm, thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính để chờ cho kỳ vọng tiếp theo là bắt buộc. Vì vậy mà nhà đầu tư phải tối ưu toàn bộ các cái động vốn vay khó khăn đó. Ngoài ra, khi dùng các dòng vốn vay khó khăn thì nhà đầu tư nên hạn chế dựa vào một đơn vị ngân hàng mà cần vay bằng những hình thức khác nhau xem có hiệu quả không. Nếu nhà đầu tư có doanh nghiệp thì cần cân nhắc xem liệu có thể vay bằng sản xuất kinh doanh không, hoặc có thể vay theo như vay nông nghiệp, vay phụ nữ, bởi những khoản vay này rất rẻ. Do trong thời điểm khó khăn, thì nguồn tiền rất đáng quý mà nhiều trường hợp có nguồn tiền trong tay vẫn phải đi vay để trang trải cuộc sống hàng ngày. Điều đấy là điều vô cùng khó khăn ở những giai đoạn trước. Vì vậy mà huy động nguồn vốn lúc khó khăn là vô cùng quan trọng. 

    Cần làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế?

    (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

    Không chỉ vậy, nhà đầu tư cần phải xây dựng ra kịch bản dự phòng cho bức tranh xấu nhất, như giả sử bây giờ không thể cơi nới được các nguồn vốn, nhà đầu tư bắt buộc phải giải chấp, bắt buộc phải bán sản phẩm của mình vậy thì sẽ như thế nào? Bởi vì nếu như nhà đầu tư lúc đó để “xuôi” theo dòng thị trường mà không cố gắng thì dù một đồng lúc đấy cũng giá trị. Mà nhà đầu tư phải chiến đấu đến cùng và phải xem là kịch bản xấu nhất sẽ xảy ra như thế nào?  

    Ngoài ra, nhà đầu tư nên có một cái kịch bản dự phòng và cứ sáu tháng một lần nhà đầu tư nên review lại, thậm chí là đối với nhiều người đang trong tình trạng là dòng vốn thanh khoản bị đứt, thì cứ ba tháng một lần lại cần phải tìm mới. Đặc biệt, nhà đầu tư sẽ phải có rất nhiều cách để triển khai, bên cạnh có rất nhiều các mối quan hệ và có thể bù đắp sau. Đây là xử lý trong khủng hoảng, với nhà đầu tư nào đang chuẩn bị đối mặt với khủng hoảng phải cực kỳ bình tĩnh, không được suy nghĩ tiêu cực, bi quan. Và để hệ thống hóa được, và xây dựng phương án dự phòng được thì nhà đầu tư phải nghiêm túc trong việc ghi lại các kịch bản này.

    2. Công tác ứng phó

    Trong giai đoạn ứng phó thì tâm thế vô cùng quan trọng, bao gồm những điều sau mà nhà đầu tư cần lưu ý: 

    Một là, cần phải quan sát mức độ linh hoạt trong việc xử lý.  Ví dụ như xử lý dòng vốn, xử lý về những khoản của mình để điểm cắt lỗ như thế nào? Bởi lúc nhà đầu tư muốn bán nhưng lại rất khó khăn, đôi khi không phải do thị trường biến động mà nguyên  nhân là do nhà đầu tư quá thụ động trong việc đó. Đôi khi chỉ một yếu tố nhỏ, mà nhà đầu tư không suy nghĩ, không quyết đoán, không linh hoạt thì vô hình chung nhà đầu tư đã bị lỡ mất cơ hội.

    Hai là, tính kỷ luật cũng rất cần thiết. Đã lập ra kịch bản thì phải làm đúng theo kịch bản, không được tự ý lãng phí chi tiêu, không được thiếu suy nghĩ đối với các hành động sẽ làm.

    Ba là, kiên trì, không được nản. Nhà đầu tư phải kiên trì liên tục, kiên trì quan sát, kiên trì trau dồi kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh. Lý do là đầu tư phải có nguồn tiền mới có thể kinh doanh được, còn nếu nhà đầu tư xác định việc đầu tư là nghề chính của mình, thì phải theo dõi thị trường, tập trung 100% vào lĩnh vực bất động sản. Còn nếu có một lĩnh vực kinh doanh mà lĩnh vực kinh doanh đấy phải là tích lũy, sau khi có tiền tích lũy thì mới đẩy vào tài sản bất động sản để vào tài khoản chứng khoán, để vào tài khoản trái phiếu, để vào các tài sản hàng hóa vàng. 

    Bốn là, trau dồi kiến thức chuyên môn. Đây sẽ là cứu cánh cho các nhà đầu tư, cho dù khi thị trường đi xuống thì bản thân nhà đầu tư vẫn là chuyên gia trong lĩnh vực đó. Nhà đầu tư sẽ có những khoản phòng thủ  mà đầu tư phòng thủ này chính là kiến thức của bản thân mình. Nếu như không có kiến thức đầu tư thì nhà đầu tư chưa chắc đã có thể tham gia vào thị trường như là một người “chiến binh” thực sự. Vì vậy cần phải trau dồi kiến thức về đầu tư như hiểu về tháp tài sản trong bất động sản, hiểu về kinh tế vĩ mô hiểu về chu kỳ.

    (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

    Năm là, kiến thức mới. Thời kỳ khủng hoảng cũng là một cơ hội để các nhà đầu tư nạp thêm kiến thức mới. Rõ ràng, trong thời kỳ suy thoái thì không thể nào xác định được kinh doanh được như ngày xưa hay không. Giả sử khi đầu tư bất động sản, đầu tư vàng chúng ta cũng không thể được như ngày xưa bởi vì tâm lý đầu tư không còn và chỉ số lạc quan ở trong giới đầu tư không có, mọi người đều đang chờ đợi. Vậy tận dụng thời gian rảnh, nhà đầu tư có thể trau dồi kiến thức, thêm kiến thức mới, đây là điều vô cùng quan trọng.

    Sáu là, tái thiết lập các mối quan hệ. Trong lúc bình thường, nhà đầu tư không có thời gian để tái thiết lập các mối quan hệ, thì đây là thời điểm các nhà đầu tư “đi học”. Khi “đi học” các nhà đầu tư có network, có đồng nghiệp, có thêm rất nhiều đối tác, đó là thời gian tái thiết lập các mối quan hệ của mình. Có thể nói các mối quan hệ chính là bản chất của việc kinh doanh, thuyết phục người đối tác là bản thân là người có khả năng. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ phải tái cấu trúc lại toàn bộ kể cả những mối quan hệ đời thường, tổ chức lại các network của mình.

    Bảy là, thái độ bình tĩnh và lạc quan. Một trong những cách nhà đầu tư có thể làm được, đó là hãy quay trở về với những người bạn của mình, hãy quay trở về với những mối quan tâm của mình, với gia đình của mình, đó sẽ là những điểm tựa vững chắc cho nhà đầu tư để có thể vượt qua được giai đoạn khủng hoảng. Nếu như nó là một “liều thuốc doping”  dành cho các nhà đầu tư, thì nên tận dụng nó trong thời điểm này để có thể đến thời điểm tiến lên thì nhà đầu tư sẽ không có nhiều thời gian. Như vậy, các nhà đầu tư nên thực sự bản lĩnh trong thời điểm cơn bão khó khăn

    3. Tiến lên

    Trong giai đoạn quan sát và ứng phó, các nhà đầu tư có thời gian chuẩn bị để tham gia thị trường, và biết khi nào nên tham gia thị trường, biết được quy trình sử dụng đòn bẩy tài chính thời điểm đó sẽ như thế nào? Tất cả trong giai đoạn nhà đầu tư ứng phó là giai đoạn tích lũy được kiến thức, tích lũy thông số để có thể chuẩn bị vào thị trường đúng thời điểm. Như đã biết, đầu tư phải chọn thời điểm vào mới là thời điểm quan trọng, nếu như nhà đầu tư đang vào thời điểm đáy thì thường rất ít, chỉ có những người chuyên mới biết được. Nhưng khi xuất hiện dấu hiệu như đáy bắt đầu lên, thì nhà đầu tư có thể “ăn lãi” nhẹ hơn ở quảng độ tầm ⅓ của quá trình đi lên dốc, lên đỉnh.  Nhà đầu tư ở quảng ⅓ quan sát để nên vào thị trường thời điểm nào? Nhà đầu tư cần phải biết để biết được điều đó.  Bên cạnh, nhà đầu tư cần quan sát theo dõi cái dòng bất động sản, theo dõi cái khu vực đó, theo dõi các nhịp độ, theo dõi giá trị thật của sản phẩm đó. Tất cả những điều này là kịch bản cho nhà đầu tư, có thể trong giai đoạn khủng hoảng sẽ cần làm những gì? Nhà đầu tư nên có kịch bản trong trường hợp xấu nhất là khi trong thời kỳ khủng hoảng thì sẽ làm gì? 

    (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

    Trên đây, là những bình luận về tiêu điểm “Cần làm gì trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế?” do Sen Vàng Group cung cấp, mong rằng những thông tin trên giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn sơ bộ về những việc cần làm để vượt qua giai đoạn này. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin các bài phân tích của các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.

    Nguồn: Sen Vàng Group – Tổng hợp: Dương Anh

    Thông tin liên hệ: 

    Website: https://senvangdata.com/

    Hotline: 0948.48.48.59

     

              Để không bỏ lỡ những thông tin chi tiết về Kinh tế - Xã hội, Quy hoạch và Thị trường Bất động sản tỉnh Vĩnh Phúc, quý vị vui lòng tham khảo Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Đăng ký/ Đăng nhập vào Website Sen Vàng Data để truy cập được hơn 10,000 dữ liệu Bất động sản.

    Thẻ : khủng hoảng kinh tế, tác động khủng hoảng kinh tế, thời điểm cắt lỗ, khủng hoảng, xây dựng kịch bản, quản lý tài chính, ứng phó khủng hoảng, phương án đầu tư,

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VỚI SEN VÀNG GROUP

      Nội dung Qúy công ty cần tư vấn :

      "Cảm ơn Qúy công ty, sau khi điền thông tin, Sen Vàng sẽ liên hệ với Qúy công ty để xác nhận trong thời gian 48h!
      Chúc Qúy công ty ngày càng phát triển và thịnh vượng!

      Qúy công ty có thể liên hệ trực tiếp số Hotline Sen Vàng Group 0948484859 nếu cần gấp!

      Trân trọng! "

      TOP
      error: Content is protected !!